Lễ hội Nghinh Ông (Cần Giờ):

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 62 - 65)

II. LỄ HỘI TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN 1 Lễ hội thờ các vị thần tự nhiên:

1.2. Lễ hội Nghinh Ông (Cần Giờ):

Lễ hội cúng Cá Ơng (tức cá Voi) là tín ngưỡng dân gian có truyền thống lâu đời của ngư dân miền duyên hải, và của những người đi biển bằng ghe bầu. Lễ hội nầy được tôn danh là Lễ hội Nghinh Ông (hay lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng). Ngày lễ Nghinh Ông được tổ chức lớn nhỏ tùy thuộc điều kiện kinh tế từng nơi được

63

tổ chức và không thống nhất về thời gian giữa các địa phương có thờ cá Ơng, vì lễ hội tùy thuộc vào ngày lụy của cá Ơng mà địa phương phát hiện được. Thí dụ ở Bình Đại (Bến Tre), lễ hội cử hành vào ngày 16 tháng 6 âm lịch, ở Cần Thạnh và Vàm Láng vào ngày 15 tháng 8, cịn ở Thắng Tam thì 16 tháng 8, nhưng có điểm chung thường xảy ra vào những tháng biển động, có gió bão nhiều, cá Ơng hay bị nạn và dạt vào bờ.

Có nhiều truyền thuyết về Cá Ơng, nhưng truyền thuyết phổ biến nhất là: Cá Ơng là một trong mn mảnh vải của chiếc áo cà sa của Phật Bà Quan Âm được xé ra, quăng xuống biển mà thành. Với bộ xương đặc biệt của mình, Cá Ơng có phép thâu đường ngắn lại, nên Phật Bà Quan Âm trao cho Cá Ông làm nhiệm vụ cứu người mắc nạn trên biển.

Theo quan niệm của ngư dân ven biển, Cá Ông là một động vật linh thiêng tuyệt đối của dân miền biển, có thân hình đồ sộ nhưng khơng bao giờ hại người mà còn cứu người bị nạn khi đi biển. Sách Thời thực ký văn của Trương Quốc Dụng cho rằng: “Khi phong ba nổi dậy, thuyền bị chìm giữa biển, cá Ông thường xuất hiện, đội thuyền trên lưng, đưa vào gần bờ, vẫy đi bỏ lên”. Do vậy, khi gặp Ơng lụy (chết), dân làng coi như gặp điềm lành, tin rằng sẽ được Ông phù hộ. Người phát hiện đầu tiên được xem như là người được Ơng tín nhiệm, do đó được vinh hưởng chức “Trưởng nam” được thay mặt dân làng bịt khăn đỏ, chịu tang 100 ngày. Dân làng tìm cách đưa Ơng vào bờ làm lễ an táng. Trường hợp nếu gặp xác cá Ông quá lớn, dân làng dùng đăng quây lại, cử người canh giữ cho đến khi ruỗng hết thịt, chỉ lấy bộ xương đưa lên lăng thờ. Dưới triều Nguyễn, làng nào gặp Ông lụy phải báo ngay cho chánh quyền địa phương để trình lên phủ hay huyện để cho quan sai về khám định, cấp tiền tuất, hương đèn, vải đỏ (quấn đủ 7 vòng) rồi mới khâm liệm, cấp đất xây lăng và đất hương hỏa để thờ (tục lệ nầy kéo dài tới 1945).

Nghi thức tang lễ dựa vào Thọ Mai Gia Lễ (có rút gọn so với tang người), sau khi an táng được 3 năm thì cải táng lấy xương cốt Ơng để vào quách, đưa vào làng để thờ. Dọc theo miền duyên hải Nam Bộ, ngư dân đã lập nhiều đền miếu để thờ cá Ông như ở Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh.... Điển hình nhất là ở 2 nơi: đình thờ cá Ơng ở xã Cần Thạnh có bộ xương cá Ơng dài đến 12m, và đình thờ ở Vũng Tàu có bộ xương dài tới 25m. Và tọa lạc trong đình làng Thắng Tam có thờ nhiều bộ xương cá Ơng lớn nhỏ khác nhau với các sắc thần của vua Thiệu Trị và Tự Đức. Do mê tín nên ngư dân miền biển gọi Cá Ơng bằng nhiều tên khác nhau như Ông Nam Hải, ông Lộng, ông Khơi… coi như một vị thần hộ

64

mạng giữa biển khơi, và việc tổ chức thờ cúng cá Ông chu đáo là cách đền ơn đáp nghĩa.

Lễ cúng cá Ông thường gồm 3 giai đoạn: Lễ Nghinh Ông, lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền và lễ Chánh tế, sau đó là phần vui chơi (kể cả hát bội) và ăn uống. Quang cảnh thì được tổ chức trang nghiêm, rực rỡ, các nhà trong vạn ghe đều kết hoa, treo đèn lồng, nhiều người bày hương án có nhang đèn, bánh trái, mâm xơi trước nhà để lễ.

Lễ Nghinh Ông thường bắt đầu từ rạng sáng. Một đoàn thuyền được chuẩn bị sẵn để ra khơi. Dẫn đầu là một chiếc thuyền lớn, trọng tải từ 20 đến 30 tấn, kết hoa, treo cờ và có bàn hương án, bài vị của Nam Hải Đại Tướng Quân (gọi tắt là thủy tướng) có giàn nhạc ngũ âm và một số người biết hát múa, ăn mặc chỉnh tề đi trên đoàn thuyền thường vài mươi chiếc ra khơi để nghinh ông. Dân làng tụ tập đông đảo trên bờ, đánh trống khua chiêng một cách rộn rã.

Đồn thuyền nghinh ơng ra khơi đến điểm đã định thì ngừng lại làm lễ Nghinh Ơng. Vị chủ tế thường là chức sắc cao nhất trong làng mặc áo dài đen, chít khăn đóng, chân mang hài ra lịnh gióng ba hồi trống, rồi làm lễ dâng hương,dâng rượu, đọc văn tế kể công đức của Thủy Tướng và khẩn cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hịa, biển có nhiều tơm cá… Sau đó, đồn thuyền quần đảo nhiều vịng để nghinh ông về chứng giám lòng thành của dân miền biển, cho đến khi thấy hiện tượng nước biển xao động và lên vọi, tức là lúc Ơng đã về thì đồn thuyền mới quay về bến, và thỉnh bài vị của Ông đem về Lăng.

Tiếp theo sau lễ Nghinh Ơng là lễ cúng Tiền Hiền, Hậu Hiền, có người chủ tế đọc văn tế, học trò lễ dâng hương, trà, rượu. Điều đặc biệt là trong vật phẩm cúng trong lễ Nghinh Ơng khơng được có hải sản mà dùng gia súc, gia cầm là chính. Lễ Chánh tế bắt đầu từ 12 giờ đêm cùng ngày với đồ tế lễ là heo trắng, hai mâm xôi đắp cao, có rượu và trà, học trị lễ dâng hương và dàn ngũ âm tấu nhạc. Sau đó là tổ chức biểu diễn hát bội cho dân xem.

Lễ hội Nghinh Ơng bắt nguồn từ tín ngưỡng bái vật giáo trong lịch sử xa xưa của loài người, rồi dần dần biến sang tín ngưỡng đa nguyên, thể hiện qua truyền thuyết về nguốn gốc cá Ông từ mãnh vải cà sa của Phật Bà Quan Âm, và sắc phong của vua cho cá Ông làm thần để phù hộ dân gian (Thần giáo), và dân miền biển nhớ ơn đức của cá Ông như các bậc tiền nhân (Nho Giáo). Đó là đặc điểm của các tín ngưỡng của người dân Nam Bộ mà các lễ hội truyền thống mang các bản sắc

65

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)