Dấu ấn của chủ nghĩa S.Freud cùng một số thuyết tâm lý khác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 83 - 88)

CHƢƠNG 3 : TƢ TƢỞNG VĂN HỌC CHỦ YẾU CỦA TRƢƠNG TỬU

3.2. Dấu ấn của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa S.Freud trong tƣ tƣởng

3.2.2. Dấu ấn của chủ nghĩa S.Freud cùng một số thuyết tâm lý khác

Thực ra, Trương Tửu vận dụng chủ nghĩa S.Freud cũng ngay từ Kinh thi Việt Nam (1940) lại với những dẫn chứng rõ ràng. Trương Tửu cĩ nĩi

rằng: gần đây nhà bác học S.Freud cĩ xướng ra một cái thuyết rất táo bạo, làm đảo lộn cả đầu ĩc của mọi người. S.Freud cho rằng “dâm dục” là cơ sở tâm lý của con người. Nĩ ra lệnh cho các ý muốn khác. Được phát triển nĩ sẽ làm cho con người được sung sướng, yên ổn. Bị đè nén, nĩ sẽ phá hoại sự quân

bình của thần kinh hệ và đẻ ra các chứng bệnh tinh thần. Tất cả các hành vi, tình cảm, ý tưởng của con người đều do ba động lực chi phối: cái bản thể, cái bản ngã và cái siêu ngã. Bản thể gồm những dục năng thiết cốt của con người mà nhục dục là căn bản. Bản ngã là cái ý thức do giáo dục và hồn cảnh đẻ ra. Siêu ngã là các thành kiến xã hội gây ra bởi sự tác động của luân lý, luật pháp, phong tục, v.v... Trương Tửu giảng giải tiếp:

“Thường khi con người hành động thì là do cái bản thể muốn sai khiến. Cái bản ngã bị lơi cuốn cũng tùng đảng theo. Nhưng cái siêu ngã là một sức mạnh đứng ra thay mặt xã hội cản đường lại. Cái bản thể bị thua bị dồn vào tận đáy cõi vơ ý thức và nằm chết bẹp đĩ, đồn thể thắng cá nhân. Nhưng đừng ai tưởng dục vọng bị dồn chịu nằm im đấy đâu. Chúng chỉ chờ cơ hội là bùng ra làm con người náo loạn thần kinh, cứ nhắm mắt theo chúng. Nếu chưa bùng ra được thì dục vọng làm thành chiêm bao mộng mị hãi hùng, rút cục, sẽ đưa đến chứng loạn thần kinh” [143, tr.748].

Qua nội dung trên, chứng tỏ Trương Tửu cũng theo dõi tương đối sát lý thuyết S.Freud. Ơng khơng nhắc đến quan niệm của S.Freud hồi cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX cũng về kết cấu ba tầng của hoạt động tâm lý, hay cịn gọi bộ máy tâm thần (Psychisme) gồm: vơ thức, tiềm thức, ý thức, mà lại nhắc đến sự thay đổi quan niệm ấy sau năm 1920. Trương Tửu dồn tiềm thức luơn vào vơ thức, nhưng vẫn cĩ kết cấu ba tầng, song được hình dung bằng các khái niệm khá trực diện với con người, chứ khơng phải chỉ là những trạng thái, phạm vi hay tính chất tâm lý: bản ngã, bản thể, siêu ngã. Trương Tửu đã vận dụng ngay quan niệm của S.Freud cho rằng: “sáng tác văn nghệ chỉ là sự thăng hoa những ẩn ức tính dục bằng những hình thức khơng thể bắt bẻ được về mặt đạo đức và pháp lý”. Trương Tửu viết:

“Làm sao cắt nghĩa được cái tính hiếu dâm rất ngây thơ của người Việt Nam? Ngồi sự phát hiện ra việc làm và ý tưởng (như trên kia đã nĩi), tính ấy cịn phát hiện ra ở lời nĩi, lời hát và nhất là ở cái trị chơi “câu đố” rất đặc biệt của dân ta… Tơi xin cử ra đây vài kiểu mẫu “thanh nhất” để khỏi làm đỏ mặt các bạn nào hay cả thẹn” [143, tr.749].

Đây là chuyện hút thuốc lào:

“Lưng trịn bành bạnh đít bảnh bao Mân mân mĩ mĩ đút ngay vào Thủy hỏa tương giao sơi sình sịch Âm dương nhị khí sướng làm sao”

Cịn đây là chiếc chiếu:

“... Xưa kia em trắng như ngà

Bởi chưng ngủ lắm nên đà em thâm Lúc bẩn chàng đánh chàng đâm

Đến khi rửa sạch chàng nằm lên trên”.

Cịn về bài thơ Đánh đu,

“Tám cột khen ai khéo khéo giồng Người thời lên đánh kẻ ngồi trơng Giai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lịng Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song Chơi xuân dễ biết xuân chăng tá? Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ khơng!”

Trương Tửu đã bình như sau: “Bất kỳ tả cảnh gì, vật gì, nàng cũng tả qua một cái khung dâm của cái giống thật vừa lẳng lơ, vừa thi vị, vừa chân

Trong vơ thức khơng phải chỉ hàm chứa những thèm khát về tính dục, mà cịn tiềm ẩn những mơ ước bản năng khác. Cĩ thể Trương Tửu đã đọc

Giải mộng, Nhà văn và giấc mơ tĩnh của S.Freud, cho nên trong Nguyễn Du và Truyện Kiều, ơng nĩi: “nhà văn cĩ chỗ may mắn hơn người là được quyền

sống tất cả những ước vọng của mình trong văn chương, bằng văn chương”. Những ước vọng ấy, khi đã hiện ra thành nhân vật văn chương, cĩ một tính cách tố giác quý báu vơ cùng. Chúng tố giác cái phần sâu thẳm nhất của cá tính nhà văn. Nghiên cứu chúng, ta phải áp dụng cái nguyên tắc mà bác sĩ S.Freud đã phát minh ra để nghiên cứu các giấc mộng, đĩ là:

“Mỗi chúng ta đều cĩ những thèm thuồng khơng được xã hội cho phép thỏa mãn. Những thèm thuồng ấy bị dồn vào trong cùng tâm hồn, nhưng vẫn nằm im đĩ chứ khơng tiêu tán. Nếu trong người chúng ta số thèm thuồng bị dồn kia cứ ngày một nhiều thêm lên, hoặc cĩ cái thèm thuồng nào đĩ cứ một ngày một mãnh liệt, càng bị dồn ép càng tập trung sức bùng nổ, thì tâm hồn ta sẽ là sân khấu thường trực của mộng mị - những mộng mị đồng thể chất với những thèm thuồng bị dồn ép. Mộng mị là sự hiện thân vơ thức của những thèm thuồng ấy. Đĩ là trạng thái hoạt động lăng tằng của chúng. Cho nên bác sĩ S.Freud đã thiết lập được nguyên tắc nhận xét này: Ước vọng chỉ là một thể cách phát hiện khác của những thèm thuồng bị dồn ép. Ước vọng đã biến thành văn chương cĩ thể coi như cùng một tính chất với mộng mị” [143, tr. 278-279].

Dựa vào ý kiến của S.Freud, Trương Tửu rút ra nhận xét: “ở một nhà văn, ước vọng là hiện thân của tính khí thực bị dồn ép khơng được quyền phát triển”. Căn cứ vào nguyên tắc ấy, Trương Tửu thử xét xem cái mộng Từ Hải của Nguyễn Du đã tố giác những yếu nào của tính khí Nguyễn Du. Trước hết Trương Tửu cho rằng:

“Chí ngang tàng, lịng kiêu hãnh, tình yêu đắm đuối, đĩ là ba tính cách nền tảng của tâm hồn Từ Hải. Đĩ cũng là ba tính cách nền tảng của tâm hồn thi sĩ Nguyễn Du. Nhưng cĩ điều khác là ở Nguyễn Du ba tính cách ấy khơng được phát triển dồi dào như ở Từ Hải. Ở Nguyễn Du, chúng bị kiềm chế, dồn ép. Trong đời Nguyễn Du, chí ngang tàng chỉ được lĩe ra một phút rồi bị dập tắt ngay. Thời cuộc đi nhanh quá, Tây Sơn ra đánh Bắc Hà oai hùng quá, đẳng cấp văn thân nhu nhược quá, làm cho Nguyễn Du trở tay khơng kịp. Tiếng hơ hào cần vương của ơng ở Thái Bình vừa dứt thì xã hội mới đã thành lập trong khuơn khổ mới vững chãi mất rồi (…). Biết mình bất lực, đành phận một kẻ thất chí, ơng đành xếp kiếm cung vào một gánh, xếp chí ngang tàng vào một túi, rồi một bĩng, một hình “nghêu ngao vui thú yên hà, mai là bạn cũ hạc là người quen”. Tuy thất bại ơng cũng vẫn tự cao tự đại về địa vị và dịng họ quý phái của ơng. Ơng vẫn tin là ơng thanh cao gấp trăm, gấp nghìn những kẻ cịng lưng quỳ gối để mua chút vinh hoa phú quý đương thời:

“Phong trần mài một lưỡi gươm Những phường giá áo túi cơm xá gì....

...Bĩ thân về với triều đình

Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu Áo xiêm ràng buộc lấy nhau Vào luồn ra cúi cơng hầu mà chi?”.

Suốt thời kỳ phục vụ tân triều (18 năm), lịng kiêu ngạo của ơng bị dồn ép dưới một mặt nạ khuất phục, lãnh đạm sợ sệt..., nĩ bị dồn ép cho đến khi ơng gặp được Từ Hải trong cuốn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân. Ơng liền phĩng cái kiêu ngạo thầm kín ấy vào con người, vào khẩu khí, vào hành động của Từ Hải” [143, tr. 285-286].

Qua các phân tích sơ bộ trên, chúng ta thấy cũng như đối với chủ nghĩa Mác, việc hiểu biết đối với chủ nghĩa S.Freud khơng hề cĩ sự hời hợt ở Trương Tửu. Tuy vậy, chủ nghĩa S.Freud cũng là một hệ thống tư tưởng đồ sộ, phức tạp mà trong buổi đầu nắm bắt, Trương Tửu khơng tránh khỏi sai lạc. Hơn nữa, trong một lúc ơng đồng thời vận dụng nhiều loại lý thuyết mới mẻ khác, khơng phải là khơng cĩ ít nhiều bổ ích, nhưng nhược điểm khơng thể khơng dồn tụ lại thêm. Trương Tửu cịn vận dụng lý thuyết của các nhà tâm lý thần kinh bệnh học trứ danh như: F.Morel, E.Krapelin, E.Dupr.M.Boll để kết luận rằng:

“Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh. Bệnh của ơng thuộc về thứ bệnh khơng cĩ sự tổn thương về khí quan. (...). Con bệnh vẫn sống như mọi người nhưng hệ thần kinh, nhất là bộ giao cảm thần kinh khơng khoẻ khoắn, trọn vẹn như ở người bình thường. (...) Loại bệnh này kêu là constitutions morbides, tạm dịch là căn tạng suy nhược (...). Căn tạng suy nhược ấy làm cho Nguyễn Du lúc nào cũng lo sợ hãi hùng, rồi bị kích thích thái quá phải làm việc cấp bách, đâm ra sáo loạn, tạo nên những viễn ảnh ghê gớm hợp với sự lo sợ kia. Người cĩ tính này luơn luơn tưởng tượng ra những biến cố mà mọi người khỏe khơng bao giờ nghĩ đến” [143, tr. 236-237] v.v...

Trương Tửu dùng căn tạng suy nhược này giải thích những cảnh đau thương bi đát khác trong thơ văn Nguyễn Du thì khĩ tránh khỏi sai lạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 83 - 88)