Lễ Chính Đán: thực hiện vào sáng mồng 1 Tết, là lễ cúng mở đầu cho cả

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 56 - 61)

năm nên phải tiến hành long trọng. Cúng gia tiên và cúng Thổ công, Táo quân, Nghệ sư… với lễ vật là những thứ đã chuẩn bị trong Tết nhưng không thể thiếu bánh chưng, cá kho, giị chả, dưa hành, thịt bị…, có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho Ông Vải. Cúng gia tiên xong, con cháu trong gia đình làm lễ gia tiên. Sau đó đi lễ Nhà thờ Tổ, yết lễ họ hàng trong ngày mồng 1. Ngày mồng một phải giữ gìn khơng được nói bậy sợ đi giông cả năm. Nhiều nhà nhờ người tốt tính, dễ tính, đặc biệt là người hợp tuổi hoặc tuổi tốt của năm đến xông đất để chúc chủ nhà mọi điều tốt lành sẽ đem lại may mắn, mọi sự hanh thông cho gia chủ. Quét nhà không dám hốt rác đổ đi, chỉ vun vào một xó, đợi ba hôm động thổ mới được đổ đi. Cúng gia tiên xong thì con cháu ra mừng tuổi ơng bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu một vài xu, hào gọi là tiền mừng tuổi.

Anh em, họ hàng, người thân thuộc đến nhà nhau lạy gia tiên và chúc nhau thăng quan, tiến tước, sinh năm đẻ bảy, vạn sự như ý, buôn bán phát tài…trong khi uống chén rượu sen, rượu cúc hoặc chén nước trà tàu, trà sen, hút điếu thuốc lào, ăn hạt dưa, ăn vài miếng mứt…

Tùy từng nhà, có nhà ăn tết một ngày, ba ngày, bảy ngày nhưng phần nhiều ăn tết ba ngày. Nếu cha mẹ còn phải đem biếu thức ăn, nếu cha mẹ khơng cịn thì mồng hai tết phải đem cỗ đến nhà con trưởng để cúng cha mẹ, nhà nghèo thì trầu cau vàng hương đến lễ. Mồng hai còn là ngày xuất hành, hái cành hoa về cài vào cửa gọi là hái lộc, người làm quan thì chọn ngày đi khai ấn, học trị thì khai bút, bán bn thì mở hàng, nhà quê thường chọn ngày làm lễ động thổ… trăm công ngàn việc bắt đầu từ đó. Ngày mồng ba cũng như ngày mồng hai.

57

Trong mấy ngày tết, ngày nào cũng đốt pháo để mừng ngày đầu năm mới, khác với Trung Hoa đốt pháo để trừ sơn tiêu (ma núi). Tuy nhiên từ năm 1995 Nhà nước đã cấm đốt pháo nhằm bảo đảm cho xuân an toàn, tiết kiệm.

Lễ Cúng đưa ơng Vải (lễ hóa vàng): với quan niệm “Âm dương dị đồng nhất

lý” nên có mời thì phải có đưa. Lễ thường được thực hiện vào mồng 3 để tiễn các cụ. Tùy ngày tốt xấu có thể làm ngày mồng bốn, có nhà để đến ngày mồng bảy. Lễ vật ngoài những thứ đã bày trong 3 ngày tết cịn có xơi, con gà luộc, hương, hoa, trầu cau mới. Con cháu tụ họp đông đủ để ăn uống sum vầy cùng nhau.

Suốt tháng Giêng, già trẻ trai gái quần điều áo thắm, người thì đi lễ bái chùa hay miếu nọ, người thì du ngoạn đó đây, chỗ thì thi hoa đăng, chỗ thì hội hè hát xướng, đánh bạc…

2. Tết Đoan Ngọ:

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Đoan dương tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch. Đoan là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, là lúc khí dương đang thịnh. Xét về địa bàn thì Ngọ ở vào Phương Nam, cung Ngọ thuộc dương và tháng 5 cũng là tháng Ngọ, như vậy tháng 5 là tháng khí dương tràn ngập.

Nhiều người lầm tưởng tết này có nguồn gốc từ Trung Hoa: tương truyền Khuất Nguyên ở vùng nam Trung Hoa do bất bình với sự cai trị của nhà Hán mà tự vẫn ở sông Mịch vào ngày 5/5 vào năm 278 trước công nguyên. Khi nghe tin Vua hối hận sai làm cỗ cúng và thả xuống sông. Khuất Nguyên báo mộng nếu thả xuống sơng phải bọc lá bên ngồi và buộc chỉ ngũ sắc để cá tôm không ăn được. Theo sách “Lễ tết Trung Hoa” (1952) của Eberhard viết: “Đoan Ngọ là Tết của Phương Nam, Tết cầu may, Tết của sự sống”. Theo GS Trần Ngọc Thêm, Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ người Bách Việt Phương Nam, xứ nóng, người Trung Hoa kết hợp việc ăn tết Đoan Ngọ cùng với việc kỷ niệm ngày mất của Ơng.

Trong văn hố Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Ở vùng đồng bắng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 cịn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh Sơn thánh Mẫu trên núi Bà Đen. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:

Tháng Năm ngày tết Đoan Dương. Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.

Trong quan niệm của người Việt Nam, Tết Đoan Ngọ chỉ đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán còn được gọi là tết Đoan Dương tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch, kỷ niệm

58

thời điểm nóng nhất giữa năm. Ngày 5/5 còn gần trùng với ngày Hạ Chí. Chính trong thời điểm nóng nhất, trong giai đoạn giao mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh nên người Việt Nam còn gọi tết này là Tết giết sâu bọ, người ta cho rằng vào ngày này sâu bọ hoảng hốt trốn chạy vì nhà nào cũng có cỗ giết sâu vào sáng sớm với các loại hoa quả đầu mùa.

Thức ăn: Sáng sớm mồng 5 ăn rượu gạo, rượu nếp và ăn cả cái lẫn nước để

“cho sâu bọ trong người say”, ăn quả chua chát để cho chúng chết (đào, mận, dưa hấu…), ăn trứng luộc, chè kê, bánh đa, uống nước dừa… Người lớn uống rượu hoặc hồng hoàng, gọi là giết sâu bọ. Trẻ con ăn xong thì bơi hồng hồng vào thóp đầu, ngực, rốn để khử trùng.

Nghi thức cúng lễ và tập tục ngày Đoan Ngọ rất phong phú và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Tùy theo mỗi vùng mà tiến hành các tục sau:

- Tắm nước lá mùi: là tập tục thường có ở thơn q. Người ra đun lá tía tơ,

kinh giới, lá sả, lá tre rồi cho người già trẻ thay nhau tắm. Mùa nóng được tắm nước nóng có lá thơm, mồ hơi tốt ra làm cho con người thấy dễ chịu, mùi thơm làm cho con người thấy phấn chấn. Dân gian tin rằng nước là mùi còn là vị thuốc Nam nên trị được cảm mạo

- Hái thuốc mùng 5: Cây cỏ quanh ta có nhiều thứ trở thành vị thuốc chữa bệnh, nếu được hái vào ngày mồng 5/5 lại đúng giờ Ngọ thì dược tính càng tăng lên, chữa bệnh cảm mạo, nhứt đầu, đau xương… Do vậy, giữa buổi trưa sau khi làm cỗ cúng gia tiên, dân gian thường hái lá chè gối (lá dài tựa lá xoài, bơng và trái trịn nhỏ từng chùm, thơm mùi thuốc Bắc), lá ngãi cứu, đinh lăng, tía tơ, kinh giới, lá ổi,

lá sim, mã đề, lá cối xay, la muỗm, lá vối... phơi đúng nắng trưa, cho vào giỏ hay bao cất lên giàn bếp, lúc hữu sự mới lấy ra dùng, đắc dụng trong những cơn đau bụng, ngộ độc thức ăn, đi tả…

- Treo cây ngãi cứu trừ tà ma: Cây ngãi cứu có dược tính khu phong giải độc, người bị nhức đầu có thể lấy lá ngãi cứu đắp hai bên thái dương sẽ khỏi bệnh. Ngày Đoan ngọ, người ta lấy lá ngãi cứu treo trước cửa nhà tránh đau ốm và để trừ tà. Dân gian còn kết lá ngãi cứu thành hình con thú (thuộc địa chi năm ấy) treo giữa cửa, hoặc buộc thành nắm treo đầu nhà để trừ sự bất tường, tà ma. Thực tế thì hương lá ngãi cứu làm con người dễ chịu, khoan khối… và xét ở khía cạnh khoa học, ngày 5/5 người ta ăn nhiều rượu nếp và trái cây có thể sẽ cảm thấy khó chịu, mùi lá ngãi cứu treo trên cửa nhà sẽ giúp cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời cịn giúp làm giảm bớt

59

sức nóng của ngày Đoan dương. Ngãi cứu được treo rất lâu sau ngày Đoan ngọ vì cơng dụng thực tế ấy của nó.

- Tục đeo “bùa tua bùa túi”: Bắt nguồn từ truyền thuyết buộc chỉ ngũ sắc vào đồ cúng Khuất Nguyên, dân gian dùng chỉ ngũ sắc để may đồ, đeo thứ bùa ngũ sắc gồm một túm hạt mùi, hồng hoàng, một số quả khế, ớt, mãng cầu … được buộc lại thành bùa đeo vào cổ trẻ em. Hạt mùi kỵ gió, hồng hồng kỵ rắn rết, chỉ ngũ sắc tượng trưng cho vũ trụ thường dùng trừ ma quỷ… Đeo bùa ngũ sắc với hy vọng thế hệ trẻ được khỏe mạnh, tồn tại và phát triển.

- Tục nhuộm móng tay móng chân: Dân gian hái lá móng về giã nhỏ, lấy lá vơng đùm từng nhúm rồi buộc vào móng tay, móng chân trẻ (trừ ngón tay trỏ, ngón chân trỏ - vì là thần chỉ, ngón chỉ thiên). Sáng ngủ dậy các móng tay, móng chân sẽ đỏ tươi, đẹp mắt. Ngoài mỹ thuật, tục này còn ẩn ý trừ tà ma lôi kéo làm hại con người. Ngay trong tập tục này người Việt cũng thể hiện một tư duy phát triển bền vững. Làm đẹp, bên cạnh ý nghĩa văn hố, ý nghĩa tâm linh, cũng cịn phải phù hợp với mục đích bảo vệ sức khoẻ, thích nghi với môi trường tự nhiên, bằng sản phẩm tự nhiên.

- Tục khảo cây lấy quả: Tục cho rằng cây cũng có linh hồn nên những cây lười, không cho ra quả sẽ bị khảo. Một người cầm dao đứng dưới gốc hỏi tại sao cây chậm ra quả và dọa sẽ chặt bỏ, một người trèo lên cây van xin được tha và hứa sẽ ra thật nhiều quả; trong dịp này các cây có cành rườm rà cũng sẽ được phát bớt, dân gian tin rằng cây sẽ được kích thích sự ra quả.

Giết sâu bọ, hái thuốc, tắm nước lá mùi, treo lá ngãi cứu… nhằm làm cho con người, nhất là thế hệ trẻ được khỏe mạnh, để duy trì truyền thống, nòi giống của cha ơng. Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ: ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh đường cát. Học trò cũng đến tết thầy, lễ vật tùy tâm, đại thể cũng như trên để tỏ lịng đền đáp ơn nghĩa, hàng xóm láng giềng bày tỏ tình thân hữu, mật thiết… làm tăng thêm ý nghĩa nhân văn cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên gần đây, những sắc thái phong tục truyền thống Việt trong lễ này khơng cịn được xem trọng.

3. Lễ Giỗ tổ Hùng Vương:

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thơn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ các vua Hùng có cơng dựng nước, tổ tiên của dân

60

tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dịng sơng giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm với nghi lễ cấp quốc gia. Chưa có tài liệu chính thức nào giải thích về lý do tại sao các bậc tiền nhân lại chọn ngày 10/3 làm ngày quốc lễ. Nhưng điều chắc chắn là khi chọn ngày này, tiền nhân Việt muốn gửi một thông điệp đặc biệt đến con cháu. Theo Âm lịch thì tháng 3 là tháng Thìn, tức tháng Rồng, và theo Thập nhị Địa chi thì ngày 10 là ngày Tiên. Như vậy thì ngày 10 tháng 3 là ngày Tiên, tháng Rồng. Có nghĩa là tiền nhân muốn nhấn mạnh truyền thuyết "mẹ Tiên, cha Rồng" của dân tộc Việt.

Cây có gốc, nước có nguồn, con người khơng ai khơng có tổ tiên. Văn học dân gian Việt Nam nói về lễ hội đền Hùng như sau:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Trước ngày tổ chức lễ Giỗ tổ, khắp các ngã đường dẫn vào khu đền được trang trí cờ hoa lộng lẫy.

Đồ tế trong Giỗ tổ Hùng Vương ngồi hương hoa, các loại quả, có cỗ tam sinh (gồm một con lợn sống cạo lơng, bỏ lịng, mỡ chài phủ kín; bị và dê mỗi thứ một con thui vàng, bỏ lịng, để ngun con), và khơng thể thiếu bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu – là lễ vật do dân làng Cổ Tích, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ thực hiện, nhạc khí là trống đồng cổ. Tham dự lễ tế cịn có chức sắc, đại diện triều đình xưa/các vị lãnh đạo đất nước làm chủ tế. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo là các vị bô lão của làng xã, và nhân dân, khách hành hương vào tế lễ.

Sau phần lễ là đến phần hội gồm các trò chơi, cuộc thi mang đậm chất dân gian, truyền thống như cờ tướng, đánh vật, đu tiên, hát chèo, hát xoan, xóc thẻ, tổ tơm. Điểm nhấn trong phần hội là cuộc thi rước kiệu và hội hát xoan thu hút đông du khách nhất, có sự tham gia của nhiều làng trong vùng như: làng Cổ Tích, Hy Cương, Phương Giao, Tiên Cương… Các cuộc rước đều được tổ chức trang nghiêm, đầy đủ các lễ thức như cờ, quạt, chấp kích, quân phù giá, phường bát âm, chiêng, trống… đặc biệt trong cuộc rước của làng Cổ Tích cịn có quan viên chức sắc cưỡi voi đi đầu.

61

Thi rước kiệu: Mỗi đám rước có 3 cổ kiệu đi liền nhau được trang trí lộng lẫy, sơn son thếp vàng, chạm trỗ long ly quy phụng tinh xảo. Kiệu bát cống có 8 tay đòn khiêng kiệu, mặc áo nỉ đỏ nẹp xanh thêu hổ phù, cổ áo viền hai lá đề hai màu đen trắng, đầu đội nón chop nhỏ sơn màu xanh nhạt và chân quấn xà cạp. Chỉ huy kiệu là 2 ông kiệu, ông đi trước và ông đi sau. Trước kiệu là 8 người vác chấp kích, tám người vác cờ vuông và cờ đuôi nheo, xen kẽ là phường bát âm và đội chiêng trống. Kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn nhang, trầu cau, chóe nước và bầu rượu. Kiệu thứ 2 đặt hương án, bài vị của Thánh, có lọng che và quạt với nhiều màu sắc trang hồng tơn nghiêm. Kiệu thứ 3 rước bánh chưng và bánh dày, 1 cái thủ lợn luộc để nguyên. Đi sau 3 kiệu là các vị quan chức, các vị chức sắc mặc áo thụng theo kiểu bá quan triều đình và các bơ lão trong làng mặc áo thụng đỏ, mặc quần trắng, áo the, đầu đội khan xếp.

Kiệu nào đạt giải nhất thì năm sau được rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ. Đó là niềm tự hào và vinh dự của dân làng vì họ cho rằng đã được các thần linh chứng giám, phù hộ cho nhiều may mắn.

Hội hát xoan: cịn gọi là khúc mơn đình, nghĩa là hát cửa đình. Đây là lại diễn xướng tổng hợp múa và hát gắn liền với lễ nghi, phong tục, gắn với hội mùa và thờ Thành Hoàng và thường được tổ chức vào mùa xn. Ngồi ra cịn có các hoạt động khác như Hát ca trù, đánh đu, ném côn, đấu vật, chọi gà, hát trống quân…

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)