TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI THẦN LINH 1 Thổ cơng:

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 42 - 47)

1. Thổ cơng:

Trong gia đình ngồi thờ tổ tiên, người Việt Nam cịn có tục thờ Thổ Cơng. Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình hoặc cai quản một vùng đất nào đó. Sống ở đâu thì có Thổ Cơng ở đó: Đất có Thổ Cơng, sơng có Hà Bá. Nhờ có Thổ Công mà ma quỷ không xâm nhập được để quấy nhiễu những người trong nhà.

Thổ Cơng là hình tượng bộ ba theo truyền thuyết xưa: có hai vợ chồng khơng hịa thuận, người vợ bỏ đi và lấy một người chồng khá giả. Người ăn xin vào nhà xin gạo, khi đem cho người vợ nhận ra đó là chồng cũ. Khi chồng mới về sợ bọ hiểu lầm, người vợ bảo chồng cũ ra ụ rơm nấp tạm. Người chồng mới vào bếp lấy tro bón ruộng khơng có bèn đốt đống rơm. Thấy chồng cũ chết, người vợ thương xót nhảy vào chết cùng. Chồng mới thấy vậy thương vợ quá cũng nhảy vào đống lửa chết chung. Trời thương ban người sống tình nghĩa nên phong cho cả ba cùng làm Vua bếp (Táo quân), trong đó chồng mới là Thổ Cơng trơng nom việc trong bếp, chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, và vợ là Thổ kỳ trông coi việc chợ búa.

Trong gia đình, Thổ Cơng là vị thần quan trọng nhất vì định đoạt phúc họa cho cả gia đình, nhưng ơng bà tổ tiên sinh thành ra ta nên được tơn kính nhất. Để giữ hịa khí giữ các thần, người Việt Nam xếp ơng bà tổ tiên ngự tại cái bàn thờ tơn kính nhất ở gian giữa, cịn Thổ cơng thì ở gian bên trái (theo ngũ hành bên trái là phương Đông – quan trọng thứ hai sau trung tâm). Tuy địa vị có kém hơn nhưng quyền lực lại lớn hơn: Thổ thần được xem là “Đệ nhất gia chi chủ”, mỗi khi cúng giỗ tổ tiên phải xin phép Thổ thần trước cho tổ tiên về hưởng lộc.

Thổ Công là thần đất và cũng là thần bếp, bởi vì với người Việt Nam nông nghiệp sống định cư, đất-nhà-bếp và người phụ nữ đồng nhất với nhau, đều quan trọng như nhau. (bộ ba cùng chết trong lửa hóa thành thần bếp – tạo nên bộ tam tài đặc biệt biểu tượng bằng quẻ Ly (2 dương 1 âm) - có nghĩa là lửa nằm ở phương Đông (chết trong lửa, thờ bên trái), hay có nghĩa là Trung nữ (vai trò trung gian của người vợ), nằm ở phương Nam, ứng với hành Hỏa trong ngũ hành.

43

Bàn thờ Thổ Công thường được đặt ở gian bên cạnh và được bài trí đơn giản hơn bàn thờ tổ tiên: gồm bài vị, bình hương/đỉnh trầm, hai bên là đơi nến/ đơi ống hương. Dù bàn thờ có giản dị đến đâu cũng phải biểu lộ sự thành kính của gia chủ đối với vị thần săn sóc gia cư mình.

Ở Nam Bộ, Thổ Cơng được thay bằng Ông Địa với các đặc điểm: bàn thờ đặt ở dưới đất (vì là thần Đất), nhiều nơi đồng nhất ông Địa với Thần Tài với quan niệm mọi của cải đều từ đất mà ra.

2. Thần Tài:

Thờ Thần Tài là một hình thức tín ngưỡng khá phổ biến ở mỗi gia đình người Việt, nhất là những gia đình làm nghề bn bán. Người Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ thờ cúng thần Tài một cách phổ biến hơn so với miền Bắc thường xuyên hơn, Thần tài hiện nay ngày càng phổ biến ở những người buôn bán ở các đô thị miền Bắc. Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc cho gia đình. Hàng ngày và mỗi khi làm ăn, gia chủ thường khấn vái thần Tài, mong muốn buôn bán thuận lợi, mang lại nhiều tài lộc.

Bàn thờ Thần Tài được lập ở những góc nhà hoặc hàng hiên chứ khơng phải nơi cao ráo như bàn thờ Tổ tiên, Thổ Công hay Thánh Sư. Bàn thờ Thần Tài không cần to tát, chỉ là một sập sơn son thếp vàng. Phía trong khảm là bài vị hoặc thùng gỗ dán giấy đỏ ở xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết trên giấy đỏ. Trước bài vị là bát hương kê trên mâm vàng thoi. Hai bên bát hương có chai đèn nhỏ. Bên trong là ly đựng nước/ rượu. Lúc nào trên bàn thờ cũng có nhang đèn và đồ cúng là hoa quả.

Thờ Thần Tài trong xó xỉnh xuất phát từ điển tích rằng: Một lái bn tên Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng một con hầu tên là Như Nguyện. Đem Như Nguyện về nuôi, Âu Minh làm ăn phát đạt, giàu lên sau vài năm. Nhân hôm ngày Tết, Như Nguyện bị Âu Minh đánh nên sợ hãi chui vào đống rác rồi biến mất, từ đó nhà Âu Minh sa sút và nghèo kiết. Tin rằng Như Nguyện là Thần Tài và thờ cúng, cũng từ đó ngày Tết ta có tục kiêng đổ rác trong các ngày đầu năm sợ Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi thì quanh năm làm ăn sẽ khơng phát đạt.

44

CÂU HỎI ƠN TẬP

Câu 1: Phân tích các yếu tố hình thành nên tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Câu 2: Đặc điểm của tín ngưỡng dân gian Việt Nam? Hình thức phân loại tín ngưỡng dân gian Việt Nam nào mang tính phổ biến?

Câu 3: Phân tích tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.

Câu 4: Quan điểm của người Việt Nam về hồn và vía? Thể hiện của hồn và vía trong thờ cúng tổ tiên?

Câu 5: Phân tích tín ngưỡng sùng bái con người và tín ngưỡng sùng bái thần linh.

45

CHƯƠNG 3 LỄ HỘI VIỆT NAM LỄ HỘI VIỆT NAM

MỤC TIÊU HỌC TẬP I. KIẾN THỨC: I. KIẾN THỨC:

- Học sinh nắm bắt được khái niệm, nguồn gốc, chức năng và ý nghĩa của lễ hội Việt Nam, nắm được cấu trúc của lễ hội.

- Học sinh trình bày được các loại hình lễ hội dân gian: lễ tết cổ truyền, lễ hội tín ngưỡng dân gian, lễ hội tơn giáo, lễ hội đương đại.

II. KỸ NĂNG:

- Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào nghiệp vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch, công tác thiết kế chương trình du lịch.

- Học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nói trước đám đơng.

III. THÁI ĐỘ:

- Học sinh có thái độ yêu nghề, yêu quê hương đất nước, đoàn kết dân tộc. - Học sinh có ý thức xây dựng ngành nghề phát triển.

46

Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI I. KHÁI NIỆM: I. KHÁI NIỆM:

Nghề lúa nước mang tính thời vụ cao, lúc nông vụ bận rộn thì tối tăm mặt mũi, ăn uống thì đại khái qua loa (bán mặt cho đất, bán lưng cho trời), đến lúc nông nhàn rảnh rỗi người nơng dân có tâm lý chơi bù, ăn bù, cho nên ở Việt Nam lễ tết rất nhiều.

Về tên gọi, hiện tượng lễ hội xuất phát từ hội làng – là đám đông dân làng hội tụ - để thực hiện nghi lễ, cúng tế ở Đình làng. Cùng với cuộc cúng tế, đám đình diễn ra vui vẻ náo nhiệt được gọi chung là “hội hè đình đám” - “lễ hội” ngày nay.

Lễ hội là thuật ngữ gồm hai từ tố: Lễ và hội.

- "Lễ": là hệ thống những hành vi, nghi thức có tính chất phổ biến, được quy định một cách nghiêm nghặt nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người với thần linh, tạ ơn thần thánh đã phù hộ và cầu xin tiếp tục phù hộ, đồng thời phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Phần lễ là phần thiêng, là gốc rễ, là chủ đạo mang nặng yếu tố tâm linh, và có tính ổn định.

- "Hội" là cuộc vui, là sinh hoạt văn hóa nghệ thuật bắt nguồn từ nhu cầu vui chơi giải trí để giải tỏa về tinh thần và thể xác của con người nông nghiệp sau những ngày lao động mệt nhọc, và lòng khao khát được sự đồng cảm với cộng đồng. Hội thiêng về đời thường, vui chơi, giải trí để chúc mừng thần linh và hưởng thụ ân lộc của thần linh ban tặng nên Hội bao giờ cũng sôi động, vui vẻ. Hội là phần phái sinh, khơng ổn định và có thể thay đổi như chính sự sơi động vốn có của đời thường.

Hai yếu tố lễ và hội không tách rời nhau, hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất làm nên hiện tượng “lễ hội”. Lễ hội mang tính mở, lơi cuốn mọi người tìm đến, duy trì quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội và liên kết lứa đơi thành những gia đình mới.

Nếu lễ tết là một hệ thống phân bố theo thời gian vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng án rảnh rỗi nhất, tiết trời ấm áp, mát mẻ thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội, tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người tham dự và giới hạn trong mỗi gia đình, duy trì quan hệ tơn ty (trên dưới) giữa các thành viên trong gia đình; thì lễ hội là hệ thống phân bố theo không gian: lễ hội diễn ra liên tiếp hết vùng này đến vùng khác trên khắp đất nước, có nơi mật độ rất cao như vùng Kinh Bắc có câu:

47

“Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu nhớ về Hội Gióng, mỗi vùng có lễ hội riêng của mình, đồng thời mang tính mở, thu hút mọi người cùng tham gia lễ hội và duy trì quan hệ dân chủ, bình đẳng.

Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình. Phần hội gồm các trị vui chơi giải trí hết sức phong phú. Lễ tết và lễ hội đều là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng (lễ) và cái trần thế (tết, hội).

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần có từ lâu đời và đã trở thành phong tục tập quán của dân tộc ta. Với tư cách là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt –tổng hợp bao gồm các mặt: vật chất và tinh thần, tơn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, thiêng liêng và đời thường – có sức hút, lôi cuốn đông đảo công chúng, các tầng lớp trong xã hội tham gia, và trở thành một nhu cầu văn hóa chính đáng, khát vọng của con người từ thời cộng sản nguyên thủy cho đến ngày nay.

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)