CHƢƠNG 3 : TƢ TƢỞNG VĂN HỌC CHỦ YẾU CỦA TRƢƠNG TỬU
4.1. Việt Nam thi ca luận (Khuê Văn xuất bản cục, 1942)
4.1.1. Về thơ ca Việt Nam cổ điển và hiện đại
4.1.1.1. Về thơ cổ điển Việt Nam
Lương Đức Thiệp khẳng định thơ ca cổ điển Việt Nam cĩ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ cổ điển Trung Quốc, nhưng chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu: các thể thơ 5 chữ và 7 chữ. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ Trung Quốc với thơ Việt Nam là một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Việt Nam xưa. Tìm hiểu mối quan hệ ảnh hưởng của thơ Trung Quốc với thơ cổ Việt Nam là một hướng đi cần thiết. Lương Đức Thiệp cho rằng: “Đến trước
Hàn Thuyên (thế kỷ XII và XIII) khơng một thi nhân Việt nào làm thơ bằng
tiếng Việt cả. Từ đời Trần trở đi, thi sĩ Việt mới làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ theo lối bảy chữ như Đường thi” [115, tr. 10]. Ơng đặc biệt nhấn mạnh về tính
cơ đúc và khả năng gợi cảm, cũng như sự tương đồng giữa thơ và họa cùng màu sắc tổng hợp nhiều xu hướng của thơ Trung Quốc mà Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng:
“Đối với người Tàu xưa, quan niệm về thơ với họa cùng là một (...). Thi sĩ chỉ dùng ít âm thanh để truyền những cảm giác của thi sĩ lan sang người ngồi, đồng thời nĩ phải gây được những cảm giác phụ thuộc trong chính tâm hồn người thưởng thức thơ văn nữa. Cả nghệ thuật thơ chữ dồn vào điểm đĩ: ý tại ngơn ngoại. Cho nên muốn cảm nhận được người ngồi, thơ phải là kết quả nghệ thuật của mối cảm xúc thực, của mối cảm xúc do nguồn sống truyền sang” [115, tr. 57-58]. Lương Đức Thiệp nhìn nhận tính hàm súc như một đặc trưng nổi bật của thơ Việt Nam xưa. Tính hàm súc của thơ trước hết bộc lộ ở tính tổng hợp của nĩ, ở khả năng dung nạp nhiều nội dung, nhiều phương diện, nhiều xu hướng. Ơng đã phân biệt được sự khác nhau giữa thơ ca phương Đơng thiên về tổng hợp với thơ ca phương Tây thiên về phân tích. Từ đĩ, ơng chỉ ra thế mạnh của tiếng Việt như một thứ tiếng độc âm, khác với tiếng Pháp là thứ tiếng đa âm: “Mỗi âm tả được một vật, mỗi âm chỉ được một ý, cho nên thứ tiếng thuộc loại độc âm, tự nĩ, nĩ đã cĩ tính cách tổng hợp rồi. Đĩ là một điều lợi lớn cho thi gia Việt Nam” [115, tr. 104].
Lương Đức Thiệp cĩ giải thích thêm tính chất tổng hợp các xu hướng của thơ Việt Nam xưa. Ơng cho rằng: “Thi sĩ Việt xưa chẳng bao giờ tuyên bố xu hướng của mình” [115, tr. 69]. Nhưng thơ xưa khơng chỉ là thuần nhất mà đã thể hiện nhiều xu hướng: “Thi nhân nào chẳng cĩ bài tự vịnh, tự trào, chẳng cĩ bài tả tình, tả cảnh. Thi nhân nào chẳng than phiền số kiếp con người, chán ngán lợi danh. Thi nhân nào chẳng cĩ đơi câu thơ ứng khẩu hay gọt mài. Lãng mạn, tả chân, tưởng tượng, tự nhiên, tượng trưng, thuần túy, các tính cách ấy, thi gia xưa đem rải rác cả trong tác phẩm của mình” [115, tr. 71].
Như vậy, Lương Đức Thiệp vừa chỉ ra tính chất tổng hợp nhiều xu hướng của thơ xưa, vừa cho thấy việc phân chia thành các xu hướng thơ chỉ là tương đối, đồng thời cũng khẳng định mối quan hệ mật thiết, sâu sắc giữa thơ với đời sống hiện thực, với những sự vật bình dị thân thuộc:
“Cơ Hồ Xuân Hương với cái giọng bỡn cợt, dí dỏm, tài tình thường ngày, đơi lúc cũng thấy lưỡi tê đắng vị đời mà Bực mình theo cuội đến cung mây. Nhưng cuộc đời hấp dẫn cơ cịn mạnh. Tan cuộc
chơi đu, cơ cịn tần ngần mãi trước cái lỗ bỏ khơng của chiếc cọc đã nhổ (...). Cụ Yên Đổ đạo mạo nhường kia, xem chậu hoa của người biếu bằng mắt khơng được cũng đâm ra phát bẳn: “Đếch thấy hơi thơm, một tiếng khà!” (...). Ơng Tản Đà chế cả Chiêu Quân chết từ mấy ngàn xưa trong lúc tửu hứng, cũng khơng quên cái “laga Hàng cỏ” (...). Cịn Đức ơng Tuy Lý Vương cũng khơng ngần ngại sợ bẩn tay vàng ngọc, đem ấn cả củ khoai vào khuơn thơ để lấp một vần hổng...” [115, tr. 73]. Lương Đức Thiệp cũng chỉ ra những nguyên nhân gị bĩ đã ngăn cản sự phát triển của thơ Việt Nam xưa. Đĩ là do quan niệm về sứ mạng, vị trí, vai trị, chức năng của thơ; những giáo lý nghiêm ngặt của xã hội phong kiến tơn thờ Khổng giáo cùng với việc sính dùng điển tích và luật bằng trắc, đối ngẫu đã gị bĩ nguồn cảm xúc của nhà thơ. Thơ xưa, đặc biệt là thơ Nơm chủ yếu phục vụ cho thi cử và là một trị chơi giải trí tinh thần: “Nhà Nho xưa coi thơ Nơm như một đồ chơi tinh thần trong những lúc nhàn rỗi” [115, tr. 16]. “Thi sĩ Việt xưa (...) chưa quan niệm thơ là một nghệ thuật. Khơng tơn chỉ, khơng nguyên tắc, thơ chỉ sống lay lắt, tạm bợ...” [115, tr. 18-19]. Việc dùng điển tích, luật bằng trắc, đối ngẫu đã hạn chế nguồn cảm xúc của thi nhân. Những giáo lý của xã hội đã khiến cho phần lý trí mạnh hơn tình cảm trong con người nhà thơ:
“Đời sống bằng lý trí đã bĩp ngạt cả đời sống tình cảm, đời sống bản năng của nhà Nho, của thi sĩ nhà Nho” [115, tr. 16]. “Tình cảm đã giả trá lại cũng khơng cịn lối thốt mà ra. Mất tính cách, thơ biến thành một đồ chơi tinh xảo của trí tuệ, biến thành một đồ chơi chữ” [115, tr. 17]; “Cả cái then chốt tinh vi của lối thơ luật Đường đã được đem ứng dụng một cách máy mĩc (...) Cái xác thơ cĩ đẹp. Cái áo thơ rất hào nhống, bĩng bẩy. Nhưng hồn thơ bị vét rỗng gần hết, bị tháo rỗng hết đi. Thơ chết cứng trong cái vỏ khơ khan chắp bằng chữ, ghép bằng điệu, bằng vần” [115, tr. 18].
Ngồi ra, điều kiện kinh tế, văn hố, xã hội cũng là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của thơ ca xưa:
“Ngun nhân chính cho tình trạng tê liệt trong nền thơ ca Việt Nam, trở lực lớn cho thơ ca Việt Nam khơng tiến được nữa vẫn ở nền kiến trúc kinh tế chính trị chưa đổi thay hẳn tính cách mà chưa đẩy xã hội Phong kiến Việt Nam vượt sang một chặng tiến hố khác... Theo quan điểm ấy, tình trạng tê liệt của thơ ca Việt Nam chỉ là một phản ứng của tình trạng tê liệt của tồn xã hội” [115, tr. 19].
Tất cả những nguyên nhân được đề cập ở trên đã làm cho thơ ca Việt Nam thời xưa chậm phát triển, làm cho “Thơ Việt khơng đủ cánh mà bay bổng. Nĩ chỉ là là trên những khuơn khổ chật hẹp, những hình dáng cịn thơ sơ” [115, tr. 20].
Lương Đức Thiệp tập trung nghiên cứu một số thể thơ Việt Nam tiêu biểu. Về đặc trưng của thể loại lục bát, ơng đã cĩ nhận xét rất đúng, coi đĩ là: “một thể hồn tồn Việt Nam về điệu cũng như cách gieo vần” [115, tr. 11]. “Thể lục bát phát sinh do cái tính cách đặc biệt về âm hưởng trong Việt ngữ. Hình thức này do quảng đại quần chúng tạo thành nên rất phổ thơng. Nĩ phổ thơng nhưng lại khĩ đạt được tới nghệ thuật cho những người chưa thâu lĩnh
hết cái tinh vi của Việt ngữ” [115, tr. 14]. Lương Đức Thiệp cũng chỉ ra sự chuyển biến của hình thức thơ ca Việt Nam từ lục bát sang ca trù trên cơ sở
tìm hiểu đặc trưng của thể loại ca trù: “Do thể này ta cĩ những bài hát ả đào mà trong đĩ lục bát, lục bát gián thất và thơ hồ hợp lại thành một thể với những câu dài ngắn khơng định” [115, tr. 13]. “Thể thơ “mới” na ná thể thơ Tây khơng ra ngồi biến thể của thể thơ ca trù” [115, tr. 68]. Tuy chưa xác định chắc chắn thời điểm ra đời của thể ca trù, nhưng Lương Đức Thiệp đã mạnh dạn khẳng định “Căn cứ vào tài liệu để lại và theo thứ tự tháng năm, ta nhận thấy hình thức thơ ca Việt Nam tiến từ: Lục bát sang Song thất lục bát,
Song thất lục bát sang Ca trù. [115, tr. 14]. “Với thể ca trù, thơ của Việt Nam
đã đi được một đoạn dài trên lịch trình tiến hố” [115, tr. 16].
4.1.1.2. Về thơ Việt Nam hiện đại
Trong quá trình tìm hiểu về thơ Việt Nam hiện đại, Lương Đức Thiệp đã cho thấy sự ảnh hưởng của thơ Pháp với thơ ca Việt Nam. Các thi sĩ Việt Nam “muốn dập thơ theo kiểu Tây phương, muốn theo hình thức của thơ Pháp những vệ tinh xoay quanh ba ngơi định tính đang lúc chĩi lồ (Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận) cũng a dua, đả phá niêm luật, đả phá âm hưởng. Họ cĩ ngờ đâu ba ngơi sao ấy đã từng hiểu biết, đã từng “nhập điệu” Đường luật rồi, đã khổ sở vì đối chọi, bằng trắc rồi, mới cĩ ý định cải cách, cĩ ý định phá bỏ lề luật của người xưa” [115, tr. 62]. Cĩ thể thấy thơ hiện đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp, nhưng khơng cĩ nghĩa hồn tồn đoạn tuyệt với thơ Trung Quốc.
Đến đây đã xuất hiện đội ngũ nhà thơ chuyên nghiệp đi tiên phong là Tản Đà, sau đĩ là Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử... Các nhà thơ này đều cĩ ý thức sâu sắc về thiên chức thi sĩ của mình, về vị trí và sứ mạng thơ ca: “Khác với thi nhân Việt Nam xưa, thi sĩ loạt bây giờ đã bắt đầu cĩ ý thức về nhiệm vụ của mình, đã bắt cĩ đầu quan niệm thơ là một nghệ
thuật và do đĩ, đã cĩ ý định chủ trương thành từng phái riêng” [115, tr. 23]. Thời kỳ này, thơ ca Việt Nam đã cĩ một bước tiến mới, đĩ là coi thơ như một nghệ thuật, thi sĩ phải chuyên tâm với nghề. Khơng thể khơng thừa nhận đây là một bước tiến lớn! Chính điều này đã giúp thơ ca Việt Nam phát triển vượt bậc cả về chất lượng và số lượng.
Mặt khác, Lương Đức Thiệp cũng chỉ ra sự ra đời của các xu hướng thơ khác nhau trong thơ ca Việt Nam thời hiện đại. Ở từng xu hướng, ơng đều chỉ ra những ưu điểm và hạn chế thơng qua những nhà văn nhà thơ đại diện tiêu biểu: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hồng Chương. Về Thế Lữ ơng viết:
“Bước qua cái xác cổ điển, ơng Thế Lữ bạo dạn xơng ra. Ơng hơ hào chúng ta đả phá tất cả niêm luật Đường, vất bỏ hết cả điển tích xa xơi giam chết tâm hồn trong những khuơn giáo rắn chắc. Lời kêu gọi của ơng đem một tiếng dội lớn trong nhĩm thanh niên đang băn khoăn chờ đợi vu vơ một hình thức phơ diễn mới. Một cuộc cải cách đồ sộ về thơ ca bắt đầu. Hạt giống thơ mới gieo đúng vào chỗ đất ẩm. Nĩ nảy nở mau lẹ lạ thường. Nhà thơ thi nhau mọc ra như nấm” (...). “Thơ mới” cơ hồ lơi cuốn hết cả thi gia” [115, tr. 26].
Bên cạnh đĩ, Lương Đức Thiệp cũng mạnh dạn chỉ ra những hạn chế, những điểm chưa được của nhà thơ Thế Lữ:
“Ơng là người khởi xướng nên ơng đi bạo, đánh gấp, đánh tràn, đánh bừa bãi (...). Nhiều bài của ơng trong tập “Mấy vần thơ” cĩ tính cách tản văn hơn là thơ (...). Ơng gọt rũa chữ trong ít bài rất khéo. Câu văn kêu vang như pha lê (...) làm ta quên cả cái “chất thơ”, nguồn chân cảm (...). Nhạc điệu, chữ bĩng bảy (...) che lấp cả tình cảm phần nhiều giả trá của ơng (...). Hơi thơ trong ơng khơng đủ mạnh và dài. Nĩ đang báo hiệu một sự tắt mạch” [115, tr. 27-28-29].
Lữ: “Thơ mới tiến một bước nữa để thành hình trong ơng Xuân Diệu, trong những lời yêu đương ầm ĩ trên mơi (...) cho ta cảm giác của một người Pháp dịch thơ Tây sang tiếng Việt” [115, tr. 30].
Và khi phân tích, nghiên cứu về sáng tác của Huy Cận, Lương Đức Thiệp đã chỉ ra nét đặc sắc, cả ưu lẫn khuyết trong thơ Huy Cận:
“Qua những bài lục bát đặc sắc (...) ta thấy tâm hồn thi sĩ rung động. Một tâm hồn phiền tối hơn tâm hồn ơng Thế Lữ và Xuân Diệu, một tâm hồn cĩ nhuốm chút màu thần bí (...). Bởi vậy, ơng Huy Cận cũng đặc sắc hơn và nguồn cảm xúc cũng giàu hơn. Song đáng tiếc, hành văn của ơng cịn Tây quá. Nhiều bài đáng nhẽ hay hơn được nữa, cũng vì ơng cịn thiếu cái mềm dẻo của Việt Ngữ mà bị giảm giá trị” [115, tr. 33-34].
Lương Đức Thiệp cũng chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của Vũ Hồng Chương:
“Ơng Vũ Hồng Chương cũng lãng mạn trong hình thức vừa cổ
vừa kim. Ơng lảo đảo say, ngả nghiêng say. Vần điệu cũng đi chếnh
chống theo bước chân vơ định của ơng” (...). “Ơng đi ra cả ngồi bài thơ. Ơng đi xa quá đề” (...). “Nhưng ơng lại khác hẳn các thi sĩ khác ở chỗ lan man cĩ duyên, ở chỗ lan man đầy thơ ấy. Nếu ta thử rút bớt phần ấy đi, cĩ lẽ tác phẩm của ơng khơng cịn vị nữa. Một đặc điểm của ơng khơng ai bắt chước được, khơng ai theo được. Bỏ qua khuyết điểm đĩ, chúng ta cũng phải nhìn nhận hơi thơ trong ơng cịn mạnh, nguồn hứng trong ơng vẫn dồi dào, dù ơng hình như chỉ nghiêng về một phía
Ăn chơi!. Nếu tâm hồn ơng cũng rung động được với muơn nguồn cảm
xúc bao la của vũ trụ, của cuộc đời quay cuồng nữa, thì cái đà thơ của ơng tưởng cịn mạnh mẽ biết bao! Ơng cĩ dáng dấp một chân thi sĩ. Thơ ơng lơi cuốn người đọc một cách say mê” [115, tr. 37].
Về thơ Chế Lan Viên, Lương Đức Thiệp viết: “Đem trí tưởng tượng mênh mơng làm tài liệu sáng tác trong thơ ca, ta cĩ ơng Chế Lan Viên. Tập
Điêu tàn là kết tinh của một năng khiếu trong người được kích thích đến cùng
độ” (...) “Xu hướng tượng tượng cho chúng ta nếm những hương vị lạ lùng, ngắm những sắc màu kỳ dị” [115, tr. 51].
Với Lương Đức Thiệp, Thơ mới khơng chỉ là Phong trào thơ mới lãng mạn 1932 - 1945 mà là tồn bộ những bài thơ sáng tác theo lối mới, chịu sự ảnh hưởng của văn hố phương Tây, chịu ảnh hưởng của lối thơ Pháp, để phân biệt với thơ cũ. Về những hạn chế của Phong trào thơ mới, Lương Đức Thiệp cho rằng nĩ thiếu gắn bĩ với đời sống xã hội. Ơng khẳng định: “Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải gắn với đời sống xã hội, với hiện thực cuộc sống, phải cĩ đủ ấn chứng của cuộc sống thực; phải rút nĩ từ vực sâu của cuộc sống” [115, tr. 82].
Tất nhiên Lương Đức Thiệp khơng tránh khỏi những đánh giá sai lạc. Ơng nhận xét thiếu cân nhắc về Thơ Tố Hữu:
“Trái chiều với xu hướng lãng mạn, một chủ trương tả chân xã hội về thơ ca cũng vùng dậy” (...). “Tố Hữu đại diện cho phái này, định đưa thơ đi một con đường khác con đường xưa nay của thơ” (...). “Đấy mới là những ý nghĩ đem gửi vào câu văn chứ chưa thật là nỗi xúc cảm thuần nhiên. Về mặt nghệ thuật, chủ trương này chưa đem lại cho chúng ta được một tác phẩm nào cĩ giá trị” [115, tr. 39].
Lương Đức Thiệp cũng chưa thấy được cái hay của thơ Nguyễn Bính: “Một phái thơ nữa lấy tự nhiên làm cốt cách cho thơ ca. Theo
chủ trương này, thơ phải hồn nhiên. Gọt rũa câu văn, câu nhắc vần điệu làm mất cả tự nhiên của dịng thi cảm. Hướng đến, thi sĩ chỉ cần bắt ngay lấy rồi dùng thanh âm thích ứng mà gọi tên nĩ lên. Thế là thơ rồi. Cho nên thơ phải nhất khí, cho nên giọng thơ phải hồn nhiên” (...).
“Những mẩu thơ tự nhiên đến ngây ngơ, chân thực đến dớ dẩn là kết quả dĩ nhiên của quan niệm giản đơn này. Nĩ khơng đứng vững được ngay tự trong bản chất nghệ thuật” [115, tr. 41-42].
Hay khi nhận xét về thơ của Lưu Trọng Lư, Lương Đức Thiệp cũng cĩ cái nhìn nhận chưa chính xác khi ơng xếp nhà thơ này vào “phái thơ nhạc điệu”:
“Bởi quá thiên về nhạc điệu, ơng Lưu Trọng Lư, đại diện ý thức của chủ trương này, đã cho chúng ta nhiều bản đàn lời, nghĩa là nhiều bài thơ gần như khơng đủ nghĩa, hay thiếu cả nguồn cảm xúc chân thành. Trong nhiều bài thơ, cĩ nhiều chữ chỉ đứng làm vì, đứng để lấp một chỗ trống khơng! Bài thơ của ơng thường ngắn, nhưng đĩ khơng phải là ngắn theo cách tổng hợp. Nghệ thuật của ơng chưa hẳn là cao