Quy trình sửa chữa bơm cao áp 1 Kết cấu bơm cao áp

Một phần của tài liệu Đồ án tôt nghiệp sửa chữa hệ thống khởi động động cơ 5S50MC c7 (Trang 28 - 31)

- Khởi động thành cơng thì chuyển sang cho động cơ làm việc với nhiên liệu Tăng dần vòng quay theo yêu cầu hoặc theo chương trình tăng tốc độ đặt sẵn.

CHƯƠNG 3 LẬP QUY TRÌNH SỬA CHỮA

3.1 Quy trình sửa chữa bơm cao áp 1 Kết cấu bơm cao áp

- Bơm cao áp của động cơ 5S50-MC là bơm cao áp kiểu BOSH điều chỉnh thời điểm cuối cấp, sự khác biệt chủ yếu của bơm cao áp này là đường nhiên liệu vào bơm cao áp được cấp qua van hút ở phía trên của piston bơm cao áp với áp suất từ 7 ÷ 8 (kG/cm²), khi piston bắt đầu đi xuống thì nhiên liệu đã được hút vào bơm cao áp, vì thế bơm cao áp luôn được nạp đầy nhiên liệu.

Sơ đồ cấu tạo của bơm

21 1 3 4 5 6 20 18 16 17 19 11 12 13 14 15 10 7 8 9

Hình 3.1 Cấu tạo bơm cao áp

1. Xilanh bơm cao áp 11.Đường nhiên liệu cấp tới đường 4 2. Piston bơm cao áp 12. Đường khí điều khiển cấp vào 3. Đường nhiên liệu tới vòi phun 13. Piston van dừng động cơ 4. Đường nhiên liệu hồi về 14. Van

5. Cụm van dừng động cơ 15. Lò xo van dừng động cơ 6. Cụm van hút nhiên liệu 16. Thanh răng VIP

8. Bề mặt trên của van hút 18. Vành răng điều khiển góc phun 9. Lò xo van hút 19. Vành răng điều khiển nhiên liệu 10. Van hút nhiên liệu 20. Cửa thoát nhiên liệu

Nguyên lý hoạt động của bơm

- Nhiên liệu với áp suất từ 7 ÷ 8 (kG/cm²) luôn tác dụng lên mặt (7) của van (10) và có su hướng nâng van (10) đi lên, nhưng do tác dụng của lò xo (9) và áp suất nhiên liệu trong bơm cao áp lớn khi piston bơm cao áp đang đi lên, nên van (10) ln đóng.

- Khi piston bơm cao áp bắt đầu đi xuống áp suất trong bơm cao áp giảm, lực tác dụng của nhiên liệu phía ngồi xilanh bơm cao áp tác dụng lên mặt (7) lơn hơn lực của lò xo (8) tác dụng lên van (10) nên van (10) mở, nhiên liệu được nạp vào bơm cao áp. Khi piston bơm cao áp đi lên áp suất của nhiên liệu trong bơm cao áp tăng, do nhiên liệu tác dụng lên mặt (8) của van (10) kết hợp với lực lò xo (9), van (10) đóng, nhiên liệu được cấp tới đường ống (3) để đưa đến vòi phun. Khi mép trên của piston bơm cao áp che kín cửa thốt nhiên liệu (20) trên xilanh bơm cao áp, lúc này áp suất nhiên liệu trong bơm cao áp tăng cao hơn áp suất nâng kim phun của vòi phun, nhiên liệu sẽ phun vào trong động cơ.

- Phía trên của đường nhiên liệu cấp đến vịi phun, có van dừng động cơ (5). Van này có tác dụng như sau: Lỗ (12) nối với đường khí điều khiển, khi có tín hiệu dừng động cơ, đồng thời với việc đưa thanh răng bơm cao áp về vị trí “0” thì khí điều khiển cấp tới lỗ (12) tác dụng lên piston (13), đẩy piston đi xuống làm cho van (14) mở, nhiên liệu thoát lên trên theo đường (11) nối với đường (4) hồi về hệ thống. Do đó áp suất của nhiên liệu trong bơm cao áp giảm, vòi phun đóng, động cơ dừng làm việc.

- Đối với động cơ S50-MC trên bơm cao áp người ta còn lắp thêm một thiết bị gọi là cơ cấu tự động điều chỉnh góc phun sớm, cơ cấu này có khả năng điều chỉnh góc phun sớm tùy theo phụ tải của động cơ.

Sơ đồ cơ cấu tự động điều chỉnh góc phun sớm theo tải được lắp trên bơm cao áp như sau:

Hình 3.2 Cơ cấu tự động điều chỉnh góc phun sớm VIT 1. Xi lanh bơm cao áp 6. Trục điều khiển

2. Vành răng điều khiển góc vun 7. Van điều chỉnh áp suất 3. Thanh răng VIP 8. Van tiết lưu

4. Thanh răng nhiên liệu 9. Xi lanh của thanh răng VIP 5. Cần điều khiển

- Nguyên lý làm việc của cơ cấu này như sau: khi phụ tải thay đổi, trục (6) xoay làm cho cần (5) tác động vào van điều chỉnh áp suất khí điều khiển (7), do đó áp suất khí điều khiển trước khi vào xi lanh (9) thay đổi theo, kết quả là thanh răng (3) dịch chuyển. Khi thanh răng (3) dịch chuyển làm cho vành răng (2) xoay, do đó xi lanh (1) ăn khớp với vành răng (2) sẽ dịch chuyển lên hoặc xuống, vì vậy vị trí tương đối của mép trên piston bơm cao áp và cửa thoát nhiên liệu (10) thay đổi, kết quả là thời điểm bắt đầu phun thay đổi, hay góc phun sớm thay đổi.

Một phần của tài liệu Đồ án tôt nghiệp sửa chữa hệ thống khởi động động cơ 5S50MC c7 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w