CHỨC NĂNG CỦA LỄ HỘ

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 48 - 49)

- Chức năng phản ánh và bảo lưu truyền thống: Lễ hội truyền thống cùng

với các di tích lịch sử văn hóa là một thành tố quan trọng của bản sắc văn hóa Việt Nam, không chỉ là tấm gương phản ánh nếp sống, nếp nghĩ, niềm tin, tín ngưỡng.. của các dân tộc, của từng vùng, từng địa phương, mà cịn là mơi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hố dân tộc ấy, tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy việc giữ gìn những nét riêng, phong tục tập quán tốt đẹp thông qua lễ hội là điểm tựa cho mỗi cá nhân và cộng đồng chống lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai, là lá chắn chống lại sự đồng hóa từ bên ngồi, tạo nền móng vững chắc cho văn hóa bản địa. Khi một yếu tố văn hóa khác gia nhập vào nghĩa là nó đã được sống thật chất trong tâm hồn của cộng đồng dân tộc, được cộng đồng chấp nhận.

- Chức năng tuyên truyền và giáo dục: Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và

hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống quý báu của dân tộc, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tơn kính tổ tiên, tưởng nhớ cơng lao của các vị anh hùng có cơng xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước, những bậc tiền nhân đã truyền nghề mang lại đời sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân, đồng thời bảo tồn, kế thừa, phát huy và tôn vinh các giá trị truyền thống văn hóa tinh thần đặc sắc của dân tộc. Các giá trị đó lưu truyền một cách trực tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, giúp cho các thế hệ hôm nay và mai sau tự hào về quê hương, đất nước trở thành mạch ngầm nối kết quá khứ, hiện tại và tương lai.

- Chức năng đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu về tâm linh: lễ hội là dịp con người được giải tỏa, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn. Con người cảm thấy và tin rằng khi đi dự hội, họ nhận được những điều may mắn và tốt lành từ đấng siêu nhiên mà họ đang tơn thờ, chính điều đó trở thành niềm tin, động lực cho họ trong cuộc sống.

49

- Chức năng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và giải trí: lễ hội là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi và giải trí, là nơi trai-gái, cộng đồng người gặp gỡ, giao tiếp, giải tỏa tâm lý sau những ngày lao động mệt nhọc, thu nạp năng lượng cho mùa mới, cuộc sống mới. là dịp để con người giao lưu, cộng cảm và trao truyền những đạo lý tình cảm, thuần phong mỹ tục và khát vọng cao đẹp; là cái cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, củng cố tình thần gắn kết cộng đồng, tình u q hương đất nước và lịng tự hào về gốc gác của mình.

Lễ hội phản ánh quá trình lao động và chiến đấu đầy khí phách của nhân dân ta cùng những biến cố xã hội quan trọng. Lễ hội diễn ra thường gắn liền với những phong tục tập quán, nghệ thuật truyền thống, mơi trường văn hóa và đặc thù của địa phương đó, đáp ứng nhu cầu của con người về giao lưu xã hội, sáng tạo thẩm mỹ và đổi mới cuộc sống.

Dù là lễ hội nghề nghiệp, tôn giáo, lễ hội suy tôn các thần linh và các anh hùng dân tộc, hay thuần túy là nghi thức của vịng đời người thì lễ hội bao giờ cũng là của cộng đồng người –là dịp để làng xã biểu dương lực lượng và sức mạnh của cộng đồng, tạo nên tính cộng đồng và cố kết cộng đồng – đây cũng là nét đặc trưng và giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội. Khám phá, trải nghiệm lễ hội ngoài tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, thư giãn, cịn là dịp để mỗi người tích lũy thêm những kiến thức hữu ích, cũng như sự hiểu biết những nét độc đáo riêng biệt của từng vùng, miền và mỗi lễ hội của địa phương đó.

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)