Chất lợng kháng nghị

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng hình phạt của Viện Kiểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình (Trang 38 - 40)

Kháng nghị bản án, quyết định có vi phạm pháp luật của TA là một trong những quyền năng pháp lý quan trọng của VKS để đảm bảo hiệu quả THQCT, kiểm sát hoạt động t pháp nói chung và kiểm sát việc áp dụng hình phạt trong bản án nói riêng để loại trừ những vi phạm pháp luật trong việc xét xử của TA.

Kháng nghị của VKSND theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm khơng chỉ là quyền mà cịn là trách nhiệm của VKS trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và các việc làm vi phạm pháp luật.

Những kháng nghị về nội dung của bản án có vi phạm pháp luật trong việc kết luận tội phạm, xác định tội danh, mức hình phạt, mức bồi thờng thiệt hại khơng có căn cứ, khơng đúng pháp luật là những kháng nghị thuộc nội dung quyền cơng tố. Mục đích của quyền công tố là yêu cầu xử lý tội phạm

đúng ngời, đúng tội, đúng pháp luật, nên pháp luật quy định nh thế nào thì phải xử lý nh thế. Còn những kháng nghị về thủ tục tố tụng nh thành phần HĐXX không đúng, bị cáo là ngời cha thành niên nhng khơng có ngời bào chữa… là những quyền năng thuộc chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Nếu việc chấp hành pháp luật không đúng sẽ ảnh hởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, gây nghi ngờ trong d luận quần chúng nên VKS khơng vì nể nang, ngại va chạm mà bỏ qua những vi phạm pháp luật của TA.

Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một trong những hoạt động THQCT của VKSND trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Theo quy định của BLTTHS năm 2003, chỉ có VKSND mới có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm. Đây vừa là quyền hạn chỉ riêng VKS mới có nhng cũng đồng thời là trách nhiệm của VKS trong việc bảo đảm tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án và quyết định sơ thẩm. Nếu VKS các cấp khơng làm tốt quyền hạn này thì những vi phạm trong bản án, quyết định sơ thẩm sẽ không kịp thời đ ợc xử lý, làm ảnh hởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngời tham gia tố tụng nói riêng và cơng dân nói chung. Kháng nghị phúc thẩm có chất lợng khi hội đủ các yếu tố sau:

- Kháng nghị đợc ban hành phải đảm bảo chặt chẽ từ hình thức đến nội dung và đúng thủ tục, thời hạn pháp luật quy định. Trớc khi ban hành kháng nghị phải thận trọng rà soát các lỗi chính tả khơng nên để xảy ra những sai sót khơng đáng có.

- Nội dung kháng nghị phải bám sát vào căn cứ để kháng nghị. Phải phân tích rõ vi phạm của bản án sơ thẩm, đối chiếu với các quy định cụ thể của điều luật và các văn bản hớng dẫn thực hiện. Đối với vụ án có nhiều bị cáo bị kháng nghị phải phân tích vai trị tham gia thực hiện tội phạm, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và nhân thân của từng bị cáo, đánh giá một cách toàn diện các căn cứ, cơ sở quyết định hình phạt để đề xuất việc xử lý đối với từng trờng hợp cụ thể. Nội dung kháng nghị phải cụ thể, rõ ràng về vấn đề bị kháng nghị và hớng kháng nghị u cầu thì khi xét xử Tịa án cấp phúc thẩm mới dễ

xác định phạm vi xét xử phúc thẩm cũng nh xác định quyền hạn của mình đợc áp dụng.

Tóm lại, kháng nghị theo các thủ tục tố tụng hình sự là một trong những quyền năng pháp lý quan trọng mà Nhà nớc giao cho VKS các cấp thực hiện nhằm mở ra một trình tự tố tụng mới để yêu cầu TA có thẩm quyền xem xét lại tính có căn cứ, hợp pháp của bản án bị kháng nghị. Nếu kháng nghị của VKS chỉ ra đợc những căn cứ xác định bản án bị kháng nghị có vi phạm nghiêm trọng thì mới có sức thuyết phục, đợc HĐXX chấp nhận và ngợc lại. Chính vì vậy, ngay sau khi kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án gửi đến, KSV phải nắm vững yêu cầu đảm bảo chất lợng kháng nghị để đề xuất quan điểm, đồng thời tham mu giúp lãnh đạo đơn vị ban hành kháng nghị đảm bảo tính chính xác cao. Có nh vậy mới nâng cao đợc chất lợng công tác kiểm sát áp dụng hình phạt của VKS.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng hình phạt của Viện Kiểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình (Trang 38 - 40)