Thành Hoàng làng:

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 37 - 39)

III. TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI CON NGƯỜ

4. Thành Hoàng làng:

Tín ngưỡng thờ Thần của Việt Nam khơng chỉ đóng khung trong gia đình mà cịn thờ chung các vị thần linh của thơn xã hoặc tồn dân tộc. Người Việt Nam có truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”. Hầu hết ở các làng quê hay thành thị đều lập đình (đền hoặc miếu) thờ vị Thành Hồng của làng hay phường hội. Dân làng hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành Hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới. Dưới các triều Vua thường sắc phong cho Thành Hồng có cơng với nước gồm có ba hạng: thượng đẳng thần, trung đẳng thần và hạ đẳng thần.

Được phong thần là những vị có tên tuổi, tước vị rõ ràng, đó là những người có cơng lập ra làng xã, những vị anh hùng dân tộc từng sinh sống và mất đi ở làng… được dân làng tơn vinh. Ngồi ra, dân làng còn thờ những người vốn là trẻ em, người ăn mày, ăn trộm, người mù, người chết nghẹn… (những người lý lịch khơng “hay ho” gì – gọi là tà thần), vì họ chết vào giờ thiêng nên đã gây nên dịch bệnh, hỏa hoạn … khiến dân làng lo sợ.

Hàng năm, ngày giỗ Thành Hoàng là ngày hội đông vui nhất của làng, của phố. Ngoài các nghi lễ như tế lễ, rước kiệu, tái hiện lại sự tích về Thành Hồng, cịn tổ chức các trò vui chơi như đấu võ, chọi gà, thổi cơm, bơi thuyền, cờ người, múa hát … Già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà đều mong mỏi để được tham dự, nhất là trai gái đương lứa vì đây là dịp gặp gỡ, giao lưu, kết bạn, tỏ tình.

Ở phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và Thổ Công, ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành hoàng. Giống như Thổ cơng, Thành Hồng cai quản và quyết định họa phúc của một làng.

5. Vua tổ:

Trong nhà thờ gia tiên, làng xã thờ Thành Hoàng, ở phạm vi quốc gia, người Việt thờ Vua tổ - Vua Hùng. Trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc nhưng ở đời nào, triều đại nào nhân dân ta đều tổ chức lễ hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các Vua Hùng đã có cơng

38

dựng nước, là ngày toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả - bởi người dân đất Việt tự hào là dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên. Vì thế lễ hội được tổ chức long trọng với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của hàng ngàn người từ khắp đất nước và cả kiều bào về Phong Châu, Phú Thọ- mảnh đất đóng đơ của các Vua Hùng ngày xưa.

Hội lễ đền thờ các Vua Hùng còn gọi là hội Đền Hùng hay lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm tại Đền thờ các Vua Hùng. Khu di tích là một quần thể kiến trúc đẹp trên núi Ngũ Lĩnh, tức núi Hùng (Phong Châu, Phú Thọ). Trước kia được làm bằng đá để thờ Thần Núi và Vua Hùng, về sau được trùng tu sửa chữa khang trang như ngày nay.

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thơn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Từ cổng đền Đại Môn đến đền Hạ (nơi bà Âu Cơ sinh trăm trứng), đền Giếng thờ 2 vị công chúa của Vua Hùng thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa; đền Trung là nơi các Vua Hùng thường họp bàn việc nước, nơi nghỉ ngơi của Vua cùng các tướng lĩnh sau suộc du săn bắn dài ngày, gắn với sự tích bánh chưng, bánh dày. Đền Thượng trên núi Ngọc Lĩnh là nơi nhà Vua thường tổ chức tế trời, cầu cho Thần Lúa cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, con cháu Việt ngàn đời được sống trong cảnh bình an, no đủ, hạnh phúc. Tại đây cũng được lập bàn thờ Thánh Gióng để tưởng niệm và ghi nhớ cơng lao của Phù Đổng Thiên Vương; Cạnh đền Thượng có một lăng nhỏ, truyền là mộ Tổ (mộ của Hùng Vương thứ 6). Trước đền có cột đá thề, tục truyền trước khi lên ngôi, vua Thục An Dương Vương dựng cột đá thề trên núi Hy Cương – nơi tọa lạc kinh đơ thời đó và Núi Hùng ngày nay – nguyện sẽ đời đời cha truyền con nối thờ phụng 18 đời Vua Hùng đã dựng nên non nước tươi đẹp này.

Từ đền Thượng chiêm ngưỡng 99 ngọn núi lớn nhỏ hình bầy voi quỳ hướng về núi Mẹ - Ngũ Lĩnh, riêng một con quay đầu lại (“ăn ở ra lòng riêng tư”) đã bị mất đầu, xa lìa bầy đàn, nguồn cội.

Đồ tế trong Giỗ tổ Hùng Vương ngoài hương hoa, các loại quả, có cỗ tam sinh (1 lợn, 1 bị, 1 dê), bánh chưng, bánh dày và xơi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc, các vị bô lão, nhân dân và khách hành hương vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Sau phần lễ là đến phần hội gồm các trò chơi, cuộc thi mang đậm chất dân gian, truyền thống như cờ tướng, đánh vật, đu tiên, hát chèo, hát xoan, xóc thẻ, tổ tơm mà đểm nhấn trong phần hội là

39

cuộc thi rước kiệu và hội hát xoan. Ngồi ra cịn có các hoạt động khác như: hát ca trù, đánh đu, ném côn, đấu vật, chọi gà, hát trống quân…

Đền thờ Vua Hùng có trên khắp đất nước do dân nhân ta tơn kính và thờ vọng. Ngày Giỗ tổ cũng tổ chức viếng và cúng giỗ, quy mơ lớn nhỏ tùy vùng. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng, tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam để ln vượt qua khó khăn, thách thức trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước và chống giặc ngoại xâm. Trong bối cảnh hội nhập văn hóa, đa dạng văn hóa, việc Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận chứng tỏ sức sống của văn hóa Việt Nam, gắn với dịng chảy văn hóa hội nhập vào thế giới. Ngày 6/12/2012, UNESCO thông qua quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)