Bối cảnh văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 44 - 50)

CHƢƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ NHĨM HÀN THUYÊN

2.1. Bối cảnh ra đời nhĩm Hàn Thuyên

2.1.2. Bối cảnh văn học

Nghiên cứu bối cảnh văn học cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu lý luận phê bình văn học của nhĩm Hàn Thuyên. Lý luận phê bình của nhĩm này cĩ sự tiếp thu dịng mạch tư tưởng trong chiều lịch đại và cũng chịu ảnh hưởng, cọ sát với các luồng tư tưởng khác trong chiều đồng đại.

2.1.2.1. Sự xuất hiện của tư tưởng văn nghệ Mác-xít

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, văn hĩa Việt Nam cĩ cuộc tiếp xúc lần đầu tiên với văn hĩa phương Tây theo cách mà khơng dân tộc nào muốn - văn hĩa phương Tây đi theo bước chân của quân xâm lược. Nhưng cĩ một luồng tư tưởng khác lại đến từ chính nhu cầu của bản thân cuộc đấu tranh giành độc lập, đấu tranh giai cấp của dân tộc Việt Nam, đĩ là sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác nĩi chung và tư tưởng văn nghệ Mác-xít nĩi riêng. Tư tưởng

văn nghệ này đã tham gia vào trong bầu khơng khí học thuật sơi nổi những năm đầu thế kỷ, cĩ tiếng nĩi và ảnh hưởng sâu sắc.

Trong thời kỳ này, ở Việt Nam nổ ra nhiều cuộc tranh luận văn học, trước hết là tranh luận về Truyện Kiều bắt đầu từ 1924 với sự tham gia của Ngơ Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Quỳnh, Hải Triều, Hồi Thanh, Lê Tràng Kiều, Lưu Trọng Lư và bản thân Trương Tửu cũng tham gia với bút danh Nguyễn Bách Khoa. Bên cạnh đĩ cịn cĩ cuộc tranh luận về Quốc học với sự tham gia của Ngơ Đức Kế và Vũ Ngọc Phan, Phan Khơi, Lê Dư. Cuộc tranh luận Thơ mới - Thơ cũ cũng hết sức sơi nổi với sự tham gia của Phan Khơi, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm, Hồi Thanh, Lê Tràng Kiều, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Hanh, Văn Bằng, Dương Tụ Quán, Lê Cương Phụng... Cuộc tranh luận “dâm hay khơng dâm” trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng với sự tham gia của Thái Phỉ, Vũ Trọng Phụng, Nhất Chi Mai. Trong các cuộc tranh luận thì tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh” là cuộc tranh luận lớn nhất và cĩ ý nghĩa đặc biệt sâu sắc với sự tham gia của Hải Triều, Hồi Thanh, Lê Tràng Kiều, Lưu Trọng Lư. Nội dung của cuộc tranh luận cĩ liên quan trực tiếp với cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề duy vật và duy tâm, đồng thời cũng cĩ liên quan đến các cuộc tranh luận khác. Cuộc tranh luận cho thấy vị trí và sức ảnh hưởng của tư tưởng văn nghệ Mác-xít.

Theo Phong Lê: “Trên tất cả các bài viết qua hai cuộc tranh luận giữa hai phái duy tâm và duy vật, nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh kéo dài gần suốt những năm 1930, những tư tưởng cơ bản về chủ nghĩa duy vật và lí luận văn nghệ mới đã được trình bày trong dạng đại cương” [58, tr. 349]. Trong lịch sử tư tưởng văn nghệ Mác-xít ở Việt Nam, Hải Triều đĩng một vai trị quan trọng. Cĩ thể nĩi, ơng là nhà lí luận văn học Mác-xít đầu tiên ở Việt Nam và đưa tư tưởng Mác-xít vào Việt Nam một cách

quyết liệt thơng qua việc chủ động dấy lên cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh trong những năm 30 của thế kỉ XX. Theo Giáo sư Trần Đình Sử, “Nhờ cuộc thảo luận ấy mà quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh, văn học bình dân và sau đĩ văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa được truyền bá rất sớm vào xã hội Việt Nam”. Trần Đình Sử cịn xác định, “Xét nội dung lý thuyết Mác-xít của Hải Triều, chủ yếu ơng chịu ảnh hưởng của Nicola Bukharin, Ủy viên bộ chính trị Đảng Bolsevich, một nhà lí thuyết tài năng… Tư tưởng Bukharin chủ yếu là giai cấp luận, ý thức hệ luận, kinh tế luận và cơng cụ luận (Văn học là vũ khí đấu tranh giai cấp)” [103]. Phong Lê cho rằng: “Tư tưởng của Hải Triều và phái vị nhân sinh hướng tới bảo vệ, cổ vũ cho việc xây dựng một nền nghệ thuật mới của giai cấp vơ sản, của cách mạng xã hội chủ nghĩa, theo tấm gương Liên Xơ và cách mạng tháng Mười” [58, tr. 358]. Bên cạnh Hải Triều, Đặng Thai Mai cũng ngay từ sớm tiếp thu tư tưởng văn nghệ Mác-xít. Năm 1944, ơng cơng bố cơng trình Văn học khái luận “hệ thống hĩa một số vấn đề lý luận cơ bản của văn học theo quan điểm Mác-xít” [69, tr. 370].

Cĩ thể nĩi, tư tưởng văn nghệ Mác-xít trong những năm 30 ở Việt Nam đi liền với phong trào đấu tranh chính trị xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vì thế, nĩ mang màu sắc chun chính vơ sản. Tuy nhiên, bức tranh học thuật ở Việt Nam từ những năm 30 trở đi càng khơng phải là một bức tranh thuần nhất một màu. Trong giai đoạn này, bên cạnh luồng tư tưởng học thuật Mác-xít cịn xuất hiện nhiều luồng tư tưởng học thuật phương Tây như: lý thuyết “vị nghệ thuật” của Gauthier; phân tâm học; quan niệm chủ nghĩa lãng mạn; chủ nghĩa hiện thực; chủ nghĩa tượng trưng phương Tây;… Chính việc xuất hiện các cuộc tranh luận học thuật đã một phần phản ánh cục diện đa màu sắc trong bức tranh học thuật giai đoạn này. Bức tranh đa sắc màu đĩ

giúp chúng ta cĩ dịp lý giải các đặc điểm trong tư tưởng học thuật của một số học giả tiêu biểu, trong đĩ cĩ những đại diện của nhĩm Hàn Thuyên.

2.1.2.2. Sự xuất hiện của các tổ chức văn học

Phần trên người viết chủ yếu quan sát từ chiều lịch đại để thấy cĩ sự bồi đắp, tiếp nối trong tư tưởng học thuật trong đĩ đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển của tư tưởng văn nghệ Mác-xít giai đoạn 1930 - 1945 ở Việt Nam. Trong phần này, người viết tập trung quan sát chiều đồng đại để thấy khơng khí sơi động và sự tương tác lẫn nhau của các hiện tượng văn hĩa văn học trong lát cắt ngang của lịch sử.

Đầu những năm 30 của thế kỷ, tổ chức Tự lực văn đồn xuất hiện với tư cách là một tổ chức sáng tác, với tơn chỉ và mục đích hoạt động rất rõ ràng, gắn với một bộ phận văn học lãng mạn, cĩ đĩng gĩp khơng nhỏ trong tiến trình hiện đại hĩa văn học Việt Nam. Đến năm 1939, nhĩm Xuân Thu nhã tập ra đời và tồn tại trong thời gian ngắn ngủi (1939 - 1942) với thành viên nịng cốt là Đồn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh. Nhĩm này chỉ xuất bản được một cuốn sách với tên Xuân thu nhã tập tập hợp một số bài thơ, bài viết mang tính chất triết lí và tuyên ngơn nghệ thuật. Xuân thu nhã tập cĩ thiên hướng sáng tác theo chủ nghĩa tượng trưng. Rất tiếc là thời gian tồn tại của nhĩm này ngắn, số lượng thành viên khơng nhiều, nên chưa thực sự đánh dấu mốc lớn trong tiến trình văn học Việt Nam.

Cĩ thể thấy suốt từ đầu thế kỷ XX đến những năm 30, mặc dù cĩ những tranh luận học thuật khá sơi nổi nhưng những tổ chức hoạt động lý luận phê bình văn học lại khá thưa thớt, nhưng điều đặc biệt là, chỉ trong hai năm 1940 - 1941, xuất hiện ba nhĩm để lại dấu ấn khá đậm nét, đĩ là nhĩm

Hàn Thuyên, Thanh Nghị và Tri Tân. Chính vì trong một khoảng thời gian ngắn xuất hiện nhiều tổ chức văn học như vậy, nên Phạm Thế Ngũ gọi đây là “giai đoạn Phục Hưng của văn học Việt Nam”: “Văn học Việt Nam sau năm

1940 bày ra một cảnh tượng phát sinh rộn ràng và mới mẻ. Khơng những phái già tha thiết với những giá trị cổ, tưởng như gặp thời sống lại, mà phái trẻ cũng hăng hái gĩp phần. Nhiều thanh niên tân học đứng ra giải quyết lại các vấn đề mà Nam Phong cịn bỏ lửng. Vấn đề học thuật và giáo dục quốc gia, vấn đề tổng hợp văn hố Đơng Tây, vấn đề thâu nhập khoa học Tây phương, giải quyết với tất nhiên tinh thần mới bản lĩnh mới của họ” [78, tr. 613].

Đất nước diễn ra những trào lưu mới, trí thức văn nghệ sĩ đều muốn đứng lên kêu gọi lịng yêu nước bằng con đường văn hố khoa học và lịch sử. Nhĩm Tri Tân với các thành viên là Hoa Bằng, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Nguyễn Đơn Phục, Tiên Đàm, Trúc Khê, Thiếu Sơn, Nhật Nham, Chu Thiên, Khuơng Việt đã lập tờ Tri Tân ra số đầu tiên vào tháng 6 năm 1941.

Nhĩm Tri Tân chủ trương đề cao tinh thần dân tộc, họ cho rằng biết rõ lịch sử mới hiểu được cơng khĩ của tổ tiên xây dựng nước nhà và tạo được tinh thần trách nhiệm quốc gia của người cơng dân. Mục đích của Tri Tân dưới thời

Pháp thuộc rõ ràng là mục đích cứu quốc ẩn trong văn hố. Hoa Bằng viết: “Quốc sử khơng phải là một nắm hoang đường, mớ thần thoại. Quốc sử khơng phải là một tập phả ký của một hồng gia. Quốc sử phải là những trang dưới ngịi bút thờ sự thật” [78, tr. 616]. Nhĩm Tri Tân đã lên tiếng phê phán một số cơng trình của nhĩm Hàn Thuyên như Nguyễn Văn Tố phê phán cuốn

Nguồn gốc văn minh của Nguyễn Bách Khoa (1943), phê phán cuốn Xã hội Việt Nam của Lương Đức Thiệp (1944).

Nhĩm Thanh Nghị cĩ các thành viên phần lớn là những nhà trí thức,

nhà khoa học đã đi du học ở Pháp. Mục đích của họ là “muốn giải quyết những vấn đề của dân tộc Việt Nam” [78, tr. 620]. Nhĩm này sáng lập tờ

Thanh Nghị cũng vào tháng 6 năm 1941, hướng tới nội dung đa dạng phong

phú: “Về chính trị cĩ Vũ Văn Hiền, Phan Anh đảm trách; về kinh tế và xã hội cĩ Nghiêm Xuân Yêm, Vũ Văn Cẩn đảm trách; về sử học cĩ Hồng Xuân

Hãn, Nguyễn Thiệu Lâu, Nguyễn Văn Huyên; về giáo dục và văn học cĩ Vũ Đình Hịe, Đinh Gia Trinh, Lê Huy Vân đảm trách. Theo Phan Cự Đệ, Thanh Nghị “cĩ khuynh hướng dân chủ tư sản nhưng trên tờ tạp chí này cũng cĩ nhiều màu sắc khác nhau” [78, tr. 335].

Một điều cần lưu ý là, Đề cương văn hĩa Việt Nam của Đảng (1943) cĩ nêu đầy đủ cả ưu lẫn khuyết của nhĩm Tri Tân, Thanh Nghị nhưng hồn tồn phủ nhận nhĩm Hàn Thuyên, cho rằng nhĩm Hàn Thuyên xuyên tạc chủ nghĩa Mác, khơng hề cĩ bất cứ điểm khả thủ tích cực nào. Chúng ta hãy đọc lại một số đánh giá: “Nhĩm Tân văn hĩa Hàn Thuyên tự nhận là khoa học, nhưng đã phản duy vật biện chứng, tức là phản khoa học... Họ khơng đội lốt duy vật lịch sử để dễ bề xuyên tạc lại học thuyết duy vật lịch sử của Mác đĩ sao... Họ coi thường khẩu hiệu dân tộc hĩa đến nỗi dám gắn chiêu bài duy vật sử quan để xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt Nam” [4, tr. 145-146]. Tuy nhiên, trải qua mấy mươi năm đổi mới nhìn lại thấy nhĩm Hàn Thuyên khơng phải là phản

động, tuy khơng ít sai trái, nhưng vẫn cĩ những biểu hiện yêu nước, chống thực dân đế quốc.

Sự xuất hiện gần như cùng một lúc các tổ chức văn hĩa văn học như vậy cho thấy ý thức tự giác trong hoạt động văn hĩa văn học các các trí thức Việt Nam giai đoạn bấy giờ, đồng thời nĩ cũng phản ánh nhu cầu bức thiết của lịch sử. Mỗi nhĩm cĩ một tơn chỉ, mục đích và cách thức hoạt động riêng vừa tạo nên cục diện phong phú đa dạng trên hoạt động văn hĩa văn học, vừa tạo nên sự cọ sát, cĩ thể là trực tiếp đối thoại phê phán, cĩ thể là ngấm ngầm ảnh hưởng, tác động lẫn nhau.

Tĩm lại, bối cảnh chính trị văn hĩa xã hội và bối cảnh văn học dẫn đến sự ra đời của nhĩm Hàn Thuyên cĩ đặc điểm nổi bật là phong phú, phức tạp,

các lực lượng chính trị, đảng phái, các luồng tư tưởng va chạm, cọ sát, mâu thuẫn nhau. Hơn nữa, hoạt động văn hĩa văn học diễn ra trong bối cảnh đấu

tranh chính trị, xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh trên phương diện ý thức hệ diễn ra gay gắt, nên đánh giá về hoạt động của mỗi nhĩm văn học cũng trở nên phức tạp và mang đậm tính lịch sử. Chính vì ra đời trong bối cảnh như vậy nên đặc điểm nổi bật của nhĩm Hàn Thuyên là sự phức tạp, và đánh giá về nhĩm này cũng phức tạp với nhiều ý kiến trái chiều trong suốt chiều dài lịch sử từ khi ra đời đến gần suốt nửa thế kỷ vừa qua. Tuy nhiên, quán triệt đường lối Đổi mới của Đảng mấy chục năm qua, nay nhìn lại Hàn Thuyên bên cạnh tính phức tạp mang màu sắc tiêu cực, vẫn cĩ nhiều biểu hiện tích cực đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)