Tƣ tƣởng văn học của Trƣơng Tửu khơng mang tính chất Trotskit,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 70 - 75)

CHƢƠNG 3 : TƢ TƢỞNG VĂN HỌC CHỦ YẾU CỦA TRƢƠNG TỬU

3.1. Tƣ tƣởng văn học của Trƣơng Tửu khơng mang tính chất Trotskit,

nhƣng cũng khơng theo chủ nghĩa Lênin

3.1.1. Tư tưởng văn học của Trương Tửu khơng mang tính chất Trotskit

Trước tiên xin được nĩi về những sự kiện cĩ tính chất chính trị, lại xảy ra trước khi nhĩm Hàn Thuyên thành lập. Trước năm 1940, Trương Tửu đã từng viết bài chống lại Mặt trận dân chủ theo chủ trương của Đệ tam quốc tế, như thế là sai. Nhưng sự việc cĩ tính chất chính trị, lại nằm ngồi phạm vi của luận án cả về hai mặt: tính chất và thời điểm. Đến đây, chúng tơi xin đi thẳng vào vấn đề cấp thiết là trong thời Hàn Thuyên, Trương Tửu cĩ chịu ảnh hưởng tư tưởng văn học của Trotsky khơng?

Trotsky là nhà chính trị tầm cỡ, nhưng cĩ nghiên cứu phê bình văn học. Ơng đã cĩ cơng trình Văn học và Cách mạng phát hành năm 1923, ơng cĩ

cơng bố cơng trình Văn học và Cách mạng và đến năm 1924 tái bản thì cĩ bổ sung thêm bài Chính sách Đảng Cộng sản Nga với văn học - đây là bài phát biểu của ơng tại Hội nghị văn học của Trung ương Đảng Cộng sản Nga. Hiển nhiên quan điểm văn học của Trotsky thể hiện trong Văn học và Cách mạng

là tư tưởng phù hợp trong thời điểm đĩ. Tuy nhiên, trên tinh thần nhất trí cao với Lênin trong việc chống “Prơlêcun”, nhưng Trotsky lại quan niệm cĩ phần nĩng vội chệch hướng. Ơng cho rằng:

“Khác với giai cấp tư sản trước khi giành chính quyền đã xây dựng được nền văn hĩa riêng và khi giành được chính quyền thì muốn vĩnh cửu hĩa nền thống trị đĩ, nhưng giai cấp vơ sản thì trái lại. Song song với việc về mặt chính trị và kinh tế xĩa bỏ dần những điều kiện khiến cho mình tồn tại như một giai cấp, thì về mặt văn hĩa, giai cấp vơ sản đặt nền mĩng cho một nền văn hĩa chân chính, siêu giai cấp của tồn nhân loại” (Văn học và cách mạng - dẫn theo bài báo của GS Phương Lựu) [65; tr. 65].

Ý ơng muốn nĩi về một nền văn hĩa mới mà giai cấp vơ sản sau khi giành được chính quyền sẽ dần dần phai nhạt về tính chất giai cấp của nĩ, nghĩa là dần dần trong tương lai khơng cịn tính chất vơ sản nữa. Trong một chỗ khác Trotsky càng nĩi rõ hơn:

“Khơng những trong tương lai mà hiện nay cũng khơng cĩ văn hĩa vơ sản, bởi vì giai cấp vơ sản làm cách mạng khơng phải chỉ lật đổ nền thống trị và văn hĩa của giai cấp tư sản, mà là nhằm xĩa bỏ mọi sự thống trị giai cấp từ kinh tế đến văn hĩa... Những luận điệu mơ hồ về văn hĩa vơ sản nảy sinh luận cứ từ sự loại suy và đối chiếu với văn hĩa tư sản chẳng qua là hấp thu dinh dưỡng từ cách làm khơng cĩ chút ĩc phê phán, đã đem đồng nhất vận mệnh lịch sử giữa giai cấp vơ sản với giai cấp tư sản” (Văn học và cách mạng - dẫn theo bài báo của GS

Hồi ấy, do tập trung vào chống Prơlêcun, cho nên quan niệm cực đoan này của Trotsky hầu như rơi vào yên lặng. Tuy nhiên, riêng Bukharin người mà Lênin suy tơn là “nhà lý luận lớn và đáng quý nhất của Đảng” cĩ gĩp ý cho rằng: “Trotsky khơng thấy tính chất lâu dài của nền chuyên chính vơ sản và tính khơng đồng đều giữa các nền chuyên chính ấy trong các nước khác nhau. Do đĩ tính lâu dài ở đây nếu xét trong phạm vi tồn thế giới lại càng nhân lên gấp bội”. Bukharin đã nĩi tế nhị: “Đồng chí Trotsky cho rằng sự tiêu vong của nền văn hĩa vơ sản quá nhanh so với sự hình thành của nĩ, cịn tơi thì hồn tồn trái lại, thấy rằng sự hình thành của nền văn hĩa vơ sản nhanh hơn nhiều so với sự tiêu vong của nĩ” (Cách mạng và văn hĩa - dẫn theo bài báo của GS Phương Lựu) [65; tr. 66]. Như vậy, cĩ một điểm khơng thật ổn trong quan điểm của Trotsky là: khơng cĩ văn hĩa văn học vơ sản hiện nay cũng như trong tương lai. Khơng những sai về lý thuyết, mà thực tiễn văn học Xơ viết trong thế kỷ XX với tất cả ưu điểm, nhược điểm của nĩ cũng khơng hề mang tính chất siêu giai cấp tồn nhân loại.

Hồn tồn ngược lại, trong Tương lai văn nghệ Việt Nam (1945),

ngay ở phần đầu của cuốn sách, Trương Tửu khẳng định nền Tân văn nghệ sẽ cĩ 4 yếu tố, đĩ là: yếu tố cách mạng, yếu tố xã hội chủ nghĩa, yếu tố quần chúng và yếu tố khoa học: “Tân văn nghệ phải là một nền văn nghệ cách mạng. Tân Văn nghệ phải là một văn nghệ xã hội chủ nghĩa. Tân văn nghệ phải là một văn nghệ đại chúng. Tân văn nghệ phải là một văn nghệ khoa học” [138, tr. 15]. Nhà phê bình Trương Tửu đã nêu cao vai trị của giai cấp cơng nhân khi trình bày nội dung của các tính chất đĩ:

“Kẻ đi đầu, cương quyết nhất, sáng suốt nhất, gan dạ nhất của tốn quân thập tự khổng lồ ấy là giai cấp thợ thuyền kỹ nghệ (…), cho nên nĩ xứng đáng đĩng vai trị lãnh đạo trong cuộc tranh đấu cách

mạng. Nĩ cịn xứng đáng hơn nữa vì nĩ đã đào tạo được trong hàng ngũ nĩ cả một đội tiên phong chiến sĩ tổ chức thành chính đảng cĩ qui tắc rất chặt chẽ và nhất là cĩ một lý thuyết cách mạng rất khoa học để làm kim chỉ nam cho mọi hành động” [138, tr. 21].

Như thế chủ trương Tân văn nghệ của Trương Tửu chưa hẳn là hồn

tồn đúng đắn, nhưng dứt khốt nĩ rất xa lạ, khơng chịu ảnh hưởng gì với quan niệm khơng cơng nhận nền văn hĩa văn học vơ sản của Trotsky.

3.1.2. Tư tưởng văn học của Trương Tửu cũng khơng theo chủ nghĩa Lênin

Năm 1905, Lê nin đã nêu nguyên lý tính Đảng trong ăn học nghệ thuật. Đảng khơng chỉ lãnh đạo về mặt tư tưởng mà cịn lãnh đạo về cả tổ chức. Trong Tương lai văn nghệ Việt Nam, Trương Tửu chủ trương “xây dựng một nền Tân văn nghệ mang tính chất Cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng tổ chức nịng cốt của nĩ là Đồn kiến thiết Tân văn nghệ,... sẽ hành động khơng theo mệnh lệnh của một đảng phái nào, chỉ theo sự quyết nghị của đại đa số đồn viên” [138, tr. 78]. Nhưng quan trọng hơn là vấn đề tính dân tộc. Từ quan điểm của Mác - Ăngghen: “Vơ sản tồn thế giới liên hiệp lại”, đã biến thành khẩu hiệu: “Vơ sản tồn thế giới cùng các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”, Lênin đã quan tâm đến vấn đề dân tộc, độc lập ở các nước bị đế quốc thống trị. Luận cương về vấn đề thuộc địa của người đã tác động mạnh đến tư tưởng và tình cảm của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc. Về sau, Hồ Chủ Tịch cịn kể lại: “Những năm 20 ở trời Âu khơng những cĩ Đệ nhị và Đệ tam quốc tế mà cịn loại Quốc tế hai rưỡi, v.v... Nhưng chỉ cĩ Đệ tam quốc tế theo chủ nghĩa Lênin mới chú ý đến vấn đề dân tộc ở các nước thuộc địa mà thơi”. Khẳng định “nền văn hĩa quốc tế khơng phải là phi dân tộc”, Lênin cho rằng giai cấp vơ sản cùng Đảng của nĩ khơng thể khơng sử dụng với tình cảm tự hào dân tộc mạnh mẽ, khơng thể khơng trân trọng và phát triển những truyền thống ưu tú và tiến bộ trong nền văn hĩa dân tộc

mình. Các Đảng Cộng sản Liên xơ Trung Quốc đều chú ý tính chất dân tộc này trong văn hĩa văn nghệ với những cách diễn đạt khác nhau. Trong Đề cương văn hĩa (1943) của Việt Nam đã nêu “dân tộc hĩa, khoa học hĩa, đại chúng hĩa”, đã nêu vấn đề dân tộc, độc lập lên trước tiên. Nhưng trong cơng trình Tương lai văn nghệ Việt Nam của Trương Tửu đã khơng nêu về tính dân tộc mà chỉ tập trung nêu lên các tính chất: Cách mạng, xã hội chủ nghĩa, quần chúng, khoa học... Khơng quán triệt tính Đảng (cả về tư tưởng và tổ chức) và cả tính dân tộc nữa, thì trước sau gì cũng bị Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa Lênin phê bình là tất yếu.

Tuy nhiên, đến ngày nay nhìn lại thì cĩ thể nĩi thêm rằng khơng nêu vấn đề tính dân tộc thật là đáng trách, bởi vì đây gần như nguyên lý chưa cần đến chủ nghĩa Mác, mà vốn đã được thừa nhận từ lâu. Ngay Belinsky cũng đã từng nĩi: “Nhà thơ cĩ thể là nhà thơ dân tộc ngay cả khi ơng ta miêu tả một thế giới hồn tồn xa lạ, nhưng nhìn nĩ bằng con mắt của sinh hoạt dân tộc mình, bằng con mắt của nhân dân mình, khi ơng ta cảm xúc và phát biểu thì đồng bào của ơng ta tưởng như chính họ cảm xúc và phát biểu” (Trích theo theo Giáo sư Phương Lựu) [63, tr. 231]. Nhưng về tính đảng, thì nguyên lý của Lênin thực chất chủ yếu là nĩi với tổ chức Đảng cùng các nhà văn đảng viên mà Trương Tửu chỉ là nhân sĩ trí thức. Vả chăng ơng cịn nĩi rõ: “Nhưng Đồn kiến thiết Tân văn nghệ cũng sẽ khơng từ chối một cách tuyệt đối sự hợp tác thực tiễn với những đảng nào xét ra là đại diện cho quần chúng và đấu tranh dưới lá cờ xã hội chủ nghĩa” [143]. Nĩi như thế cũng là nĩi đến Đảng Cộng sản Việt Nam, chứng tỏ khơng hề cĩ ý thức chống đối mà chỉ cĩ sự hợp tác như thực tế đã diễn ra. Quả vậy, sau Tổng khởi nghĩa, Trương Tửu tự đứng ra tổ chức Hội nghị văn hĩa, thành lập Ủy ban văn hĩa lâm thời Việt Nam và được bầu làm Chủ tịch. Ủy ban văn hố lâm thời đã làm được một số việc như: 1 - Tuyên truyền ủng hộ Việt minh; 2 - Viết một cuốn sách đen tố

cáo đế quốc Pháp; 3 - Tổ chức một cuộc triển lãm hội họa để tố cáo Pháp v.v… Trương Tửu nĩi: “Chúng tơi nghĩ hãy làm ba việc cái đã, cịn chờ anh em Việt Bắc về tính sau. Đang làm dở thì anh em Việt Bắc về, gồm cĩ: Nguyễn Hữu Đang, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi. Các anh đề nghị sát nhập với họ để cùng làm việc. Tơi nhường cái quyền ấy cho họ làm” [143].

Khơng phải ngẫu nhiên mà ơng em vợ Nguyễn Xuân Lương cĩ nhận xét: “Trương Tửu chỉ rất muốn làm người cộng sản ngồi Đảng thơi!”, cĩ nghĩa nơm na chí ít là bạn, chứ khơng bao giờ là thù của Đảng cả. Rất tiếc, nếu trong đường lối văn nghệ của ta chính thức cĩ khái niệm “người bạn đường” như ở Liên xơ thì cĩ thể dùng vào trường hợp Trương Tửu là thích hợp. Cũng cần nĩi thêm rằng: Lênin chủ yếu chỉ nêu vấn đề nguyên lý về tổ chức văn học, nhưng đến khi vận dụng thì lại cĩ sự cụ thể chia ra tính đảng của nghệ sĩ, tính đảng của tác phẩm. Nghe thì cĩ vẻ rạch rịi, nhưng cĩ nhiều khía cạnh trùng lặp, giao thoa với các khái niệm hữu quan như: tính nhân dân, tính dân tộc, v.v… Khơng phải ngẫu nhiên mà từ thời kỳ đổi mới đến nay trong các văn kiện chính thức của Đảng khơng thấy xuất hiện khái niệm tính Đảng này nữa. Phải đứng trong tình hình hiện tại này để thấy: Trương Tửu trong thời Hàn Thuyên khơng theo chủ nghĩa Lênin, tuy cĩ sai nhưng khơng nên quá nghiêm trọng hĩa vấn đề như cũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)