Nhiệm vụ nghiên cứu tiếp tục

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 37 - 40)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Giai đoạn sau Đổi mới 1986

1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tiếp tục

Trở lên, mới chỉ điểm qua một số ý kiến, nhưng đã tốt lên chiều hướng khẳng định nhĩm Hàn Thuyên nĩi chung, Trương Tửu và Lương

Đức Thiệp nĩi riêng khơng mang lập trường đối địch và ít nhiều cĩ đĩng gĩp cho văn hĩa khoa học nước nhà. Đặc biệt, Trương Tửu là học giả cĩ tài

năng và nhân cách, nhưng về phương pháp tư tưởng thì máy mĩc cực đoan, một chiều, cho nên khơng tránh khỏi sai lầm lệch lạc, mà về sau đã tự nhận thức rõ và ra sức khắc phục. Nhiều ý kiến bày tỏ nguyện vọng muốn Giáo sư Trương Tửu được khơi phục hồn tồn như các đồng nghiệp cùng cảnh ngộ. Đây tất nhiên là trách nhiệm của Nhà nước. Nhưng riêng giới khoa học cịn phải gĩp phần làm sáng tỏ một cách tồn diện và thật sự khách quan nhiều vấn đề cịn vướng mắc.

Chúng tơi hồn tồn tán thành và nhiệt liệt kế thừa xu hướng đổi mới cách đánh giá lại về nhĩm Hàn Thuyên nĩi chung cùng các tác giả trong lĩnh vực lý luận phê bình nĩi riêng trong mấy chục năm qua. Ắt hẳn là cịn nhiều điều phải tiếp tục nghiên cứu, nhưng với khả năng hạn chế của mình, chúng tơi thấy cĩ mấy vấn đề cần được tiếp tục đào sâu hơn như sau:

- Nghiên cứu hai nhà lý luận phê bình văn học tiêu biểu Trương Tửu và Lương Đức Thiệp của nhĩm Hàn Thuyên, phải thấy mối quan hệ giữa

tồn thể với bộ phận là cĩ sự thống nhất, nhưng khơng được đồng nhất, vì cĩ nhiều sự khác biệt. Bởi vậy trước hết phải tìm hiểu nhĩm Hàn Thuyên về

mọi mặt để thấy yếu tố tích cực cũng như tiêu cực chắc chắn cĩ tác động đến hai vị. Nhưng mặt khác lại khơng nên đem bất cứ yếu tố tiêu cực nào của

Hàn Thuyên đều gán cho hai vị, nhất là Trương Tửu. Nĩi một cách khác, cĩ

nghiên cứu được tính phức tạp kể cả mặt tích cực của nhĩm Hàn Thuyên

mới cĩ thêm cơ sở vững chắc để đánh giá những nhà lý luận phê bình văn học của họ. Vấn đề này nêu lên trước là cần thiết, nhưng khơng nặng về mục đích tự thân mà phần nào cĩ ý nghĩa như tiền đề, như điều kiện, như phương tiện phục vụ cho việc đánh giá riêng về lĩnh vực lý luận phê bình văn học như tiêu đề của luận án đã hàm ý.

- Về Trương Tửu, vốn bị “tai nạn”, mà ngày nay đã được khơi phục dần. Nhưng đây là vụ án “văn tự”. Lý do sâu xa ơng là người say sưa vận dụng

lý thuyết mới, liên quan đến các tên tuổi đại diện cho các trào lưu tư tưởng lớn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: K.Marx, F.Engels, V.Lênin, V.Trosky, S.Freud, H.Taine, v.v..., cho nên người ta thường đánh giá ơng về tư tưởng, lập trường quan điểm. Bởi vậy, trước hết ở đây phải làm sáng tỏ đối với từng tên tuổi, Trương Tửu cĩ chịu ảnh hưởng hay khơng, chịu ảnh hưởng đến mức nào, rồi vận dụng, nhất là vận dụng liên kết các nguồn tư tưởng với nhau như thế nào. Nĩi cách khác tư tưởng học thuật của Trương Tửu cĩ mang tính chất Trotskit, phản Mác xít hoặc Mác xít giả hiệu hay khơng? v.v... Nếu vẫn là Mác xít, thì mang những đặc điểm cùng ưu, khuyết điểm như thế nào.

- Về Lương Đức Thiệp, vì ơng mất tích ngay từ năm 1945, khơng trải qua cuộc đời thăng trầm trong chế độ mới, được xem như một hiện tượng đã sớm hồn kết, gần như rơi vào quên lãng, kể cả trong thời kỳ Đổi mới về sau, ngoại trừ một số ý kiến bước đầu mới xuất hiện gần đây nhất. Nhưng vẫn cịn đĩ mà nổi bật lên những sự đánh giá về ơng thời trước cách mạng, tuy cũng cĩ khen, nhưng chủ yếu là thiên về phê phán theo tinh thần chung đối với nhĩm Hàn Thuyên thời ấy. Như thế luận án của chúng tơi sẽ cố gắng gĩp

phần đánh giá lại Lương Đức Thiệp theo tinh thần đổi mới, nhất là về con đường tư tưởng học thuật của ơng vươn đến quan điểm Mác xít về văn học diễn ra cụ thể với những ưu, khuyết điểm như thế nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)