1.2.2.1. Bồi dưỡng
Theo Từ điển Tiếng việt, “bồi dưỡng” được hiểu là “làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất” [48, tr.56].
Trong công tác cán bộ, khái niệm bồi dưỡng thường được hiểu theo hai nghĩa, theo nghĩa rộng đó là hoạt động trang bị, bổ túc thêm những tri thức, kinh nghiệm, xây dựng phẩm chất nhân cách để người cán bộ ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hiểu theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hồn thiện những phẩm chất, năng lực đã có của con người để họ đủ khả năng hoạt động theo cương vị, chức trách được phân công.
Bồi dưỡng là giai đoạn tiếp theo sau đào tạo, là hoạt động hướng vào mục tiêu liên tục bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực nói chung cho những người được đào tạo sau một thời gian công tác nhất định.
Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức xác định:
Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch là trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho từng ngạch cơng chức. Bồi dưỡng theo
chức vụ lãnh đạo, quản lý là trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc theo chương trình quy định cho từng chức vụ lãnh đạo, quản lý. Bồi dưỡng theo vị trí việc làm là trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công tác được giao [11, tr.2].
Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, bồi dưỡng cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới về kiến thức, kỹ năng, thái độ thực thi nhiệm vụ công vụ giúp cho người cán bộ, công chức hồn thành cơng việc được giao có chất lượng, hiệu quả hơn.
Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ, sự bùng nổ thơng tin, chính sách pháp luật của Nhà nước ln có sự điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh một cách kịp thời, đảm bảo cho sự nghiệp cải cách kinh tế, cải cách nền hành chính nhà nước do vậy, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ cho đội ngũ cơng chức cấp xã là vấn đề quan trọng, mang tính cần thiết.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 273/QĐ-BTP năm 2018 thì khái niệm “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng
cao kiến thức, kỹ năng làm việc” [14, tr.2].
Như vậy, khái niệm Bồi dưỡng có thể coi là q trình cập nhật hóa kiến thức cịn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều cho đội ngũ cán bộ, cơng chức có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chun mơn, nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, kỹ thuật, công nghệ thay đổi nhanh chóng, nhiều lĩnh vực tiếp cận khác nhau để hình thành những lĩnh vực mới nên đội ngũ công chức cần được trang
bị thêm những kiến thức và kỹ năng của những lĩnh vực chun mơn mới để có thể tiếp cận nghề nghiệp một cách năng động, hiệu quả hơn.
1.2.1.2. Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã
Từ quan niệm về “bồi dưỡng” có thể hiểu: Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã là những hoạt động nhằm trang bị thêm phẩm chất, năng lực theo hướng cập nhật kiến thức mới, nâng cao hơn nữa những kỹ năng làm việc và tinh thần thái độ phục vụ để giúp công chức cấp xã thực hiện có hiệu quả chức trách, nhiệm vụ của mình.
Mục tiêu bồi dưỡng cơng chức cấp xã là trang bị kiến thức, kỹ năng, để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng đội ngũ cơng chức chun nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
Một trong những yêu cầu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, giai đoạn 2016 – 2025 là:
Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài. Có cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức nữ, người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chun nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế [17, tr.2].
độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% cơng chức cấp xã có trình độ chun mơn phù hợp với vị trí đảm nhiệm. Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ” [17, tr.3].
Như vậy, mục tiêu của bồi dưỡng công chức cấp xã nằm trong hệ thống mục tiêu chung của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Đây là cơ sở quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền cũng như chính quyền địa phương xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch cụ thể trong quá trình triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã.
1.2.1. 3. Vai trị của bồi dưỡng cơng chức cấp xã
Một là, bồi dưỡng cơng chức cấp xã có vai trị quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ công chức cấp xã thực thi công vụ chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa VII) đã chỉ ra nội dung cải cách hành chính gồm 4 yếu tố: Cải cách thể chế; cải cách bộ máy; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính và cải cách tài chính cơng. Việc cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, trong đó xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá và trọng tâm là xây dựng cán bộ, cơng chức. Có thể xây dựng thể chế tốt, thiết kế được mơ hình hệ thống hành chính tốt, nhưng nếu khơng có cán bộ, cơng chức thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với cơng việc, trách nhiệm với dân thì mọi ý đồ cải cách cũng khơng thể trở thành hiện thực. Vì vậy, bồi dưỡng trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc cho đội ngũ công chức cấp xã là yêu cầu khách quan và cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, đảm bảo xây dựng một nền hành chính cơng phục vụ.
Hiện nay do thói quen, nếp nghĩ, cách làm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn đè nặng lên cán bộ, cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng. Trình độ năng lực chun mơn, kỹ năng hành chính, phong cách
làm việc chậm đổi mới, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân tiếp tục diễn ra trong một bộ phận cơng chức. Để có đội ngũ cơng chức cấp xã thực thi cơng vụ chun nghiệp với một nền hành chính phục vụ. Một nền hành chính trong cơ chế thị trường theo định hướng và xu hướng tồn cầu hóa địi hỏi đội ngũ cơng chức cấp xã phải có kiến thức cần thiết về pháp luật, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, kiến thức xã hội, hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tổ chức, lấy nhân dân làm trung tâm; có phẩm chất năng lực chun mơn, nghiệp vụ hồn thành tốt cơng việc được giao, có đủ năng lực quản lý vĩ mô, tiếp cận được những thành tựu khoa học tiên tiến trong quản lý hành chính áp dụng trong điều kiện nước ta. Những yếu tố này được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó thơng qua bồi dưỡng là một hình thức quan trọng.
Hai là, khắc phục những hạn chế, bất cập về trình độ chun mơn, nghiệp vụ của công chức cấp xã hiện nay
Nhìn chung, cơng chức cấp xã ở nước ta hiện nay có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cộng sản, với con đường xã hội chủ nghĩa, với sự nghiệp đổi mới, am hiểu quần chúng, đi sâu, đi sát quần chúng nhân dân và có khả năng lơi cuốn họ. Có đức tính bền bỉ, kiên trì trong quản lý, điều hành cơng việc, có niềm tin vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng chất lượng cơng chức cấp xã cho thấy những bất cập chính của họ là:
Trình độ văn hóa và trình độ lý luận chính trị cịn thấp, năng lực chun môn nhất là năng lực tổ chức cần được đào tạo bài bản và hệ thống. Khả năng sáng tạo và nhạy bén trong cơng tác cịn chưa cao, chịu ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông, ngại va chạm, giải quyết cơng việc có tác động của yếu tố cảm tính, gia đình. Nhiều cán bộ, cơng chức chưa thực sự an tâm cơng tác.
chế, việc bố trí thời gian, sắp xếp công việc chưa được thực hiện một cách khoa học và có hiệu quả. Từ đó dẫn đến sự chắp vá, chồng chéo, trùng lắp gây ra khơng ít ách tắc cho các hoạt động khác.
Những tri thức ứng dụng khoa học hiện đại trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đồn thể chưa đáp ứng đầy đủ. Phần lớn cơng chức chưa làm quen và chưa thành thạo với những phương tiện hiện đại như máy vi tính, xây dựng dự án,… đang là trở ngại không nhỏ cho việc đáp ứng được những đòi hỏi của nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Để khắc phục được những hạn chế trên thì vấn đề đặt lên hàng đầu là phải xây dựng một đội ngũ cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng có đủ phẩm chất và năng lực hết lịng phục vụ nhân dân, phục vụ Nhà nước, nắm bắt được những yêu cầu của thời đại, có tài năng, đạo đức và có ý chí để tổ chức thực hiện cơng việc, đảm bảo thực hiện có kế hoạch của tiến trình CNH,
HĐH đất nước trên mọi lĩnh vực, đảm bảo thực hiện có kết quả hồn thành được những mục tiêu: cải biến chất lượng sản xuất, phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ văn hóa và dân trí; hình thành một quan hệ sản xuất hài hòa, hợp lý, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; xây dựng một thiết chế Nhà nước văn minh, dân chủ, tiến bộ.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) chỉ rõ: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức với chương trình, nội dung sát hợp. Có chương trình đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức Nhà nước” [24, tr.217].
Những thành tựu đạt được qua hơn ba mươi năm đổi mới đất nước trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đã khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức nói chung và cơng tác bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã nói riêng. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:
Con đường cơng nghiệp hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, gắn cơng nghiệp hóa với hiện đại hóa, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, tranh thủ những ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức [23, tr.217].
Nhiệm vụ đó là căn cứ để xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng cả về cơ cấu, số lượng, chất lượng, phẩm chất và năng lực đáp ứng những yêu cầu mới phục vụ tốt các nhu cầu xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ba là, bồi dưỡng cơng chức góp phần đáp ứng tiêu chuẩn hóa cơng chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [31, tr.309], “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ
tốt hoặc kém” và “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[31, tr.280].
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã khẳng định: Cán bộ có vai trị cực kỳ quan trọng hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm tiến trình
đổi mới. Cán bộ nói chung có vai trị rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền tảng cơ sở,… Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.
Để thực hiện được những nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn hiện nay,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nói chung và bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã nói riêng có vai trị đặc biệt quan trọng, là một khâu trong công tác cán bộ. Bởi lẽ đây chính là khâu có tính chất quyết định, là cơng việc gốc của
Đảng. Chất lượng đội ngũ cơng chức ln gắn với cụ thể hóa tiêu chuẩn cơng chức, với bố trí sử dụng cơng chức. Đây cũng là địi hỏi đối với mỗi công chức phải không ngừng thường xuyên rèn luyện, học tập, tu dưỡng theo các tiêu chuẩn đề ra, theo nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực, hồn thiện chế độ cơng vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức. Đào tạo và bồi dưỡng sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn” [23, tr.49].
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất đạo đức, năng lực cơng tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao…”. [26, tr.309].