CHƢƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ NHĨM HÀN THUYÊN
2.3. Tính phức tạp về tƣ tƣởng và học thuật của các thành viên chủ chốt
2.3.3. Các nhà lý luận phê bình cĩ xu hướng Mác-xít, nhưng khơng
theo Lênin, ít nhiều bị tình nghi là Trotskit
2.3.3.1. Về Trương Tửu: (1913 - 1999)
Về một mặt nào đĩ, cĩ thể nĩi Trương Tửu là nhân vật trung tâm của luận án này khơng phải ngẫu nhiên, vì ơng đa tài đa năng, nhiều chủ kiến, lại
sống trọn đời trên thủ đơ cả trước và sau cách mạng, liên quan với nhiều con người và sự kiện. Với tư cách văn bản khoa học, lại cĩ tính chất “trường quy”, luận án phải bao gồm lắm chương mục, nhưng hầu hết đều khơng thể khơng liên quan đến Trương Tửu, rất khĩ tránh khỏi trùng lặp. Chính vì thế đến mục này về phần cĩ tính chất “tiểu sử”, như chúng tơi đã trình bày trong chương
Tổng quan tình hình nghiên cứu, mục từ Trương Tửu trong bộ Từ điển mới do
Văn Tâm viết rất đầy đủ, khách quan. Cịn các cơng trình lý luận phê bình như: Kinh Thi Việt Nam; Nguyễn Du và Truyện Kiều; Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Cơng Trứ; v.v… sẽ được nghiên cứu một cách cụ thể ở chương 3.
Đến đây chúng tơi thấy cần phải đề cập thêm phần sáng tác và nghiên cứu văn hĩa xã hội của Trương Tửu. Như đã thấy, chỉ cĩ Trương Tửu và Lương Đức Thiệp mới làm lý luận phê bình trong thời Hàn Thuyên, nhưng
khơng phải trong thời Hàn Thuyên hai ơng chỉ làm lý luận phê bình mà cịn sáng tác thơ văn và nghiên cứu xã hội, lịch sử như hầu hết các thành viên khác. Tình hình chung của nhĩm rất phức tạp, nhưng ít nhiều vẫn gần gũi nhau về lĩnh vực hoạt động, tạo nên được những điểm chung, do đĩ họ mới tập họp nhau lại. Trương Tửu và Lương Đức Thiệp cùng những nhân vật khác trong nhĩm Hàn Thuyên khơng thể tuyệt đối khác biệt về mọi mặt. Cái khác chủ yếu chỉ xoay quanh khuynh hướng tư tưởng. Nhưng trong chương 2 cịn tìm hiểu về tình hình chung của cả nhĩm Hàn Thuyên, song song với tính
phức tạp, dị biệt, khơng thể quên cái “mẫu số chung” đĩ của Trương Tửu và Lương Đức Thiệp cùng những người khác. Vả chăng cái “mẫu số chung” này ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp cũng cĩ liên quan đến phần lý luận phê bình của hai ơng. Luận án tuy chỉ đi sâu vào lý luận phê bình, nhưng trong chừng mức cĩ thể, cần thấy cả gương mặt tương đối tồn diện của nhĩm Hàn Thuyên nĩi chung, cùng Trương Tửu và Lương Đức Thiệp nĩi riêng.
bình như Kiều Thanh Quế, Vũ Ngọc Phan đều đánh giá khá tích cực tiểu thuyết của ơng, cho nĩ là một loại văn chương xã hội, thậm chí là văn chương tranh đấu, một lĩnh vực đã để lại dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp của nhà văn. Chỉ kể trong mấy năm đầu thời Hàn Thuyên, Trương Tửu đã viết rất nhiều
tiểu thuyết: Trái tim nổi loạn; Một cổ đơi ba trịng; Đục nước béo cị, Một kiếp đọa đày, Tráng sĩ Bồ đề; Năm chàng hiệp sĩ; Thằng Hĩm; Thanh niên S.O.S; Một chiến sĩ; Khi người ta đĩi; v.v... Các tác phẩm văn xuơi này bao
quát một hệ thống chủ đề và phạm vi hiện thực rộng lớn: đương đại, lịch sử và dã sử; đấu tranh xã hội, gia đình và cá nhân; đấu tranh giai cấp, tình yêu và phong tục; thành thị, ven đơ và nơng thơn; trí thức, cơng chức và nơng dân v.v... Thơng qua những tấn bi kịch cuộc đời, nhà văn đi sâu phân tích bi kịch con người cá nhân, con đường bần cùng hĩa, bế tắc và khơng cịn khả năng thích nghi với cuộc sống đang biến đổi mau chĩng. Đến thời kỳ cuối sáng tác văn xuơi, Trương Tửu khai thác thể tài dã sử, hay cịn gọi là “truyện dã sử”, “tiểu thuyết dã sử”.
Từ năm 1943, Trương Tửu chuyển hướng sang khảo cứu về văn hĩa và nhấn mạnh một số vấn đề đấu tranh xã hội. Ơng dự kiến sẽ xuất bản bộ sách trường thiên đặt dưới một nhan đề chung Nhân loại tiến hĩa sử. Nhưng trên thực tế mới in được ba tập đầu gồm: Tiến hĩa sử luận; Nguồn gốc văn
minh; Văn minh sử yếu lược. Đặc điểm chung của các cơng trình này trước hết là thái độ khách quan, trung thực, khoa học trong việc lý giải những quan niệm về nguồn gốc và lịch sử của văn minh, trên cơ sở đĩ mà dần dần tác giả tiếp cận được với chủ nghĩa Mác. Trong phần Kết luận sách Tiến hĩa sử luận, Trương Tửu viết:
“Chúng ta lại đã theo dõi các phái tư tưởng trái nghịch nhau về vấn đề động lực của sự tiến hĩa. Từ thuyết thiên mệnh, qua thuyết sức mạnh tinh thần, thuyết anh hùng tạo thời thế đến thuyết kinh tế quyết
định, chúng ta đã kiểm điểm ý kiến phiền tạp của rất nhiều học phái trứ danh trong tư tưởng giới… Bao nhiêu tài liệu sử học, triết học, khoa học, xã hội học mà tác giả đã dẫn ra trong sách này, hoặc để phê phán một học thuyết, hoặc để giải thích một tư tưởng, hoặc để chứng minh một chân lí, đều được lựa chọn cân nhắc kĩ lưỡng, theo một phương pháp khoa học rất khách quan. Những tài liệu ấy tự chúng cũng tốt ra một kết luận, tác giả khơng dám đem ý kiến riêng thêm thắt vào nữa. Kết luận này là một lịng tin khơng bờ bến ở năng lực sinh tồn của nhân loại, ở cuộc tiến hĩa và ở tương lai của xã hội. Nĩ là sự chiến thắng chậm chạp nhưng càng ngày càng quyết định và rực rỡ của phương pháp duy vật biện chứng trong cơng việc nhận thức: hiểu biết, suy nghĩ,
phán đốn… Khoa xã hội học hiện đại đã dần tìm ra được phép tắc và then máy thần diệu của hiện tượng “kinh tế quyết định” ấy. Người đầu tiên xướng ra một sử quan căn cứ vào hiện tượng này là nhà xã hội học kiêm kinh tế học Đức Karl Marx (1818 - 1883). Với kinh tế sử quan, sự nghiên cứu động lực tiến hĩa của xã hội bước hẳn sang một giai đoạn mới: giai đoạn khoa học” [145, tr.131-132].
Đây là một biểu hiện rõ ràng chứng tỏ Trương Tửu đã nêu cao phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác.
2.3.3.2. Về Lương Đức Thiệp:
Lương Đức Thiệp (? - 1945), nhà văn Việt Nam, khơng rõ năm sinh và quê quán, chỉ biết ơng cĩ tham gia bãi khĩa ở trường Thành chung, Nam Định (tức trường Lê Hồng Phong ngày nay).
Từ những năm 1940, Lương Đức Thiệp cĩ nhiều hoạt động văn hĩa văn nghệ, cơng bố sáng tác ở nhà in Thụy Ký, Khuê Văn xuất bản cục, Đại học thư xã. Lương Đức Thiệp phối hợp với Trương Tửu in các khảo luận trên tạp chí Văn mới.. Lương Đức Thiệp cĩ sáng tác nhưng chủ yếu hiện diện
trong tư cách nhà biên khảo. Ngồi một tập thơ in chung với Lê Trọng Quỹ là
Thực và mộng (1941), một tập luận thuyết Trai nước Nam làm gì? (1945) chủ
ý đối thoại với tác phẩm Trai nước Nam của Hồng Đạo Thúy (1943), cịn lại đều là sách khảo cứu. Cuốn khảo cứu đầu tiên cĩ nhan đề Việt Nam thi ca luận (Khuê Văn xuất bản cục, 1942). Ba năm sau, ơng tiếp tục luận về vấn đề
này trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca in trên tạp chí Văn mới của Nhà xuất
bản Hàn Thuyên. Trong khoảng thời gian từ 1942 - 1945, ơng cĩ tác phẩm Văn chương và xã hội được xuất bản trong Tủ sách Ngày mới (Đại học thư xã,
1944) và được giới thiệu, quảng cáo trên tạp chí Tri Tân.
Ba cơng trình lý luận phê bình văn học của Lương Đức Thiệp sẽ được nghiên cứu thành trọng điểm ở chương 4, đúng theo mục tiêu và tính chất như đã thể hiện trong tiêu đề của luận án. Nhưng cũng như Trương Tửu, Lương Đức Thiệp khơng chỉ là nhà lý luận phê bình văn học mà cịn thử sức ở các lĩnh vực khác như đa số các thành viên chủ chốt của nhĩm Hàn Thuyên. Về
sáng tác thì ơng chỉ cĩ tập thơ in chung nĩi trên. Về mặt văn hĩa xã hội, ơng cĩ cơng trình Xã hội Việt Nam và Việt Nam tiến hĩa sử (tạp chí Văn mới,
1944). Vì nhiều lý do, cả tác giả Lương Đức Thiệp và cơng trình Xã hội Việt
Nam gần như vắng bĩng trên văn đàn Việt Nam hiện đại, khơng được đánh
giá đúng giá trị của nĩ và khơng được đơng đảo bạn đọc biết đến. Nhưng về sau, chuyên khảo Xã hội Việt Nam được tái bản ở Sài Gịn bởi Liên hiệp Xuất
bản cục (1950) và Hoa Tiên (1971).
Xã hội Việt Nam, gồm 4 chương: Chương I - Kinh tế sinh hoạt; Chương
II - Chính trị và xã hội tổ chức; Chương III - Xã hội sinh hoạt; Chương IV- Tri thức sinh hoạt. Đây là phần chiếm nội dung chủ đạo. Phần đặc biệt quan trọng này khơng chỉ cĩ tính tham khảo mà cịn cĩ ý nghĩa soi sáng nhiều vấn đề xã hội văn hĩa Việt Nam trong quá khứ. Xã hội Việt Nam vì thế giữ tính chất như một bách khoa tồn thư về mọi mặt đời sống văn hĩa, kinh tế, chính
trị, tổ chức và sinh hoạt trong xã hội cũng như đời sống trí thức ở Việt Nam. Ở phần này, độc giả được đọc những phân tích thú vị, tương thích với điều kiện thực tại của Việt Nam mà Lương Đức Thiệp đã phân tích khá sâu sắc. Chẳng hạn, khi phân tích về địa vị đàn bà. Từ cái nhìn bản địa xã hội sinh hoạt và dân tộc học về địa vị người đàn bà trong xã hội Việt Nam, Lương Đức Thiệp cho biết mọi phạm trù thuộc luân lý Khổng Mạnh đã phải “biến đổi theo điều kiện sinh hoạt của xã hội Việt Nam” và “luân lý Khổng Mạnh khơng đem áp dụng được tồn vẹn trong xã hội Việt Nam”. Vai trị của người phụ nữ Việt Nam lại cao hơn hẳn vai trị của người phụ nữ Trung Hoa. Mối liên hệ giữa chế độ xã hội với phương thức sản xuất đã được nhìn nhận qua sự tiến hĩa của dân tộc Việt. Hay khi nĩi về nguyên nhân cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại; cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại khơng thành cơng; triều Quang Trung lại nhanh chĩng sụp đổ; Trung Quốc cĩ giặc Khăn Vàng, cĩ Bạch Liên giáo, cĩ Thái Bình Thiên Quốc... Nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam khơng cĩ bất kỳ một cuộc khởi nghĩa quy mơ nào mượn danh nghĩa tơn giáo. Lương Đức Thiệp cũng đề cập đến vấn đề: Vì sao người Việt Nam thơng minh nhưng bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu năm tháng qua đi vẫn khơng sản sinh ra được một luận thuyết nào, khơng cĩ được bất kỳ cơng trình kiến trúc hồnh tráng để đời. Cuối cùng là phần Kết luận - Một giai
đoạn mới. Lương Đức Thiệp đã khẳng định bản sắc Việt Nam tính của xã hội
Việt Nam tuy theo hình thức tổ chức xã hội của Trung Quốc, nhưng dân tộc Việt Nam cũng tự tạo lấy được những bản sắc riêng do điều kiện sinh hoạt của xã hội Việt Nam quy định.
Xã hội Việt Nam của Lương Đức Thiệp đã bao quát tồn bộ các lĩnh
vực văn hĩa, xã hội, lịch sử, tơn giáo, kinh tế, chính trị từ sơ sử đến cận đại. Lương Đức Thiệp nhìn nhận về vấn đề lịch sử, xã hội với thái độ khơng qui kết, khơng chỉ trích, phê phán. Đĩ là tâm thế của người trí thức cố gắng giữ
cho được tính khách quan trong các nhận định về lịch sử. Cĩ thể nĩi, đây là một tác phẩm đỉnh cao về khảo cứu xã hội Việt Nam theo lối xã hội học. Tường minh và chi tiết, chặt chẽ và trung thực với cái nhìn tổng quát cả cuộc tiến hĩa của dân tộc qua quá trình lịch sử.
Việt Nam tiến hĩa sử, cĩ 10 chương, gồm: Chương I - Gốc tích dân tộc
Việt Nam; Chương II - Xã hội Việt Nam thuở sơ thủy; Chương III - Sinh hoạt chính trị; Chương IV - Kết quả cuộc Bắc thuộc trong xã hội Việt Nam; Chương V - Chế độ quân chủ Việt Nam; Chương VI - Một cuộc cách mạng quốc gia (quân chủ); Chương VII - Một cuộc cải cách quốc gia thất bại; Chương VIII - Một cuộc cách mạng dân tộc; Chương IX - Tính cách chế độ quân chủ Việt Nam; Chương X - Tính cách đẳng cấp trong xã hội Việt Nam. Tác phẩm phác thảo một cái nhìn căn bản về lịch sử Việt Nam. Ngày nay, phần viết này giờ đây chỉ cịn mang tính tham khảo. Tuy thế, trong phần này, Lương Đức Thiệp đã cĩ những nhận định sáng rõ về thời đại, sự kiện. Chẳng hạn, ơng đã nhìn thấy sự cấp tiến và tính cách mạng của triều đại Hồ Quý Ly như một cơ hội lịch sử bỏ lỡ…
Như thế, Trương Tửu và Lương Đức Thiệp cĩ nhiều điểm giống nhau: cĩ sáng tác, cĩ nghiên cứu văn hĩa xã hội và đặc biệt là cĩ viết lý luận phê bình trong thời Hàn Thuyên. Trước khi nghiên cứu sâu vào phần lý luận phê
bình cũng nên cĩ đối sánh chung qua hai ơng, tuy giống mà khác, để tìm cách tiếp cận sát hợp hơn cho từng nhân vật.
Đây là quan hệ giữa hai yếu tố trong cùng hệ thống, nghĩa là ít nhiều cũng cĩ khía cạnh thống nhất tương đồng, nhưng khơng đồng nhất, bởi giữa hai ơng cĩ sự khác biệt. Trước hết, xin nĩi về điểm giống nhau: Đây là hai chàng thanh niên trí thức yêu nước, chống thực dân, đang trên quá trình tìm tịi phương hướng học thuật cho đời mình. Cĩ ý kiến cho họ cịn là đồng tuế với nhau, vì Lương Đức Thiệp cũng sinh năm 1913 (?). Cả hai ngay thời ấy
khơng phải khơng cĩ được những lời khen, nhưng rồi đều bị phê phán nặng nề vì theo chủ nghĩa Trotsky. Thật ra về mặt tư tưởng văn học, họ ít nhiều chân thành theo chủ nghĩa Mác, chỉ khơng theo chủ nghĩa Lênin mà thơi. Tuy nhiên, khơng thể xếp ngang bằng giữa hai nhân vật này được. Bởi Trương Tửu là một học giả lớn, học vấn uyên bác, đĩng gĩp nhiều mặt, cuộc đời rất phức tạp phải được làm sáng tỏ trong loại cơng trình quy mơ. Ở đây, với phạm vi một chương của luận án chỉ cĩ thể gĩp phần làm sáng tỏ tư tưởng văn học cơ bản của Trương Tửu đích thực theo khuynh hướng nào: Mác-xít? Leninit? Hay Trotskit? Cịn Lương Đức Thiệp thì mất tích hẳn ngay từ ngày Tổng khởi nghĩa năm 1945. Ơng khơng phải trải qua số phận thăng trầm trong chế độ mới, khơng nếm đủ mùi vinh nhục như Trương Tửu. Ơng lại hầu như khơng để lại những tài liệu hữu quan về thân thế, sự nghiệp được như Trương Tửu. Vậy thì hãy căn cứ vào những cơng trình này, để phân tích thêm cái gì đúng, cái gì sai mà thơi. Tất nhiên, sau này khi tiểu sử của ơng được khơi phục, chính xác và đầy đủ, thì rất cĩ thể những điều trình bày hơm nay ít nhiều phải sửa chửa và bổ sung. Nĩi loại hình Lý thuyết lịch sử thì khơng thể bỏ qua những hiện tượng lý thuyết nào cịn vướng mắc trong lịch sử, nhất là đối với cụm cơng trình của một học giả mới trên dưới ba mươi tuổi như Lương Đức Thiệp. Tài năng thì khơng bằng, khơng quá phồn tạp nhiều lĩnh vực như Trương Tửu ngay trước năm 1945. Tên tuổi lại chủ yếu chỉ xuất hiện trên văn đàn vẻn vẹn cĩ bốn năm, với các cơng trình:
Việt Nam thi ca luận (1942); Xã hội Việt Nam (1943); Việt Nam tiến hĩa sử
(1943); Văn chương và xã hội (1944); Nghệ thuật thi ca (1945)... Thời gian
ngắn ngủi, lĩnh vực quan tâm nghiên cứu ít hơn, cho nên cĩ tính chất tập trung hơn theo một logic nhất định. Điều ơng quan tâm trước tiên là thơ ca của nước nhà, nhưng rồi phải hiểu xã hội và lịch sử Việt Nam như thế nào để làm chỗ dựa về cơ sở hiện thực, song phải giải quyết mối quan hệ giữa
văn chương với xã hội ấy ra sao để soi sáng về quan điểm, cuối cùng quay lại với thơ ca nhưng là nâng cao trên bình diện lý thuyết chung... Tất nhiên, đây khơng phải là một logic khép kín, mà cịn dở dang, hứa hẹn một sự tiếp tục mở ra, nếu ơng cịn sống trên đời.
Tĩm lại, do khá gần gũi về chuyên mơn và khuynh hướng tư tưởng, cho nên Trương Tửu và Lương Đức Thiệp sẽ trở thành hai nhân vật trung tâm duy