Tín ngưỡng Việt Nam phản ánh đậm nét nguyên lý âm dương: Là con đẻ

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 26 - 27)

của nền văn hóa nơng nghiệp, việc duy trì và phát triển sự sống là nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Để duy trì cuộc sống, cần sự sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi, để phát triển sự sống cần cho con người sinh sơi… đó là sự kết hợp giữa trời và đất, mẹ và cha, giữa âm và dương biểu hiện ở đối tượng thờ cúng (trời-đất, chim-thú, tiên- rồng), đến cách thức giao lưu giữa hai cõi (xin keo, các cặp đôi ông đồng – bà cốt, đồng cô- đồng cậu…).

- Phương thức sản xuất nơng nghiệp lúa nước mang nặng yếu tố âm tính, cho nên nữ giới được gắn với quyền năng sáng tạo, sinh sản, làm tăng trưởng các loại cây trồng… nên gắn liền với cuộc sống nông nghiệp và nguyên lý âm dương là khuynh hướng đề cao phụ nữ: nữ tính hóa các hiện tượng tự nhiên, biến các thần tự nhiên thành các nữ thần và tôn phong nhiều vị nữ thần như Mẹ/Mẫu. Người Việt cũng như các tộc người khác coi lực lượng tự nhiên là mẹ và đề cao vai trò nữ giới trong đời sống xã hội.

- Trong tiến trình lịch sử của mình người Việt Nam đã sáng tạo và thực hành nhiều loại tín ngưỡng, tạo nên tín ngưỡng đa thần giáo, tín ngưỡng này biểu hiện ở tính cộng đồng (Tập thể các thần sống và làm việc theo lối cộng đồng: như cặp đôi biểu tượng phồn thực, tiên rồng, tam phủ, tứ phủ, ba vị thổ công, Thành Hoàng làng thường là tập thể hàng chục vị…); Họ quan hệ với nhau và với con người theo

nguyên tắc dân chủ thể hiện ở quan niệm dân gian về quyền lợi và trách nhiệm hai chiều giữa thần linh và con người: con người có trách nhiệm thờ cúng, thần linh có

27

trách nhiệm phù hộ độ trì cho con người. (Ở nhiều làng khi bị hạn hán thì đem bài vị

thần phơi khơ, khi lũ lụt thì đem tượng thần ra ngâm nước. Trong các bài khấn của đồng bào Tây Nguyên thường theo công thức: Hỡi các thần (kể tên từng vị), chúng tôi muốn (nêu yêu cầu), chúng tôi đã cho các vị (nêu vật hiến tế) …, nếu các vị không giúp chúng tôi, sang năm chúng tơi sẽ khơng cúng các vị nữa…).

- Tín ngưỡng con người phụ thuộc nhiều vào trình độ, nhận thức và hoàn

cảnh, điều kiện của từng người nên không theo trật tự tự nhiên, logic, và thường không ổn định và thiếu bền vững.

Người Việt Nam thực hành tín ngưỡng ngồi niềm tin như một biện pháp bảo trọng cuộc sống (của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng), mong được yên lành (có thờ có thiêng, có kiêng có lành), cũng như là một biện pháp “kỹ thuật” phụ trợ thêm vào các biện pháp khoa học kỹ thuật lao động sản xuất khác nhằm đem lại mùa màng tốt tươi, còn là một phương thức để họ thực hành và di dưỡng đạo đức và luân lý.

Toan Ánh cũng cho rằng dân ra thực hành tín ngưỡng là vì lễ - chịu ơn thì phải trả ơn, được giúp đỡ thì phải báo đền lại. Mặt khác người Việt Nam rất yêu quý cuộc sống, lo sợ bị quấy phá, nên dùng thái độ tơn kính để ngăn chặn tai họa. Vì vậy xuyên suốt những lời khấn cầu xin thần linh là nhằm cho con người có sức khỏe, yên ổn, con đàn cháu đống, thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu, đất nước thanh bình.

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)