IV. LỄ HỘI ĐƯƠNG ĐẠ
17. Huỳnh Quốc Thắng, Khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du lịch
tại Tp.HCM, Nxb Trẻ, 2007.
18. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa VN, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2001, 690tr. 19. Ngơ Đức Thịnh, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Trẻ, 2012, 586 tr. 20. Vũ Mai Thùy, Phong tục tập qn người Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, 2004.- 277tr 21. Nguyễn Văn Thuyên, Văn minh Việt Nam , Nxb Hội nhà văn, 2005.- 413tr 22. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý, Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng tin, 2005, 1200tr. 23. Lê Trung Vũ, Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, 1992, 367tr.
79
Lễ hội Việt Nam
Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ
cây...Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc. Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có cơng dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sơi động bằng những sự tích, cơng trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có cơng với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ cịn có trị múa khiên, ném lao, đấu gậy.
Các trị vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu... Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.
Ngày xuân, người ta thường đi chơi đơng hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho khơng khí đầu xn càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu khơng khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có cơng chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1. Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có cơng dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ
80
Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có cơng đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vơ danh thời Hậu Lê có cơng bày mưu đánh giặc Minh...
Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (Nam Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnh vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi Yên Tử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách lịng thành của mình. Đến Hịa Bình để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường của người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể. Ngồi ra, người Tày, Nùng Tây Bắc cịn có hội Lồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mơng có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có hội mừng năm Mới... Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Câu chuyện liên quan đến Phạm Nhan cũng góp phần lớn đưa Trần Hưng Đạo vào vị trí đặc biệt trong tâm thức dân gian: Một người Quảng Đông, sang buôn bán bên nước Nam, lấy vợ và sinh được Bá Linh (Phạm Nhan). Bá Linh theo cha về Tàu học hành giỏi, đỗ tiến sĩ triều nhà Ngun. Y có phép tàng hình biến hóa thường vào cung trị bệnh cho cung nữ, nhưng hay tìm cách tư thân với cung nhân. Sau bị lộ, Bá Linh tình nguyện xin đi làm hướng đạo đánh Nam quốc để lập công chuộc tội. Hưng Đạo Vương sai người đi bắt, nhưng cứ bắt được thì hắn lại trốn thốt, chém đầu này lại mọc đầu khác vì rất cao tay phù thủy, chỉ khi đích thân Hưng Đạo Vương cầm kiếm chém thì Phạm Nhan mới chịu thua. Trước khi bị hành hình, Phạm Nhan có xin Hưng Đạo Vương: "Phải cho tơi ăn gì chứ", Vương giận bảo: "Cho mi ăn máu đẻ của đàn bà". Vì vậy sau khi chết, hồn hắn đi đâu gặp sản phụ thì lập tức hớp hồn họ gây đau ốm liên miên. Người bệnh thường đến đền thờ Trần Hưng Đạo, lấy chiếu cũ trong đền, bất thần bắt người bệnh nằm lên, rồi đem chân nhang đốt ra tro quậy nước cho uống thì sẽ khỏi. Có người mới chỉ mang chiếu từ đền Vương về nhà thì bệnh cũng đã thun giảm. Chính vì thế, người ta cảm nhận được anh linh kỳ diệu của Trần Hưng Đạo.
81
25. Căn cứ vào mục đích tạ ơn thần thánh có thể phân biệt thành ba loại lễ hội: a. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên là các lễ hội nghề nghiệp, trong đó quan trọng nhất là lễ hội nơng nghiệp: Lễ hội cầu mưa, Lễ hội nhắc nhở vai trị cùa phân bón, Lễ hội đâm trâu của người Ba-na ở Tây Nguyên nhằm tạ ơn trời ban cho mùa màng và sức khỏe, Lễ hội Cốm đón mùa lúa chín, lễ hội xuống đồng của người Tày-Nùng-Thái ở Tây Bắc vào mùa xuân, lễ hội liên quan đến cuộc sống vùng sơng nước như đua thuyền ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, đua ghe ngo ở miền Tây…
b. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội là những lễ hội kỷ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước như Hội Đền Hùng (Phú Thọ), giỗ tổ Hùng Vương (10/3), hội Gióng (Hà Nội – 9/4), Hội Đống Đa mừng chiến thắng của Quang Trung năm 1789 (5/1)…
c. Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng là các lễ hội tơn giáo và văn hóa. Lễ hội tôn giáo như hội Chùa Hương (Hà Tây) mở vào mùa xuân, hội chùa Tây Phương (Hà Tây – 7/3); các lễ hội tín ngưỡng dân gian như hội núi Bà Đen (Tây Ninh- mở từ 10/1 đến hết tháng Giêng), hội Phủ Giầy (Nam Định – mở thượng tuần tháng 3), hội Chữ Đồng Tử (Hà Tây, trung tuần tháng 2 kỷ niệm nơi Tiên Dung – Chữ Đồng Tử lần đầu gặp nhau)…
Căn cứ vào góc độ tiếp cận lễ hội: (Cách phân loại nào cũng mang tính tương đối).
a. Dựa vào cấp độ của tổ chức xã hội: Lễ hội gia đình, lễ hội làng/vùng/miền, lễ hội quốc gia, dân tộc.
b. Quy chiếu lễ hội theo loại hình: Lễ hội nơng nghiệp, lễ hội phồn thực giao duyên, hội văn nghệ giải trí, hội thi tài, hội lịch sử.
c. Dựa vào đối tượng tôn vinh: Lễ hội thờ cúng Thần Thành hồng, lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội Ơng Nam Hải
Dựa vào tên gọi của cơ sở tín ngưỡng: lễ hội Đình (nơi thờ Thần Thành hồng, các
vị thần dân gian), lễ hội Làng (thờ cúng Cá Ông), lễ hội Miếu (nơi thờ các vị thần dân gian: thờ Nữ Thần).
82
Sự khác biệt trong phong tục cưới xin của các tộc người ở Việt Nam:
Việt Nam có 54 tộc người, đám cưới của các tộc người có sự khác biệt rất rõ nét. Và trong một tộc người có những nhóm tộc người thì đám cưới cũng rất khác biệt, có thể chia thành đám cưới của các tộc người theo chế độ phụ hệ (Mông, Thái: Nam giới chủ động trong hôn nhân và cưới xin, còn tồn tại hủ tục thách cưới rất nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc của đôi trai gái), mẫu hệ (Ê đê, Chăm: Nữ giới chủ động trong hôn nhân và cưới xin: cơ gái có quyền chọn chồng, quyết định hơn nhân của mình, mọi hoạt động tổ chức lễ cưới đều được tổ chức bên nhà gái – đây là nét độc đáo riêng của các dân tộc này). Đây là hai nét khác biệt có bản nhất. Nét khác biệt thứ hai trong lễ cưới cộng đồng các tộc người Việt Nam là có sự phân biệt giữa các tộc người còn nhiều tàn dư của chế độ mẫu hệ hoặc tộc người thuộc ngôn ngữ môn Khơ me – chế độ phụ hệ đã được thiết lập tuy nhiên tàn dư của chế độ mẫu hệ còn rất đậm nét, thể hiện ở tục ở rể và tục thách cưới rất nặng nề, khác với các cư dân làm ruộng nước dưới đồng bằng tục lệ cưới xin đơn giản hơn rất nhiều (vd: người Việt). Nét khác biệt thứ ba trong lễ cưới của các tộc người ở VN là nghi lễ của các tộc người theo tơn giáo khác nhau. Ví dụ tộc người theo Hồi giáo (điển hình là người Chăm), tộc người theo Phật giáo và khác biệt với tộc người theo Thiên chúa giáo.
Đám cưới của người H’Mơng: Thách cưới rất nặng nề vì trong mơi trường làm nương rẫy trên rẻo cao, sức lao động là rất lớn. Một gia đình người Mơng khơng thể thiếu được nếu thiếu vai trò của người phụ nữ. Khi người phụ nữ đi lấy chồng thì gia đình mất đi nguồn nhân lực rất lớn, nên phía nhà trai phải “đền bù” lại sức lao động đó.