Về triển vọng của thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 139 - 167)

CHƢƠNG 3 : TƢ TƢỞNG VĂN HỌC CHỦ YẾU CỦA TRƢƠNG TỬU

4.3. Nghệ thuật thi ca (Nxb Hàn Thuyên, H.1945)

4.3.3. Về triển vọng của thơ

Khi suy nghĩ về giá trị thơ ca, Lương Đức Thiệp đã xác định phương pháp nghiên cứu, đánh giá và trong đĩ đặc biệt lưu ý đến mối quan hệ giữa thơ ca với xã hội: “Muốn xác định giá trị thực tại của thi ca, ta khơng thể cứ bằng vào cái “chủ quan” của ta mà đủ vì thơ ca cũng như các nghệ thuật

hay các dụng cụ sinh sản khác chỉ cĩ giá trị khi chúng biểu thị tương quan xã hội. Một tác phẩm văn học nếu như khơng diễn tả một nhu cầu của đồn thể chỉ là một nắm giấy vụn (...). Cho nên khi ta định ra giá trị một tác phẩm nào dầu là tác phẩm nghệ thuật chi nữa, ta khơng thể định nĩ ngồi xã hội được” [117, tr. 60-61].

Giá trị của văn học khơng phải là vĩnh viễn trong thời gian: “Một cơng trình tạo tác của con người cũng khơng thể vượt ra ngồi vịng chi phối của các điều kiện sinh hoạt chung cả xã hội (...). Vì vậy văn học và nghệ thuật biểu thị tư tưởng và cảm giác con người cũng tiến hĩa, cũng đổi tính cách khơng ngừng. Cho nên văn học nghệ thuật chỉ cĩ giá trị tương đối trong thời gian” [117, tr. 62-63].

Lương Đức Thiệp phê phán những quan điểm khẳng định giá trị tuyệt đối của thơ ca: “Nhiều học giả và nghệ sĩ duy tâm cĩ các quan niệm tuyệt đối về thơ ca, nghĩa là cái giá trị mỹ thuật trên cả thời gian và khơng gian, trên cả đẳng cấp và ngồi xã hội” [117, tr. 65]. Ơng cịn chỉ ra tác hại của kiểu quan niệm ấy, nhất là nĩ ảnh hưởng đến quan niệm sáng tác của thơ ca hiện đại:

“Đứng về phương diện sáng tác, cái quan niệm sáng tác ấy là một trở lực lớn. Biết bao tài năng đáng lẽ cịn phát huy được nữa phải ngừng lại trong sự tìm tịi, thay đổi để gắng khuơn theo những kiểu mẫu đã hình thành, đã đúc sẵn và được coi như những kiểu mẫu hồn tồn rồi. Cái thái độ phục tùng, cái tính nệ cổ của đẳng cấp nho sĩ Việt Nam xưa một phần cũng do ở quan niệm tuyệt đối lầm lạc này. Cho tới ngày nay cái quan niệm tuyệt đối kia phần đơng trí thức Việt Nam cũng được cởi thốt” [117, tr. 65].

Sau khi nêu ra nhiều khĩ khăn, tiêu cực và bế tắc trong sáng tác thơ kể cả phần nào của thế giới, Lương Đức Thiệp đã tìm hướng giải quyết trong sự thay đổi của xã hội trong tương lai: “Trong thế giới tương lai tổ chức lại theo

phương pháp khoa học, con người được hưởng tự do và bình đẳng hồn tồn được sống trên sự sản xuất dồi dào của máy mĩc cho hết thảy mọi người thì (...) các tác phẩm thi ca biểu thị cái tâm trạng đau thương kia đâu cịn phù hợp với tâm trạng hồn tồn đổi khác của con người tương lai” [117, tr.71].

Ơng cịn cho rằng: “Giọt nước mắt khĩc vì duyên lứa dở dang, vì tình yêu cưỡng ép sẽ được thấm khơ khi đàn bà và đàn ơng đều được xã hội đối đãi và giáo hĩa như nhau” [117, tr. 72-73]. Ý chừng Lương Đức Thiệp muốn hướng về chủ nghĩa xã hội khoa học, nhưng sự hiểu biết cịn rất mơ hồ, khơng tưởng.

Lương Đức Thiệp thể hiện những quan niệm về tư duy lịch sử khách quan, về giá trị văn học, nhưng cịn ngây thơ và chưa phù hợp. Bởi, ơng chưa nhận thức được đầy đủ, dù xã hội cĩ thay đổi như thế nào thì những giá trị văn học thực sự, chân chính vẫn khơng bị mai một, vẫn là giá trị sống muơn đời của một dân tộc. Ơng chưa thực sự hiểu và quan tâm đến tính nhân loại, tính dân tộc của văn học. Ngồi ra, ơng cũng chưa thấy vai trị của người tiếp nhận đối với giá trị của tác phẩm văn học.

*

* *

Tiểu kết: Con đường lý luận phê bình văn học của Lương Đức Thiệp

mở đầu bằng cơng trình Việt Nam thi ca luận (1942) đã tự chứng tỏ tác giả của nĩ là một thanh niên trí thức yêu nước rất am hiểu về thơ, say mê với thơ ca nước nhà, cổ điển cũng như hiện đại. Rồi ơng đã bỏ hàng năm (1943) để nghiên cứu thêm về xã hội và lịch sử Việt Nam. Trên cơ sở một sự hiểu biết tương đối sâu về xã hội, lịch sử cùng thơ văn nước nhà, ơng tiến lên giải quyết mối quan hệ Văn chương và xã hội (1944) theo quan điểm Mác-xít với

nội dung chủ yếu là tính xã hội và tính giai cấp của văn thơ cùng sự vận dụng nĩ vào văn học hiện đại Việt Nam. Cơng trình cuối đời là Nghệ thuật thơ ca (1945) ngồi phần cuối bàn về triển vọng của thơ ca, cịn các mục Đào sâu thêm về tính xã hội và tính giai cấp của văn thơ; Lại nĩi thêm về nội dung tình cảm và hình thức ngơn ngữ của thơ, thì thực chất là bổ sung thêm những

điều đã bắt đầu đề cập ở các cơng trình trước. Điều này là bình thường với các nhà nghiên cứu trẻ, nhất là đối với những vấn đề phức tạp.

KẾT LUẬN

Cơng trình Lý luận phê bình văn học của nhĩm Hàn Thuyên nhằm tìm hiểu vai trị và tác dụng của Hàn Thuyên trong nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1940 - 1945, cùng những bài học ưu - khuyết điểm của nĩ đối với việc xây dựng nền lý luận phê bình dân tộc - hiện đại sau này. Với đầy đủ những cơng trình lý luận phê bình văn học của Hàn Thuyên dưới dạng nguyên bản đương thời hoặc trong các tuyển tập ngày nay; với sự tổng quan nghiêm túc tình hình nghiên cứu cĩ chọn lọc kế thừa nhất là giai đoạn sau Đổi mới; với các phương pháp thơng dụng như so sánh, phân tích, tổng hợp v.v... nhất là với hai phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng triệt để, linh hoạt rất liên quan trực tiếp đến một số nội dung cơ bản của đề tài, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu sâu vào nhiều vấn đề, rồi cĩ tĩm tắt sơ lược lại kết quả ở mỗi chương. Trên cơ sở nghiên cứu đĩ đã hình thành một cách tương đối hồn chỉnh hệ thống ba điểm của phần Kết luận chung như sau:

1. Nhĩm Hàn Thuyên đã cĩ ít nhiều đĩng gĩp cho sự nghiệp văn hĩa

khoa học nước nhà, cĩ thái độ tích cực với cách mạng và kháng chiến. Điều này cĩ cơ sở từ gốc gác gia đình đã cống hiến nhân tài, vật lực cho nghĩa vụ chung, từ tơn chỉ mục đích được xác định là “Tơn vinh văn hĩa, lịch sử dân tộc, chống phong kiến thực dân v.v...”, từ đa phần những ấn phẩm được cơng bố đều cĩ chất lượng như Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, Việt Nam cổ văn học

sử, Văn học khái luận v.v... mà phần lớn tác giả - cộng tác viên về sau đều đi

theo cách mạng như Đặng Thai Mai, Nguyễn Đổng Chi, Đào Duy Anh v.v... Nhưng Hàn Thuyên cũng là nhĩm phái học thuật rất phức tạp, nguyên

nhân chủ yếu ở khuynh hướng tư tưởng khác nhau của những nhân vật chủ chốt. Cĩ những người khơng phải khơng cĩ lịng yêu nước nhưng dễ dao động; cĩ tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng rồi quay về vùng địch như: Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Siêu; Cĩ người đúng là theo chủ nghĩa Trotsky

như: Hồ Hữu Tường (nhưng đã ly khai từ năm 1939), Nguyễn Tế Mỹ v.v…; Cĩ người cĩ xu hướng Mác-xít nhưng muốn kết hợp với phân tâm học, lại khơng theo chủ nghĩa Lênin như: Trương Tửu, Lương Đức Thiệp.

Lĩnh vực nghiên cứu cụ thể thì rất khác nhau, chỉ cĩ Trương Tửu và Lương Đức Thiệp mới chuyên sâu vào lý luận phê bình văn học đúng trong thời Hàn Thuyên. Khơng thể đem những sai lầm bất cứ của ai đĩ thuộc lĩnh vực nghiên cứu khác, kể cả lý luận phê bình ở giai đoạn khác tạo nên ấn tượng chung, để gán ghép cho hai nhân vật này. Tất nhiên, hai nhân vật này cũng cịn viết về các lĩnh vực khác và cĩ thể sai lầm, nhưng cũng khơng nên bệ nguyên si những sai lầm ấy gán vào những cơng trình lý luận phê bình của họ, thậm chí càng khơng thể đồng nhất ưu - nhược điểm của chính hai nhân vật này, bởi vì tuy gần gũi nhau nhất, nhưng vẫn khác nhau.

2. Thực chất tư tưởng văn học của Trương Tửu về căn bản khơng mắc sai lầm như của Trotsky cho rằng cách mạng vơ sản khơng thay sự thống trị của giai cấp này bằng ách thống trị của giai cấp khác, mà là xĩa bỏ ách thống trị mọi giai cấp, cho nên nĩ khơng xây dựng nền văn hố văn học vơ sản, mà chỉ kiến thiết nền văn hĩa văn học tồn nhân loại. Trái lại, trong Tương lai

văn nghệ Việt Nam, Trương Tửu chủ trương xây dựng nền Tân văn nghệ gồm

bốn yếu tố: cách mạng, xã hội chủ nghĩa, khoa học và quần chúng. Trong quá trình triển khai các nội dung cụ thể của các yếu tố ấy, Trương Tửu đã nêu cao vai trị lịch sử của giai cấp vơ sản trong lịch sử nhân loại.

Nhưng Trương Tửu lại mắc sai lầm khơng nêu tính đảng và tính dân tộc như Lênin được quán triệt trong đường lối và văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khơng theo chủ nghĩa Lênin, nhưng Trương Tửu khơng phản Mác-xít hoặc Mác-xít giả hiệu. Bởi vì chủ nghĩa Lênin, hay nĩi rộng ra là chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ là một loại hình, ngồi ra chủ nghĩa Mác cịn nhiều loại hình khác mà tiêu biểu là chủ nghĩa Mác phương Tây (Western Marxism),

đem chủ nghĩa Mác kết hợp với tư tưởng hiên đại phương Tây với nhiều trường phái như chủ nghĩa Mác - phân tâm, chủ nghĩa Mác - hiện sinh, chủ nghĩa Mác - cấu trúc, v.v… Trương Tửu nghiêm túc theo chủ nghĩa Mác, cĩ chỗ hiểu khá tồn diện và vận dụng tương đối thành cơng, như cho rằng khơng những hồn cảnh chi phối con người, mà con người cũng phản tác động lại hồn cảnh, v.v… Tất nhiên cũng nhiều chỗ hiểu ấu trĩ phiến diện như vấn đề giai cấp, v.v… Ơng lại cịn kết hợp với chủ nghĩa S.Freud, cũng cĩ chỗ đúng đắn, nhưng lại pha trộn nhiều thuyết tâm lý khác, hơi xơ bồ, cho nên cũng đã dẫn đến nhiều nhận định sai lầm. Dù sao cách làm của Trương Tửu chủ yếu tương đồng với chủ nghĩa Mác - phân tâm ở phương Tây với ưu, khuyết điểm nhất định. Tuy khơng tuân theo những nguyên lý về văn học nghệ thuật của Lênin, nhưng lại lưu ý cho những người Mác-xít vẫn cĩ thể vận dụng thích đáng lý luận hiện đại phương Tây, một điều mà sau Đổi mới lại ngày càng thấy rõ hơn.

Hơn nữa, tư tưởng văn học của Trương Tửu khơng vận dụng nguyên si lý thuyết của H.Taine mà cĩ cải biến bằng chủ nghĩa Mác và phân tâm học. Trương Tửu tiếp xúc với H.Taine sớm nhất. Về sau tiếp xúc với hai nguồn lý thuyết mới mạnh mẽ và hiện đại hơn, thì cĩ tác dụng uốn nắn trở lại cái trước. Nguyên tắc race của H.Taine vốn cĩ nghĩa là chủng tộc, thì cĩ lồng thêm tính khí, huyết thống, di truyền của S.Freud vào. Nguyên tắc

moment là thời đại, vốn cĩ nghĩa là tổng số hồn cảnh, sự kiện thì lại gồm

thêm cơ sở kinh tế xã hội của Mác vào. Chỉ cĩ nguyên tắc milieu (mơi trường) thì vẫn giữ nguyên như cũ.

Như thế, tuy khơng vướng vào những tội danh như người ta quy chụp, nhưng Trương Tửu bên cạnh nhưng đĩng gĩp vốn cĩ, khơng phải là khơng cĩ những sai lầm. Nhưng điều hiếm và đáng quý là trong mười năm tiếp theo, ơng đã tích cực phục vụ chế độ mới, ra sức phản tỉnh từ chính trị đến học

thuật. Sống trên đời cĩ ai khơng sai lầm, cho nên đánh giá con người, tiêu chuẩn cao nhất là biết thành tâm sửa chữa sai lầm. Tất nhiên cĩ sai lầm gì khác nữa thì vẫn phải phê bình, nhưng phải chăng việc nào ra việc ấy, khơng nên thành kiến với chuyện cũ mà họ đã thành tâm khắc phục, để rồi đến lúc phải sửa sai, cũng khĩ cởi lịng mà giải tỏa trọn vẹn.

3. Khác với Trương Tửu, Lương Đức Thiệp tài năng thì khơng bằng, tên tuổi lại chủ yếu chỉ xuất hiện trên văn đàn trong khoảng thời gian ba đến bốn năm, với các cơng trình: Việt Nam thi ca luận (1942); Xã hội Việt Nam

(1943); Việt Nam tiến hĩa sử (1943); Văn chương và xã hội (1944); Nghệ thuật thi ca (1945)... Thời gian ngắn ngủi, lĩnh vực quan tâm nghiên cứu ít

hơn Trương Tửu, cho nên ở Lương Đức Thiệp cĩ tính chất tập trung hơn theo một logic nhất định. Qua các cơng trình nghiên cứu của ơng, cĩ thể thấy điều mà Lương Đức Thiệp quan tâm trước tiên là thơ ca Việt Nam. Nhưng ơng phải hiểu xã hội và lịch sử Việt Nam như thế nào thì mới cĩ chỗ dựa về cơ sở hiện thực. Từ đĩ, ơng giải quyết mối quan hệ giữa văn chương với xã hội ấy ra sao để soi sáng về quan điểm. Cuối cùng, ơng quay lại đánh giá thơ ca nhưng là nâng cao trên bình diện lý thuyết chung... Tất nhiên, đây khơng phải là một logic khép kín, mà cịn dở dang, hứa hẹn một sự tiếp tục mở ra, nếu ơng cịn sống trên đời. Khơng được như Trương Tửu, nhưng khoảng trên dưới ba mươi tuổi, trong thời gian ba đến bốn năm, Lương Đức Thiệp đã viết được năm cơng trình xã hội học, sử học mà chủ yếu là về văn học. Dù các cơng trình nghiên cứu của ơng khơng tránh khỏi sai sĩt, bên cạnh nhiều điều đĩng gĩp tích cực cho nền lý luận văn học, thì Lương Đức Thiệp cũng là một tác gia lý luận phê bình cần được nghiên cứu.

Nĩi Lương Đức Thiệp là nhân vật chủ chốt của Hàn Thuyên, nhưng

chưa biết đích xác ơng tham gia từ lúc nào, chắc chắn khơng phải ngay từ đầu vào năm 1940. Đến khi cơng trình đầu tay của ơng ra đời là Việt Nam thi ca

luận (1942), thì lại cơng bố ở nhà xuất bản khác. Đến 1943 Hàn Thuyên mới cơng bố Xã hội Việt Nam, nhưng chưa thuộc lĩnh vực lý luận phê bình văn học, mãi đến cuối đời cơng trình lý luận phê bình văn học - Nghệ thuật thơ ca mới được Hàn Thuyên cơng bố. Dù sao điều này ít nhiều vẫn chứng tỏ Lương Đức Thiệp ngày mới càng gần gũi khăng khít hơn với Trương Tửu về tư tưởng văn học. Chứng cứ là ơng cũng chỉ trích dẫn Mác chứ khơng đả động gì đến Lênin và Trotsky. Ơng trích dẫn Mác cũng rất ít và đặc biệt khơng liên hệ gì với S.Freud như Trương Tửu. Phê phán ơng khơng theo chủ nghĩa Lênin (hay rộng ra là chủ nghĩa Mác - Lênin) thì đúng, nhưng cho ơng là Trotskit, thì chưa cĩ chứng cứ gì cụ thể, ít ra là trong lĩnh vực lý luận phê bình văn học. Nĩi ơng vận dụng chủ nghĩa Mác máy mĩc, dung tục, ấu trĩ thì đúng, nhưng nĩi ơng phản Mác-xít hay Mác-xít giả hiệu thì khơng đủ minh chứng. Cịn cho rằng: ơng ngày càng gần gũi Trương Tửu, tất nhiên cả về hai mặt ưu điểm và nhược điểm, thì điều đĩ ít cũng cho phép chúng tơi tin rằng, nếu ơng khơng mất sớm thì cũng cĩ khả năng ơng sẽ phản tỉnh như Trương Tửu, để phục vụ cho chế độ mới, tham gia Cách mạng và kháng chiến.

KIẾN NGHỊ

1. Luận án Lý luận phê bình văn học của nhĩm Hàn Thuyên, tuy nội

dung cũng tương đối phong phú và phức tạp, nhưng cĩ phạm vi nghiên cứu được xác định cĩ giới hạn, đĩ là lĩnh vực lý luận phê bình văn học chỉ của hai người là Trương Tửu và Lương Đức Thiệp. Trong thời Hàn Thuyên chỉ cĩ hai người này làm lý luận phê bình, chứ khơng phải cĩ nhiều người khác nữa cùng làm, mà hai người này là tiêu biểu. Nhưng ngay hai người này như trong phần nội dung luận án cũng cĩ nĩi, họ cịn sáng tác, nghiên cứu xã hội, lịch sử và văn hĩa. Rồi cịn nhiều người khác với những cơng trình ở các lĩnh vực khác nữa, như: dân tộc học thì cĩ Các dân tộc lạc hậu miền thượng

du; Ta và mọi của Nguyễn Đức Quỳnh; ngơn ngữ học thì cĩ Nguồn gốc tiếng Nam cũng của Nguyễn Đức Quỳnh; về kinh tế học thì cĩ Kinh tế học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 139 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)