Lễ hội tơn giáo là lễ hội của những tín đồ có cùng tín ngưỡng về tơn giáo, thường vào các dịp kỷ niệm, lễ trọng gắn với mốc thời gian có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Đấng Giáo chủ và các bậc thân tín của Ngài. Khơng gian chủ yếu của lễ hội tôn giáo là nơi thờ tự của tơn giáo đó và phạm vi ảnh hưởng của nó – thường là rất rộng - ở tất cả những nơi có thờ tự.
Lễ hội tôn giáo thường nặng về nghi thức hành lễ, phần hội sau đó thường đơn giản. Dù với quy mơ và hình thức như thế nào thì lễ hội tơn giáo đều có lịng tin tuyệt đối của tín đồ khi tham dự.
69
Việt Nam có sáu tơn giáo chính: Phật giáo, Kitơ giáo, đạo Tin lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, Hịa Hảo… Hai tơn giáo có số lượng tín đồ nhiều nhất hiện nay là Phật giáo và Kitô giáo.
1. Lễ hội Phật giáo:
Phật giáo là tơn giáo có số giáo dân lớn nhất trong các tơn giáo ở Việt Nam, là tôn giáo du nhập sớm nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã có từ lâu đời xuất phát từ lòng hiếu kính đối với cha mẹ, ông bà, Lễ cúng ở chùa từ lâu đã trở thành tập quán của dân tộc gắn với nhu cầu về tâm linh: cầu an khi đau ốm, cầu siêu khi qua đời… các tín ngưỡng dân gian cũng xâm nhập vào các lễ cúng của chùa như cúng cô hồn, cúng sao giải hạn, cúng tam tai…
Trong một năm, Phật giáo có khá nhiều lễ liên quan đến mốc thời gian liên quan đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các thân tín của ngài như: lễ sóc vọng, Lễ Thượng Nguyên, Đại lễ Phật Đản, Đại lễ Vu Lan, Lễ vía Phật Di Lặc, Quan âm Bồ Tát, Lễ Thành Đạo (8/12)…
Lễ sóc vọng: là lễ nghi có tính định kỳ về thời gian vào mồng 1 và ngày Rằm
của tháng để cầu cho ước vọng về sự hạnh phúc, mạnh khỏe, thăng tiến… của gia đình và bản thân. Tục ăn chay vào các ngày này xuất phát từ thuyết không sát sanh của Phật giáo.
Lễ Thượng Nguyên: là ngày Vía Đức phật A Di Đà được tổ chức vào ngày Rằm Tháng Giêng hướng thiên cầu phúc, là ngày Đức Phật giáng lâm các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ Phật giáo. Vào ngày này, thiện nam tín nữ đi chùa rất đơng, kể cả những người không theo đạo Phật cũng đến cúng bái tại chùa. Dân gian có câu: “Lễ cả năm khơng bằng Rằm tháng Giêng”.
Rằm Tháng Giêng cũng là ngày Vía Thiên Quan, tại các chùa, đền có làm lễ dâng sao cịn gọi là Lễ cúng sao giải hạn, nghĩa là cúng các vì sao để giải trừ tai ách quanh năm.
Đại lễ Phật Đản: là lễ chung cho các chùa ở Việt Nam được tổ chức vào ngày
Rằm tháng Tư âm lịch nhằm tưởng nhớ ngày Đản sanh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và công ơn của Ngài– người sáng lập đạo Phật.
Từ khoảng 4 giờ sáng, các tăng ni lên khóa lễ để mời các chư Phật và Bồ Tát về minh chứng cho buổi lễ. Các tăng ni mài trầm hương, hòa cùng với nước mưa đem tắm cho tượng, vừa tắm vừa tụng kinh. Buổi chiều khóa lễ chúc mừng Đức Phật
70
ra đời, đồ lễ vật là hương hoa và trái cây. Sau khi kết thúc lễ, chia lộc Phật (nước tắm tượng, khăn lau tượng) để con cháu lấy phước khỏe mạnh, bình yên.
Đức Phật giáng sinh ngày 15/4 năm 623 BC (có tài liệu ghi 544 BC) ở một nước nhỏ ven sườn núi Hymalaya (nay thuộc Ấn Độ), con Vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Khi Ngài ra đời có 9 con rồng bay đến phun nước tắm cho Ngài, Ngài bước đi 7 bước trên 7 bông sen, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất nói: “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn”, nghĩa là trên trời dưới đất chỉ có mình ta được giao trách nhiệm tơn q vì nhân sinh, nhân quần. Đức Phật là hiện thân của chân lý giải thoát, đời sống của Ngài là một biểu hiện sống động cho giáo lý của Ngài, nhờ tu tập bản thân, đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc thánh giữa thế gian. Bằng cuộc đời, bằng những lời dạy, Đức Phật đã khai thị cho loài người biết rằng, bất cứ một người nào, với sự nỗ lực của bản thân, đều có thể vươn lên đỉnh cao của giác ngộ và giải thoát, tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, gột rửa nội tâm để trở thành một bậc thánh, một con người hồn thiện về đức hạnh và trí tuệ. Có thể nói, khơng một tơn giáo nào, khơng một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật. Tính nhân bản tuyệt vời của đạo Phật chính là chỗ đó.
Đại lễ Vu Lan: được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 bắt nguồn từ hành vi hiếu
đạo của Mục Kiền Liên. Bà Thanh Đề khi sống làm nhiều điều ác, lúc chết bị đày chốn âm ty chịu lao khổ. Mục Liên xin Đức Phật được chịu khổ thay mẹ bằng lễ cúng dường trai tăng vào ngày rằm tháng 7. Sau đó nhờ vào chú nguyện của Đức Phật và chúng tăng mười phương mà mẹ ông được cứu thoát. Về sau, ngày rằm tháng 7 được gọi là ngày xá tội vong nhân – ngày thể hiện rõ nhất tư tưởng từ bi, bác ái của Đạo phật, ngày báo đáp công ơn của con cái đối với cha mẹ.
Lễ Vu Lan tại chùa có ý nghĩa mở cửa ngục nhằm xóa tội vong nhân: bày hương, hoa, quả, đèn, trầu, rượu. Trên bàn để cái chén úp lại trong đó có tờ giấy ghi chữ “Ngục”. Sau đó là lễ thí thực (mời ăn, hưởng lộc: tục cướp cháo lá đa). Sau khi cúng xong, những người nghèo tới xin cháo, trẻ con “cướp” hoa quả bánh trái như cách hưởng lộc của Phật. Lễ kết thúc bằng kinh A di Đà, cầu siêu cho các vong hồn được siêu thốt. Tục hóa vàng được thực hiện sau cùng. Tại các chùa cịn có tục cài bơng hồng lên áo cầu cho cha mẹ phước thọ an khang hoặc sớm được siêu thoát.
Với người Việt Nam, lễ Vu lan là dịp nhớ đến cội nguồn, nhớ về ông bà tổ tiên, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, muốn làm điều gì đó tốt
71
đẹp thể hiện lịng hiếu thảo đối với ơng bà, cha mẹ. Đồng thời tại các gia đình cũng có tục cúng cơ hồn trước nhà/ xe, phối hưởng làm phúc trong ngày lễ Vu Lan.
Lễ Vu Lan là sự dung nạp lý tưởng đạo đức thuần khiết, đã trở thành nếp sống của cả cộng đồng. Dù có phải là tín đồ Phật giáo hay không, các tục lễ màu Vu Lan vẫn là dấu ấn đạo đức truyền thống của dân tộc – báo hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
2. Lễ hội Kitô giáo:
Với Kitơ giáo, những hình thức nghi lễ tơn giáo mang tính tốn cầu và được thực hiện nghiêm túc, thống nhất. Khi hành lễ, Linh mục là người thay mặt Chúa rao giảng kinh Phúc âm và làm các phép bí tích như rửa tội, giải tội… Các tín đồ cơng giáo thì thể hiện đức tin của mình bằng việc đọc kinh cầu nguyện, xưng tội, chịu lễ. Những lễ nghi tôn giáo chỉ là một trong những biểu hiện của sinh hoạt tôn giáo ở bất kỳ giáo xứ nào.
Kitơ giáo lấy việc kính trọng và thờ phụng Đức Chúa trời trên hết mọi sự, do vậy các nghi lễ tơn giáo đều có liên quan đến Đức Kitơ và các tông đồ của ngài như : Lễ Chúa Giáng Sinh (25/12), Lễ Phục sinh, Lễ Thăng Thiên, Lễ Chúa hiển linh, Lễ Thánh Giuse (19/3), Lễ Hiện xuống, Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Tông Đồ (19/6), Lễ Đức Mẹ lên trời (15/8), lễ các Thánh Nam Nữ (1/11), Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội (8/12)…
Lễ Chúa nhật: là lễ thường niên của đồng bào Kitô giáo theo quan niệm Chúa
sáng tạo vũ trụ và vạn vật trong 6 ngày và nghỉ ngày chủ nhật. Ngày đó các tín đồ đến nhà thờ và làm lễ.
Lễ phục sinh: được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong
năm của người theo Kitô giáo thường diễn ra vào Chủ nhật - tuần thứ 3 tháng 4 hàng năm để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Tuần trước ngày Phục Sinh được gọi là Tuần Thánh, chủ Nhật trước đó là Chúa nhật Lễ Lá.
Lễ Giáng Sinh (còn gọi là lễ Noel) là lễ trọng của Công giáo kỷ niệm sự nhập
thế nhiệm mầu của Đấng Thiên Chúa vơ hình vào một xác thân cụ thể là Giê Su theo một huyền tích cụ thể của Kitơ giáo được tổ chức vào ngày 25/12 hàng năm. Theo truyền thuyết, cha của Người tên là Giu Se, làm nghề thợ mộc và là cha nuôi. Mẹ của Người là Maria đồng trinh mang thai ơng một cách mầu nhiệm. Ơng sống đầu thế kỷ thứ I sau công nguyên, là con người cùng khổ, sống đời sống du mục, sẵn
72
sàng chịu đựng thay cho mọi người những khổ đau trên trần thế, hy sinh đời mình trọn vẹn cho đồng loại, rao giảng về lẽ cơng bằng, lịng bác ái theo ý Chúa nhân từ.