Các dạng hư hỏng

Một phần của tài liệu Đồ án tôt nghiệp sửa chữa hệ thống khởi động động cơ 5S50MC c7 (Trang 42 - 46)

- Trong quá trình phun nhiên liệu, voi phun làm việc trong điều kiên áp suất cao, nhiệt độ cao làm nhiệt độ của đầu vòi phun rất lớn tạo ra sự chênh lệch

3.2.3 Các dạng hư hỏng

a, Độ kín khít giữa thân kim phun và vịi phun khơng đảm bảo

- Khi độ kín khít này khơng đảm bảo sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ nhiên liệu làm

giảm áp suất trong khoang chứa nhiên liệu. Nếu khe hở này quá lớn co thể áp suất trong khoang chứa không đủ để nâng kim phun lên, làm cho vòi phun mất khả năng làm việc.

- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc tăng khe hở giữa thân kim phun và phần dẫn

hướng là do trong quá trình làm việc, kim phun chuyển động trong phần dẫn hướng ở điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, khả năng bôi trơn kém do vậy sinh ra ma sát làm mài mòn bề nặt trụ làm cho khe hở này tăng lên.

b, Độ kín khít giữa bề mặt cơn của kim phun và đầu vịi phun khơng đảm bảo - Khi độ kín khít giữa kim phun và đầu vịi phun khơng đảm bảo dẫn tới khả

năng làm việc của vòi phun bị giảm sút như: Áp suất phun không đảm bảo, khả năng dứt phun kém.

- Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do kim phun và phần dẫn hướng của nó làm việc trong điều kiện chịu va dập, mài mòn dưới tác dụng của áp suất cao làm cho bề mặt côn bị biến dạng, gây lên khe hở giữa hai bề mặt này. Một nguyên nhân nữa dẫn tới hiện tượng này là do khe hở giữa kim phun và phần dẫn hướng quá lớn sẽ dẫn tới bề mặt này bị kênh.

c, Nứt đầu vòi phun

- Khi đầu vòi phun bị nứt làm cho áp suất dầu trong khoang chứa giảm. Nhiên

liệu sẽ không được phun vào xilanh qua các lỗ phun, ma chảy trực tiếp ra bên ngoài vòi phun, làm cho chất lượng hỗn hợp nhiện liệu kém. Khi đầu vòi phun vỡ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các bộ phận khác của động cơ.

- Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nay là do đầu vòi phun tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiệt độ và áp suất cao, gây lên ứng suất nhiệt giữa vùng tiếp giáp của đầu và thân vòi phun, từ đó làm nứt, vỡ đầu vịi phun.

d, Sức căng của lị xo tác dụng lên kim phun khơng đảm bảo

- Khi sức căng của lị xo tác dụng lên kim phun khơng đảm bảo thì chỉ cần áp

suất nhiên liệu nhỏ cũng có thể nâng được kim phun lên. Do đó làm giảm áp suất phun của nhiên liệu vào xi lanh, ánh hưởng tới q trình cơng tác của nó. - Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do lò xo làm việc liên tục (dao động liên tục), do đó nó phải chịu ứng suất mỏi, khi đó vật liệu sẽ mất dần cơ tính đàn hồi làm cho sức căng của lò xo giảm sút.

e, Đầu vòi phun bị ăn mòn

- Khi dầu vòi phun bị ăn mịn làm cho sức bền của nó giảm và ảnh hưởng tới bề

mặt các lỗ phun. Do đó ảnh hưởng tới khả năng phun sương của nhiên liệu.

- Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do đầu vòi phun tiếp xúc trực tếp với nhiên liệu có thành phần axít, do đó nó bị ăn mịn hố học.

3.2.4 Phân tích lựa chọn phương án sửa chữa

a, Kiểm tra vòi phun

+ Kiểm tra vòi phun bằng thiết bị cân vòi phun, để sơ bộ đánh giá chất lượng vịi phun (có thể dùng một vịi phun mới để so sánh).

+ Kiểm tra áp lực phun: Kiểm tra xem vịi phun có phun ở đúng áp suất mở vòi phun được cho ở trong hồ sơ máy hay khơng.

+ Kiểm tra xem các lỗ phun có bị tắc hay khơng, nếu thấy nhiên liệu không phun ra ở một số lỗ phun thì chứng tỏ các lỗ phun đó bị tắc.

+ Kiểm tra chất lượng phun sương: Độ hạt của nhiên liệu phun thô hay min, khả năng dứt phun, xem trước và sau khi phun có nhiên liệu rị rỉ hay khơng.

- Trước khi kiểm tra vịi phun thì phải vệ sinh sạch sẽ để kết quả kiểm tra đạt độ chính xác cao.

- Sau khi kiểm tra nếu có bất cứ một hư hỏng nào đều phải tháo rời các chi tiết ra để kiểm tra cụ thể.

b, Kiểm tra lò xo

- Kiểm tra chiều dài tự nhiên của lò xo bằng cách so sánh nó với một lị xo mới. Đặt đứng hai lị xo lên một bàn phẳng rồi tiến hành đo chiều dài tự nhiên của hai lò xo. Nếu lị xo cũ ngắn hơn, tức là tính đàn hồi của lị xo đã kém đi.

- Cũng có thể kiểm tra độ đàn hồi của hai lò xo bằng cách đặt một tải trọng lên sau đó đo chiều cao của hai lò xo.

L1 L0

21 1

Hình 3.6 Kiểm tra tính đàn hồi của lị xo

1. Lị xo cần kiểm tra 2.Lò xo mẫu để kiểm tra c, Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa kim phun và vịi phun

+ Đo đường kính kim phun: Dùng thước Panme đo đường kính kim phun tại 3 điểm trên hai mặt phẳng vng góc với nhau.

1 a b c

Hình 3.7 Vị trí kiểm tra đường kính kim phun 1. Kim phun a, b, c. Các vị trí đo

Hình 3.8 Đo đường kính lỗ dẫn hướng kim phun bằng calíp 1 - Lỗ dẫn hướng kim phun 3 - Thân calíp

2 - Đầu qua của calíp 4 - Đầu khơng qua của calíp d, Lập phương án sửa chữa

- Giả định hư hỏng: Giả định rằng một loạt kim phun bị hỏng phần dẫn hướng giữa kim phun và vòi phun làm cho khe hở nhiên liệu lớn, gây rò rỉ nhiên liệu, làm ảnh hưởng tới hoạt động của vòi phun.

- Các phương án sửa chữa.

+ Dùng phương án lắp lẫn các cặp kim phun và vịi phun.

+ Mạ crơm cho các kim phun, sau đó tiến hành mài rà phần dẫn hướng và bề mặt cơn tiếp xúc.

+ Thay vịi phun mới.

e, Phân tích ưu nhược điểm của từng phương án - Phương án lắp lẫn các cặp kim phun và vòi phun

- Ưu điểm: Tận dụng được các cặp lắp lẫn còn phù hợp, giảm chi phí sửa chữa. - Nhược điểm: Xác xuất lắp lẫn giữa các cặp lắp ghép không cao. Phải tiến hành đo đạc, phân nhóm nên tốn nhiều thời gian.

- Phương án mạ crôm

- Ưu điểm: Đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cao cho bề mặt lắp ghép. Có thể điều chỉnh khe hở lắp ghép một cách hợp lý.

- Nhược điểm: Thời gian sữa chữa kéo dài, chất lượng sửa chữa phụ thuộc nhiều vào tay nghề công nhân.

- Ưu điểm: Đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và chất lượng tốt, giảm thời gian sửa chữa. - Nhược điểm: Chi phí cao, phụ thuộc vào vật tư cung cấp của nhà sản suất.

- Lựa chọn phương án tối ưu: Ta quyết định lựa chọn phương án mạ crôm cho kim phun sau đó mài rà phần dẫn hướng và mặt cơn tiếp xúc.

Một phần của tài liệu Đồ án tôt nghiệp sửa chữa hệ thống khởi động động cơ 5S50MC c7 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w