Lý thuyết của Hypolyte Taine trong tƣ tƣởng văn học của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 91 - 96)

CHƢƠNG 3 : TƢ TƢỞNG VĂN HỌC CHỦ YẾU CỦA TRƢƠNG TỬU

3.3. Lý thuyết của Hypolyte Taine trong tƣ tƣởng văn học của

Trƣơng Tửu

3.3.1. Những yếu tố cải biến

Trong cơng trình Triết lý nghệ thuật, Hypolyte Taine cho rằng: “những động lực chung nhất cho sự phát triển văn hĩa và nghệ thuật của mọi thời đại là các sức mạnh nguyên khai bao gồm chủng tộc (race), mơi trường (milieu) và thời đại (moment)” như đã nĩi ở trước. Nghiên cứu về quan điểm đĩ,

Trương Tửu nhận xét: “Ý kiến của H.Taine tuy cĩ phần đúng, nhưng vẫn thiếu sĩt. Ơng đã quan niệm sự thành hình của thiên tài (một hiện tượng văn minh) theo một thứ duy vật luận dung tục và cơ khí. Thứ nhất, ơng định cắt

nghĩa một hiện tượng văn chương nghĩa là theo ý ơng, bằng những thuộc tính

tâm lý, của hồn cảnh ấy. Ơng quên rằng chính những thuộc tính này cũng

cần phải cắt nghĩa. Thứ hai, ơng phủ nhận cá nhân, phủ nhận sự cĩ thực của những cá nhân đặc biệt (thiên tài). Theo ý ơng, người tài chỉ là người đã nghĩ và cảm xúc theo những hứng cảm của các người “tầm thường” đồng thời. Ơng quên rằng một “thiên tài” khơng phải là “tổng cộng” của các tâm lý “trung bình” trong xã hội. Nĩ là một cái gì mới hơn, đặc biệt hơn vì nĩ là một sản phẩm tổng hợp. Thứ ba, ơng hiểu luật Nhân Quả một cách tĩnh quá. Ơng chỉ thấy ở đây là nhân (hồn cảnh) ở kia là quả (vĩ nhân, tác phẩm). Ơng quên rằng vạn vật đều bị luật “giao hỗ tác động” chi phối. Xét ở một điểm bao trùm thì khơng cĩ nhân và quả nhất định nữa: nhân và quả hồ lẫn vào nhau trong sự “tác động và phản động giao hỗ”. Vật này ảnh hưởng đến vật nọ nhưng đồng thời cũng bị ảnh hưởng trở lại. Bởi thiếu sĩt như vậy nên thuyết của H.Taine bị cơng kích dữ dội. Nhưng dù thiếu sĩt, nĩ cũng đã là một “tiến bộ” rất lớn, tương đối với các thuyết duy tâm trên kia” [143, tr. 576].

Nĩi như thế, chắc chắn Trương Tửu ít nhiều sẽ cải biến lý thuyết của H.Taine bằng những vốn lý thuyết dồi dào mà ơng đang cĩ là chủ nghĩa Mác và phân tâm học. “Về nguyên văn chữ race cịn cĩ thể dịch là nịi giống, nhưng phải dịch là chủng tộc mới đúng với tư tưởng của H.Taine. Ơng cho đĩ là một

nhĩm dân tộc, nhĩm bộ tộc”, thí dụ như: “Ý và Pháp thì thuộc chủng tộc Latin,

cịn Hà Lan và Anh thuộc chủng tộc German... Chủng tộc sẽ cĩ những đặc tính chung rất bền vững về mặt lịch sử như thể chất, tâm lý, cách tư duy và ngơn ngữ, những sinh hoạt cộng đồng, thái độ đối với lao động, tình yêu và hơn nhân, tơn giáo và nghệ thuật” (...). “Nhưng trong sự vận dụng của Trương Tửu thì hiểu race là nịi giống, rồi chuyển dịch dần sang dịng dõi, huyết thống, di truyền như khi phân tích về Nguyễn Du” [135, tr. 131-132]. Trương Tửu lý giải rằng chất thơ hào hùng và trữ tình say đắm trong Truyện Kiều cĩ được là do cá

tính Nguyễn Du được cấu tạo nên bởi hai yếu tố thuộc huyết thống là chí

cương cường của người Nghệ Tĩnh (từ người cha) và tinh thần mẫu hệ của văn

hĩa Bắc Ninh (từ người mẹ). Như thế là đã bổ sung thêm lý thuyết phân tâm học của S.Freud vào chứ khơng cịn giữ nguyên ý của H.Taine nữa.

Cịn về thời đại, “nguyên văn là moment cũng cĩ thể dịch thành khoảnh khắc, nhưng thật ra được H.Taine hiểu theo nghĩa rộng như những

thời kỳ lịch sử khác nhau, mà cĩ lúc ơng gọi đĩ là tổng số hồn cảnh xã hội,

những tình huống chung về trí tuệ và đạo lý của mơi trường chung quanh”.

Nhưng “Khi phân tích thời đại của một hiện tượng văn học cụ thể, thì

Trương Tửu đã đi sâu thêm vào cơ sở kinh tế xã hội, sự đấu tranh của các lực lượng và khuynh hướng xã hội, nghĩa là bổ sung mà nâng cao bởi phương pháp luận Mác-xít” [135, tr. 132]. Chỉ cần nhắc lại mấy câu trong chương 2 Thời đại Nguyễn Du trong cuốn Nguyễn Du và Truyện Kiều mà

Trương Tửu viết năm 1942 (chứ khơng phải đợi đến Truyện Kiều và thời đại

Nguyễn Du 1956) đã khẳng định điều đĩ:

“Hăm hai năm trời loạn lạc! Hăm hai năm trời mà trong xã hội xảy ra bao nhiêu biến cố, bao nhiêu suy vong, bao nhiêu đau khổ! Hăm hai năm trời ấy, than ơi! lại là hăm hai năm mở đầu cuộc đời thi sĩ Nguyễn Du. Lúc thi sĩ 24 tuổi (1789) thì thời cuộc - cái thời cuộc lạ lùng đặc biệt! - đã hồ tàn. Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, chúa Trịnh bị phơi đầu ra cửa chợ, văn thân trốn nạn như đàn vịt, nếu khơng quy phục Tây sơn... Vua chúa, sĩ phu đều đã bị trận cuồng phong - sức mạnh nơng dân do Nguyễn Huệ cầm đầu - cuồn cuộn lơi đi tung vào cát bụi” [143, tr. 217].

3.3.2. Yếu tố giữ nguyên

“Trương Tửu vận dụng nguyên vẹn, thể hiện qua sự phân tích cảnh trí quê hương nội ngoại của Nguyễn Du đến sự so sánh những lối tả cảnh khác nhau giữa Thế Lữ, Lan Khai, Lưu Trọng Lư... bắt nguồn từ những nét riêng về cảnh trí quê hương của họ là Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Bình” [65]:

“Ơng Thế Lữ quê ở Lạng sơn, một nơi cĩ nhiều rừng rú thâm u, núi non chĩt vĩt, thường ngày giao thiệp với những dị đoan, kỳ tích, của một giống người mọi rợ. Nên ơng thích tả những cảnh khủng khiếp mà tạo vật hình như chỉ bày ra để lồng khung cho một cái sinh hoạt hãi hùng. Ơng Lan Khai lại được làm quen với một cảnh sơn dã, dễ yêu đã cĩ in dấu vết của phần nhân loại văn minh. Quê ở Tuyên Quang, ơng sống chung với dân Thổ, dần dần cảm được cái thi vị của thứ sinh hoạt bình dân ấy. Rồi cầm bút viết văn, ơng chỉ ca tụng cái vẻ thơ của một cảnh sơn lâm đầm ấm trong địa hạt hoang vu của nĩ. Ơng Lưu Trọng Lư được may mắn sinh ở tỉnh Quảng Bình chốn đầy những núi non hùng vĩ. Sơng Ngân uốn lượn trong bụi lá chịm gai. Trong cảnh thần tiên này, trí tưởng tượng của ơng tất nhiên bầy ra những cuộc đời thốt tục. Tiểu thuyết của ơng Lư thường chỉ là những mộng cảnh làm sảng khối một thi nhân” [143, tr.122].

Phân tích cảnh trí quê hương nội ngoại của Nguyễn Du, Trương Tửu đã làm nổi bật nét đặc trưng về phong cảnh thiên nhiên và sự kết hợp hài hồ giữa quê nội (Nghệ Tĩnh) và quê ngoại (Bắc Ninh) đã hun đúc nên cá tính Nguyễn Du và những con người từng xứ sở. Trương Tửu cho rằng: “Nghệ Tĩnh từ xưa vẫn là một đất biên cương phân chia nước ta với nước Chiêm Thành. Bị vây ba mặt bởi núi, sơng và biển, nĩ vốn là một đất hiểm, cĩ khí tượng anh hùng. Thiên nhiên ở đĩ chất chứa nhiều sinh lực, nhiều vẻ quật cường. Nhưng sinh lực kia chỉ nảy nở mạnh mẽ ở núi cao rừng rậm, sĩng cả muơn trùng chứ khơng kết tụ ở đất đai đồng ruộng. Dân Nghệ Tĩnh đã được

vị trí địa dư và lịch sử rèn đúc cho một tinh thần chiến đấu dũng cảm, một sức chống cự bền bỉ và một lịng kiên nhẫn phi thường để đoạt phần ưu thắng. Ngần ấy đức tính đã kết hợp lại thành cái địa phương tính của cả vùng Nghệ Tĩnh. Vì thế nên các triều vua ngày xưa đều tin cậy vào binh sĩ Nghệ Tĩnh, vẫn coi đất Nghệ Tĩnh như một lực lượng trữ bị trong cuộc tranh đấu với giặc Trung Hoa (...) Cĩ thể nĩi Nghệ Tĩnh là một vùng trời đất đã may mắn kết tinh được cái sức chiến đấu kiên cố, cái lịng ham sống say sưa, cái khí tiết hiên ngang khơng chịu khuất phục của giống nịi. Đĩ là cái điểm linh tú của non sơng Lạc Việt, cái mạch sâu thẳm chứa chan nguồn sống của tương lai đất nước. Họ Nguyễn Du đã được diễm phúc hưởng thụ cái linh tú ấy, cái khí tiết ấy, cái nhựa sống phong phú ấy của quê hương” [143, tr. 204].

Cịn về quê ngoại của Nguyễn Du là Bắc Ninh thì Trương Tửu cho đĩ là một trong những tỉnh xưa đã làm nơi phát tích của dân tộc Việt Nam. Đến tận ngày nay, trải qua bao nhiêu lớp sĩng phế hưng, bao nhiêu trị dâu bể, mà ở Bắc Ninh ta vẫn cịn sung sướng được gặp những phong tục, dấu vết của nền văn hố cũ nước nhà. Những ngày hội hè trai gái về tiết đầu xuân ở Lim, ở Đống Cao (...), tục hát quan họ, tục hơn nhân ở làng Dương Ổ (...), đã chứng thực rằng xưa kia người dân Việt Nam đã biết sống một đời tình cảm thuần nhiên phong phú. Trương Tửu viết:

“Đất Bắc Ninh là đất của sự sống thiên nhiên, của tinh thần mẫu hệ - là đất của ái tình. Bắc Ninh là một lý tưởng sinh hoạt vơ cùng tao nhã, vơ cùng nhàn tản, vơ cùng thú vị. Nhựa sống ở đây khơng lộ ra bằng những cảnh day tay mắm miệng để giành cơm giật áo, khơng lộ ra bằng vẻ mặt hung bạo của những phường chuộng hư danh, thèm lầu cao gác tía. Ở đây nhựa sống truyền thành những mi thanh mục tú, những dáng điệu mềm mỏng, những cảnh “chàng ngồi đọc sách thiếp ngồi quay tơ”, những buổi hội họp nam nữ dưới bĩng trăng trong,

bà đẻ ra thi sĩ Nguyễn Du đã là cơ gái đa tình ấy, đã sống những ngày vui sướng lúc thiếu thời trong cái đất thanh lịch và nhàn dật kia, đã mang âm thầm trong thớ tim mạch máu cái nhựa sống tế nhị của quê nhà” [143, tr. 205-206-207].

Qua những mục trên cĩ thể thấy Trương Tửu trong thời Hàn Thuyên là một nhà văn hĩa nặng lịng với đất nước, khơng phản Mác-xít, khơng phải Mác-xít giả hiệu, v.v... tất nhiên khơng thể tránh khỏi sai lầm. Khơng theo Trotsky, cũng khơng vận dụng chủ nghĩa Lênin, mà ơng thành tâm đi theo chủ nghĩa Mác, nhưng vì “trình độ lý luận cịn ấu trĩ... phiến diện máy mĩc”. Tuy nhiên, hiếm cĩ mấy ai tự phát hiện sớm một cách nhanh chĩng và kiên quyết sửa chữa khá triệt để sai lầm khuyết điểm như Trương Tửu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)