Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần:

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 39 - 41)

III. TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI CON NGƯỜ

6. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần:

"Đức Thánh Trần" là một hiện tượng đặc biệt của đời sống văn hóa dân gian người Việt, là minh chứng tiêu biểu về mối liên hê giữa các yếu tố lịch sử và dân gian. Những hồi ức về lịch sử, đậm màu sắc dân gian được dân chúng bảo tồn, tiềm ẩn trong sâu thẳm của tâm linh, và được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Trong dịng tâm thức sùng kính đến mức thần hóa những người có cơng với nước với làng, người Việt đã tôn Thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc với chiến công lẫy lừng ba lần đánh bại qn Ngun Mơng. Ơng là một nhân thần - một vị THẦN-NGƯỜI có thật trong lịch sử - tên là Trần Quốc Tuấn, sinh khoảng từ 1230 – 1234, là anh trai vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Là người văn võ song tồn, (giặc phương Bắc vì sợ mà gọi là An Nam Hưng Đạo Vương), có trung có hiếu: "Bệ hạ hãy chém đầu tôi trước rồi hãy hàng", "Khoan thư sức dân là kế sâu

rễ bền gốc" là câu nói biểu hiện lịng trung thành tuyệt đối của ông đối với đất nước,

luôn đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết. Đối với cấp dưới, Ơng sống có tín nghĩa, biết thu phục và trọng dụng người hiền tài (như Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão,

Trương Hán Siêu…). Ông được Vua Trần Thánh Tông tặng danh hiệu “Thái sư

thượng phụ, thượng quốc công; nhân võ Hưng Đạo đại vương”. Sử thần Phan

Huy Chú có viết lời án: "Danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương khơng mấy

đời có; kiêm cả văn võ, thừa trí dũng, dựng nên cơng lao sự nghiệp kỳ vĩ … Ơng khơng những là anh hùng của một thời đại mà cho đến các bậc tướng thần cổ kim cũng ít ai bì kịp". Ơng nhiều lần được nhận sắc phong Thượng đẳng tối linh thần

40

của các vương triều, được Nhà nước chính thức đưa vào thờ phụng trong các đền miếu đế vương.

Người dân Việt trong suốt bảy thế kỷ qua đã phong tặng là ĐỨC THÁNH TRẦN, là VUA CHA, là ĐẾ. Cũng vì thế, vị Thánh này đã có ảnh hưởng khá lớn trong chiều sâu tâm tưởng và đời sống hàng ngày của những người dân lao động đất Việt. Ông được xem như một vị Thánh có nguồn gốc trên thượng giới: tương truyền bà Thiện Đạo quốc Mẫu nằm mơ thấy có "Thanh tiên đồng tử" (hay "em bé áo xanh") đầu thai xin được làm con. Khi Trần Hưng Đạo ra đời, trong nhà tràn ngập hương thơm và ánh sáng. Một vị đạo sĩ xem tướng tinh rằng: "Người này tốt lắm, về sau cứu nước giúp đời làm sáng sủa cho non sơng đó". Và dân gian cũng tin rằng: sau khi mất, Đức Thánh trở về Thiên đình được phong là Cửu Thiên Vũ Đế với sứ mệnh diệt trừ yêu ma, tà đạo ở cả ba cõi Thượng giới (Thiên đình), Trung giới (trần gian), và Hạ giới (âm phủ), theo đó xem Vị Thánh là Tiên giáng trần cứu dân lành, sau khi hoàn thành sứ mệnh dẹp yên bờ cõi, trừ bọn yêu ma, lại quay trở về cõi Tiên và được phong Đế để tiếp tục giúp dân giúp nước.

Vào ngày 18/8 năm 1300, Vương đang tụng kinh ở trên núi, nghe nói chị

mình mắc bệnh, bèn xuống hỏi thăm. Bà chị nói ngày tới sẽ về tiên tổ, Vương đáp "em còn chút việc bận, chị hãy đợi em đến sáng 20 cùng đi một thể". Đến ngày đó, Vương khơng có bệnh gì mà mất. Trước khi mất, xem thiên văn thấy một vị tướng tinh cực to bay từ đông bắc sang tây nam rồi sà xuống đất, sáng lóe ra 10 trượng. Ơng dặn dị các con: "Khi ta sống ba lần đánh quân Nguyên giết hại chúng rất nhiều, nên sau khi ta mất, họ sẽ tìm mộ ta. Trong tháng này, bí mật chơn ta ở vườn An Lạc, giả nói rằng an táng chị ta, táng xong nên để đá rất sâu rồi trồng cây lên trên. Sang tháng, về Tức Mặc phao tin ta mất ở đó rồi làm nghi thức an táng. Hài cốt phải dùng của viên quan sang trọng, chớ dùng của người thường dân, khó che mắt chúng. Ta đã dâng biểu tâu vua cho khu Bảo Lộc làm dân tạo lệ, lúc sống chưa từng đặt chân tới đó, khơng biết nay như thế nào. Vậy phải cho quan coi nơi nào đẹp đẽ hãy làm mộ giả và đốc việc chôn cất cho trang trọng mới che được con mắt ngờ vực của người ngồi". Vì thế nay tại Bảo Lộc có một lăng ghi lăng mộ Hưng Đạo Vương, có quan tài bằng đồng nhưng tương truyền là của một viên bộ tướng.

Truyền thuyết về Hưng Đạo Vương có biểu tượng thanh kiếm thần cũng

được khai thác nhiều: thanh kiếm như là một vật thiêng tạo cho Đức Thánh Trần một sức mạnh siêu phàm. Sau khi thắng giặc, Ông quay lại và cắm một thanh kiếm trên

41

đỉnh núi Thụ Khê - nơi Vương đã lập đồn binh - để ghi nhận công lao của nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)