LỄ TẾT CỔ TRUYỀN/TRUYỀN THỐNG 1 Tết Nguyên Đán:

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 54 - 55)

1. Tết Nguyên Đán:

- “Tết” bắt nguồn từ “tiết” nghĩa là bắt đầu, "nguyên" là sự khởi đầu hay sơ khai, “đán” là buổi sớm mai. Tết Nguyên đán là Tết Cả, là tết lớn nhất, quan trọng nhất trong năm, là tiết lễ đầu tiên của năm bắt đầu từ lễ giao thừa với lễ trừ tịch; là tết bắt đầu cho một năm mới với cảnh vật đều mới mẻ đón xuân. Đây là thời điểm chuyển giao mùa, để kết thúc chu kỳ một năm của trời đất.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Theo lịch sử Trung Quốc, đời Tam Vương, nhà Hạ lấy tên 12 chi đặt cho 12 tháng, vì chuộng màu đen nên chọn tháng tháng Giêng, nhằm tháng Dần là tháng đầu năm, lúc này mùa đông vừa qua, tiết lạnh vừa hết, ngày xuân ấm áp tới, hoa cỏ đua tươi khiến cho con người quên đi một năm vất vả làm ăn. Đến đời nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Cơng ngun), Tần Thủy Hồng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, khơng cịn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đơng Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được tính từ mồng Một cho đến hết mồng bảy.

Đầu năm người ta đều chúc nhau: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh với lịng chứa chan hy vọng. Vì Tết là đổi mới, là sức sống mới nên gam màu chủ đạo của việc trang trí Tết là màu Đỏ- tượng trưng mầu Máu, màu của sự sống và sự tái sinh, theo quan niệm nguyên thuỷ và được bảo lưu tại văn hố phương Đơng: Pháo đỏ, câu đối đỏ, tranh Tết đều có màu đỏ:

55

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, Cây nêu - tràng pháo - bánh chưng xanh

Đặc trưng văn hóa điển hình nhất của Tết Ngun Đán – Tết Cả là nếp sống cộng đồng. Từ ngày 23 Tết người dân nô nức rủ nhau đi chợ Tết để sắm tết hoặc đi chơi chợ tết. Chợ tết mở trước tết, có nơi mở sau tết (mồng 3, mồng 4). Chợ Tết là thước đo sự ấm no của cả cộng đồng trong năm. Sau khi đi chợ Tết, người ta lại cùng hàng xóm cùng giết chung con lợn, cùng gói bánh chưng, bánh tét, cùng nhau canh lửa nồi bánh, ấm cúng sum vầy trong cái lạnh cuối đơng.

Nếp cộng đồng cịn thể hiện ở chỗ Tết là dịp duy nhất trong năm có sự sum họp đầy đủ của tập thể gia đình, gia tiên và gia thần. Tết Nguyên Đán là Tết của gia đình. “Tháng Giêng ăn Tết ở nhà”- người Việt thường lệ, con cháu dù đi làm ăn ở đâu, làm nghề gì cũng mong được trở về sum họp gia đình trong ba ngày Tết, cúng bái tổ tiên, các vị thần trong nhà đều được chăm lo cúng bái. Tết thật là một cuộc đại đồn viên. Tính cộng đồng cịn bộc lộ đặc biệt qua tục mừng tuổi: tất cả mọi người đều được thêm một tuổi.

Tết Nguyên Đán có nhiều lễ tiết với các nghi lễ đặc sắc:

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)