II. LỄ HỘI TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN 1 Lễ hội thờ các vị thần tự nhiên:
1.1. Lễ hội Nghinh Cô (Long Hả i– Bà Rịa Vũng Tàu):
Lễ hội Nghinh Cô (hay lễ rước bà Thủy) là lễ hội dân gian của cư dân ở ven biển Nam Bộ, là lễ hội lớn thứ hai sau Lễ hội Nghinh Ông hàng năm của người làm nghề đánh cá. Lễ Nghinh Cô gắn liền với nhân vật truyền thuyết hiển linh trong dân gian chỉ được tổ chức ở Long Hải và có sự tham gia của các ngư dân các vùng lân cận như Gị Cơng, Bến Tre, Trà Vinh… cũng như rất đông dân thập phương đến tham dự lễ hội. Lễ hội được tổ chức từ ngày 10-12/02 âm lịch hàng năm.
62
Người dân địa phương với lòng tưởng nhớ và biết ơn, tin rằng thiên nhiên và đối tượng mình tơn thờ sẽ phù hộ cho mình trong nghề nghiệp, trong cuộc sống ngày mai. Bởi vì sau lễ hội, sau những ngày nghỉ ngơi vui chơi, họ lại tiếp tục ra khơi kéo lưới, đánh cá, đối mặt với thiên nhiên rộng lớn và đầy kỳ bí. Lễ hội Nghinh Cô bắt nguồn từ truyền thuyết kể lại rằng “Cơ” là người Bình Thuận theo cha vào buôn bán xứ này, sau mến cảnh mến người cô tha thiết xin cha ở lại nhưng người cha không đồng ý, cơ gái đã trầm mình xuống sơng tự vẫn. Dân làng nơi đây đã lập miếu thờ và qua nhiều lần trùng tu đã trở thành dinh thờ tương đối đồ sộ ngay thị trấn Long Hải mà người ta quen gọi là Dinh Cơ. Cũng có một truyền thuyết khác cho rằng cô là một liên lạc viên của nghĩa quân Tây Sơn bị địch giết chết. Người dân nơi đây tin rằng Cô rất linh thiêng, đã từng phù hộ, che chở cho ngư dân trong nghề biển giả, tránh được rủi ro, làm ăn thuận lợi nên khi làm ăn gặp vận may, ngư dân lại đem lễ vật đến Dinh Cô cúng bái tạ ơn, lâu ngày trở thành tập tục.
Về nghi thức, mở đầu cho Lễ hội là Lễ Tiên thường, sau đó là lễ Xây Chầu – Đại bội (mời đoàn hát bội về hát cả ngày lẫn đêm). Đêm ngày 10-11 là hai đêm hoa đăng được tổ chức từ Dinh Cô ra đến bãi biển hòa trong dòng người thắp hương khấn vái với cành huệ trắng trên tay. Chính lễ được tổ chức vào rạng sáng ngày 12 với lễ Nghinh Cô, đi đầu là các đội Lân, tiếp theo là vị Chánh bái mặc bộ y phục cổ truyền mang bài vị và lễ vật, có cờ xí và lọng che, cùng đồn chèo Bá Trạo hướng về ghe lễ đã được trang hoàng cờ hoa lộng lẫy, phía trước mũi ghe có bàn hương án sơn đỏ. Điều khiển ghe có Tổng mũi, Tổng lái và Tổng thương. Theo sau ghe lễ là đồn ghe vài chục chiếc nối đi nhau trong tiếng nhạc trầm hùng hướng về Mũi nhỏ - nơi có ngơi mộ của Cơ. Sau các nghi thức tế lễ, đoàn chèo Bá trạo hát các ca khúc ca ngợi công đức và sự linh thiêng của Cô, cầu mong tơm cá đầy khoang, trời n biển lặng. Đồn ghe lễ quay về trong sự chào đón nồng nhiệt của người dân, đội lân vờn múa trên bãi cát, hàng trăm quả bóng được tung lên cùng với chim sẻ, chim ri được người dân phóng sinh. Sau đó đồn Nghinh Cơ từ ghe lễ quay vào bờ, về thẳng vào Dinh để tiếp tục tế lễ. Buổi chiều trên bãi biển và cả trên biển sẽ diễn ra những trò chơi dân gian như múa lân, đấu cờ, múa bông, bắt vịt …