Bối cảnh chính trị, văn hĩa xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 40 - 44)

CHƢƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ NHĨM HÀN THUYÊN

2.1. Bối cảnh ra đời nhĩm Hàn Thuyên

2.1.1. Bối cảnh chính trị, văn hĩa xã hội

Các chính sách đàn áp bĩc lột của thực dân Pháp, phát xít Nhật đối với người dân Việt Nam và các cuộc khởi nghĩa, sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đơng Dương, sự va chạm của các luồng tư tưởng… đã tạo nên một cục diện hết sức đặc thù trong lịch sử Việt Nam, và cũng chính điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến mỗi cá nhân, tổ chức trong giai đoạn này.

2.1.1.1. Sự đàn áp bĩc lột của thực dân Pháp, phát xít Nhật

Thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược Việt Nam năm 1858, chúng tiến hành vơ vét bĩc lột, biến Việt Nam thành nơi cung cấp nguyên liệu và nhân cơng giá rẻ, chiếm đoạt đất đai, hầm mỏ, xây dựng đồn điền, tắm các cuộc khởi nghĩa trong biển máu. Điều này đã được Nguyễn Ái Quốc sớm viết trong Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Đơng Dương (1927) và Tuyên ngơn Độc lập (1945). Trên lĩnh

vực văn hĩa, thực dân Pháp cấm tàng trữ lưu hành sách báo thể hiện tư tưởng cộng sản. Thực dân Pháp ra lệnh kiểm duyệt báo chí xuất bản, trong đĩ nổi bật nhất là kiểm duyệt Nam báo ở Trung Bắc Kỳ, các báo Tiếng nĩi chúng ta,

Ngày mới, Đời nay, Người mới cũng từng bị khám xét, đĩng cửa hàng loạt tịa

soạn báo do Đảng Cộng sản Đơng Dương chủ trương ở Sài Gịn. Chính sách này được đẩy mạnh hơn khi đại chiến thế giới lần thứ 2 nổ ra. Thực dân Pháp cịn sử dụng nhiều bồi bút như Phạm Lê Bổng, Tơn Thất Bình… để tuyên truyền các khẩu hiệu cĩ lợi cho thực dân Pháp. Bên cạnh đĩ, thực dân Pháp cịn thi hành chính sách ngu dân, xây dựng nhiều nhà tù, sưu cao thuế nặng, khiến trong thời kì đĩ, 90% dân số Việt Nam mù chữ. Cịn trong trường Việt - Pháp, học sinh sinh viên ngồi tiếp nhận tư tưởng văn hĩa tiến bộ thì cũng bị ảnh hưởng khơng ít với chủ nghĩa hồi nghi, chủ nghĩa siêu hình. Điều này được Đặng Thai Mai chia sẻ trong Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập 2, (Nxb Văn học, 1984, tr. 170-172). Khơng những thế, thực dân Pháp cịn thi hành chính sách mị dân, tuyên truyền chính sách “Pháp Việt đề huề”, ca ngợi sự khai hĩa

văn minh của chính quốc, cổ vũ cho các phong trào văn hĩa cĩ xu hướng cải lương như phong trào Âu hĩa “vui vẻ trẻ trung”… nhằm đánh lạc hướng nhận thức của thanh niên trí thức về sự tàn bạo của kẻ thù xâm lược. Trong thời kì Mặt trận Dân chủ, những người theo chủ nghĩa Trotsky luơn tuyên truyền tư tưởng tả khuynh, xuyên tạc sự thật về các cuộc biểu tình và cho rằng Đảng Cộng sản đã chọn con đường cải lương.

Bối cảnh lúc bấy giờ trở nên phức tạp hơn khi phát xít Nhật vào Đơng Dương, tập hợp các đảng phái thân Nhật như Đại Việt dân Chính, Đại Việt quốc xã… trong các đảng phái đĩ cĩ một số trí thức văn nghệ tham gia như anh em Nhất Linh, Hồng Đạo… Và các bồi bút cho Nhật trong Trung Bắc

chủ nhật, Đơng Pháp cũng ra sức tuyên truyền, ca ngợi đất nước quân đội và

các chiến tích của quân Nhật, tuyên truyền cho học thuyết Đại Đơng Á của Nhật. Phát xít Nhật cũng sử dụng các chính sách mị dân. Các chính sách bĩc lột kinh tế, đàn áp chính trị và đầu độc về văn hĩa của thực dân phát xít đã khiến cho hoạt động văn hĩa văn học nghệ thuật cơng khai ở Việt Nam giai đoạn này gặp khơng ít khĩ khăn và thể hiện tính phức tạp của nĩ. Cũng chính cục diện này là một trong những nguyên nhân khiến thành viên của nhĩm

Hàn Thuyên và những đánh giá về hoạt động của họ cũng mang tính phức tạp.

Cĩ thể nĩi, tính phức tạp của nhĩm Hàn Thuyên mà người viết trình bày ở

phần sau là một sản phẩm của lịch sử.

2.1.1.2. Hoạt động của Đảng Cộng sản và ảnh hưởng trên lĩnh vực văn hĩa văn học

Trong thời kì này, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Đơng Dương là một sự kiện trọng đại. Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được xác định. Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Đơng Dương, cách mạng Việt Nam liên tiếp dành được thắng lợi mà cao trào những năm 1930 - 1931 là phong trào Xơ viết Nghệ Tĩnh. Các

cuộc đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang liên tục nổ ra, trừng trị cường hào ác bá tay sai, phá bỏ các luật lệ, các thứ thuế phi lí, thực hiện quyền tự do dân chủ. Phong trào cách mạng bị đế quốc Pháp đàn áp khủng bố tàn bạo. Chúng xây dựng thêm nhiều nhà tù, trại tập trung nhằm tiêu diệt phong trào cách mạng cũng như ý chí chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng yêu nước. Từ 1936 phát triển mặt trận dân chủ, Đảng đưa ra khẩu hiệu chống phát xít và chiến tranh, địi ấm no, tự do, dân chủ và hịa bình, tìm các hình thức tuyên truyền tập hợp quần chúng, trong đĩ cĩ việc ra các tờ báo cơng khai, như tờ Dân chúng… Các tờ báo cơng khai cĩ nhiệm vụ tuyên

truyền cho đường lối chính sách của Đảng, chiến lược, sách lược của Mặt trận dân chủ Đơng Dương. Bên cạnh đĩ cịn tổ chức các hội nghị báo chí, thành lập Hội truyền bá quốc ngữ để dạy chữ Quốc ngữ. Các cuộc biểu tình thị uy lực lượng của quần chúng, biểu tình đấu tranh địi tự do dân chủ, địi cải thiện đời sống, tố cáo chế độ phản động của Pháp ở thuộc địa liên tiếp nổ ra, như cuộc biểu tình nhân dịp Justin Godart sang, cuộc biểu tình nhân dịp Brévier sang làm tồn quyền Đơng Dương, và các cuộc biểu tình ở cả Sài Gịn, Hà Nội, Huế năm 1937… Trong thời kì này, cơng tác văn hĩa văn nghệ được coi là một phần của cơng tác tư tưởng chính trị. Sau này cơng tác văn hĩa văn nghệ được chú ý nhiều hơn, điều đĩ được đánh dấu bằng sự ra đời của Đề cương văn hĩa Việt Nam (1943) và sự ra đời của tổ chức Văn hĩa cứu quốc. Đề cương văn hĩa (1943) cĩ thể coi là tuyên ngơn, cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hĩa, định hướng cho nhận thức và hoạt động văn hĩa văn nghệ của Đảng và nhân dân. Đề cương văn hĩa đặc biệt chú trọng phương châm “dân tộc hĩa, đại chúng hĩa, khoa học hĩa” trong xây dựng phát triển văn hĩa.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản và các hoạt động văn hĩa chính trị xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến sáng tác văn nghệ

thời kì này. Phong trào văn nghệ cách mạng phát triển ngay trong dân chúng, trở thành một hiện tượng quần chúng phản ánh chân thực những ngày sơi động của cách mạng thơng qua các bài vè dân gian như Kể chuyện tranh đấu

ở Nam Đàn, Dân Hạnh Lâm phá nhà Ký Viễn… Cũng trong thời kì này xuất

hiện bộ phận thơ ca cách mạng trong các nhà tù đế quốc. Ngồi những sáng tác bí mật, những người làm cách mạng bị tù đày cịn tổ chức các hội thi thơ ngay trong nhà tù Kontum, Hỏa Lị, Cơn Đảo.

Cĩ thể nĩi, bối cảnh chính trị văn hĩa xã hội dẫn đến sự ra đời của nhĩm Hàn Thuyên là bối cảnh vơ cùng phức tạp. Trong thời kì đĩ xuất hiện các lực lượng chính trị xã hội khác nhau với các cuộc đấu tranh gay gắt, khốc liệt, cĩ chính sách bĩc lột đàn áp của Pháp, Nhật, cĩ cuộc đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong xã hội cĩ sự hoạt động của các Đảng phái với các luồng tư tưởng khác nhau. Vì thế, mỗi cá nhân tổ chức trong thời kì này cĩ thể đứng hẳn về một hướng nhưng cũng cĩ thể cĩ những dao động, cĩ những biểu hiện khơng thuần nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)