Phân tích tính giai cấp của văn học hiện đại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 130 - 133)

CHƢƠNG 3 : TƢ TƢỞNG VĂN HỌC CHỦ YẾU CỦA TRƢƠNG TỬU

4.2. Văn chƣơng và xã hội (Đại học thư xã, 1944)

4.2.2. Phân tích tính giai cấp của văn học hiện đại Việt Nam

Lương Đức Thiệp phân chia văn học hiện đại Việt Nam thành năm xu hướng, đĩ là: Xu hướng tư sản; xu hướng tiểu tư sản; xu hướng phong kiến; xu hướng lưu manh; xu hướng xã hội. Mỗi xu hướng đều đại diện cho một đẳng cấp trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, ơng chỉ tập trung phân tích nhiều hơn cả về hai xu hướng tư sản và tiểu tư sản; với những đặc điểm nổi bật của chúng.

4.2.2.1. Phân tích xu hướng tư sản, Lương Đức Thiệp xuất phát từ điều

kiện sinh hoạt xã hội của giai cấp tư sản Việt Nam, thấy “họ là hạng người Việt Nam cĩ thế lực nhất trong xã hội”, “được sống đầy đủ về vật chất”, “muốn được phĩng khống về tình cảm, nhất là về ái tình” nhưng bị các hình thức tổ chức tơn nghiêm, chặt chẽ của gia đình và xã hội phong kiến cùng những tục lệ khắt khe đè nén. Theo Lương Đức Thiệp, xu hướng tư sản thể hiện rõ nhất ở nhĩm Tự lực văn đồn. Chủ nghĩa cá nhân tự do, chống đối lề giáo phong kiến là đặc điểm chung nhất của các nhân vật chính diện của văn phái này, Lương Đức Thiệp cũng chỉ ra cảm hứng trào lộng với kiểu nhân vật

phản diện trong sáng tác của Tự lực văn đồn. Ơng cho rằng văn phái này

cũng “đã mở nguồn cho một trào lưu hoạt kê trong văn học cĩ tính cách phá hoại trật tự phong kiến” [116, tr. 60].

Lương Đức Thiệp đã chỉ ra 3 loại người bị cơng phá mạnh mẽ trong văn chương Tự lực văn đồn là: Lí toét, Xã xệ, Bang bạnh - dù “chỉ cơng phá bằng những cử chỉ vu vơ và rời rạc, chỉ biết cơng phá bằng cách gián tiếp”, (...), “bằng phương pháp khơng triệt để nên xa dần đích chính” [116, tr. 59]. Nhưng đĩng gĩp của Tự lực văn đồn cịn ở hình thức nghệ thuật: “Hình thức văn chương do họ trau dồi uốn nắn Việt ngữ thêm tinh tế đã được lấy làm mẫu mực cho bao tác phẩm gần đây, ảnh hưởng của nhĩm Tự lực văn đồn

như vậy khơng phải nhỏ” [116, tr. 60].

Lương Đức Thiệp cũng chỉ ra cả sự suy thối và cắt nghĩa những nguyên nhân suy thối của Tự lực văn đồn: “Khơng hợp đúng với chiều phát triển hồ hợp của xã hội Việt Nam luơn biến trạng thái, văn chương tư sản do nhĩm Tự lực văn đồn đại diện khơng theo kịp đà tiến hố nên chĩng vơi dần hết năng lực sáng tác” [116, tr. 61].

4.2.2.2. Phân tích xu hướng tiểu tư sản trong văn học, Lương Đức

Thiệp căn cứ trên điều kiện sinh hoạt xã hội của đẳng cấp tiểu tư sản cũng như địa vị của nĩ để chỉ ra khuynh hướng tư tưởng tâm lý của giai cấp này: “Địa vị xã hội của đẳng cấp tiểu tư sản (...) rất chơng chênh. Tình trạng sinh hoạt này thường gây cho họ một tâm trạng phức tạp luơn luơn bị giằng co giữa hai tình cảm mãnh liệt: “Một đằng họ muốn trở thành tư sản nên khao khát cảnh giàu cĩ, một đằng họ sợ rớt xuống lưu manh mà ghê khiếp cảnh nghèo nàn”, “họ thiên về chủ nghĩa cá nhân”, “thường đầy lịng tự ái và đầy khát vọng thống trị xã hội” [116, tr. 63].

của Nguyễn Tuân và Lê Văn Trương, Lương Đức Thiệp đã vận dụng lý thuyết về tính giai cấp trong văn học một cách rõ ràng:

“Sáng tác của Lê Văn Trương là sự biểu lộ tâm trạng của một tầng lớp nam nữ tiểu tư sản như tiểu thương, tiểu kỹ nghệ, tiểu cơng chức, trung nơng, cơng nhân chưa giác ngộ (...). Sự thèm khát cuộc đời lộng lẫy và xa hoa theo thể thức tư bản và sự sợ hãi phải rớt xuống lưu manh đủ gây trong tâm trạng họ số phận cá nhân đã gắng sức tìm chiến thắng mà khơng nổi. Cho nên quan niệm “người hùng” của văn sĩ Lê Văn Trương là một phản ánh rõ rệt của tâm trạng ấy” [116, tr. 66]. Khi phân tích sáng tác của Nguyễn Tuân, Lương Đức Thiệp cảm nhận như cĩ một sự phản ứng về mặt tâm lý đối với xã hội của một tầng lớp tiểu tư sản hơi khác. Họ “khơng đủ giàu để hưởng hết khối lạc vật chất cũng khơng quá nghèo để lăn lộn vào cuộc đời tranh đấu” [116, tr. 73]. “Họ chỉ cảm thấy mơ hồ rằng họ bị khĩ thở trong khuơn khổ của xã hội hiện đại nên cĩ ý muốn cịn lờ mờ phá đổ nĩ” [116, tr. 72]. Khuynh hướng tâm lý này được thể hiện qua các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân:

“Cái giọng văn khinh bạc và đơi khi dí dỏm của Nguyễn Tuân càng biểu lộ rõ ràng tâm trạng phức tạp của một lớp tiểu tư sản trí thức tuy bất bình với hiện tại song bất lực (...). Những cử chỉ đắn đo, những ý tưởng soi mĩi cái tầm thường của các người chung quanh, những lời mỉa mai sâu sắc và kín đáo cĩ ý khinh miệt, những cái “lố lăng” của người đương thời, những hành động phĩng khống khơng cần đếm xỉa tới dư luận càng tỏ rõ sự phẫn uất tiêu cực ấy. Khơng cĩ một nhân sinh quan vững vàng, khơng cĩ một quan niệm nào xác đáng về từng sự vật, từng lớp tiểu tư sản do Nguyễn Tuân đại diện chỉ suy tưởng và hành động hỗn độn theo trực giác và cảm giác” [116, tr.76].

Cĩ thể thấy khi đặt vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và xã hội, thì chạm ngay đến vấn đề quan điểm. Lương Đức Thiệp chọn đi con đường chủ nghĩa Mác đã trình bày được những cách nhìn đúng đắn, nhưng cũng rơi vào bệnh máy mĩc, ấu trĩ, ơng cịn phải tiếp tục nghiền ngẫm trong cơng trình tiếp theo, mặc dù tiêu đề của nĩ mang một ý nghĩa trung tính về đặc trưng thể loại thơ ca.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 130 - 133)