Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 85 - 88)

dưỡng đội ngũ công chức cấp xã

Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Nội dung chương trình bồi dưỡng cơng chức phải được xây dựng để đáp ứng yêu cầu bổ sung kiến thức, kỹ năng cơng chức cịn thiếu hụt chứ khơng phải cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ năng mà họ đã biết, đã có hoặc khơng cịn phù hợp. Chương trình bồi dưỡng nên được xây dựng theo lý thuyết chuỗi kết quả, nghĩa là xuất phát từ tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức công vụ của công chức để xác định những nội dung, cách thức bồi dưỡng.

Cần thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn ngày và tập trung vào các nội dung thiết thực, thiết thân, thiết yếu, phù hợp với đặc điểm công tác của từng chức danh công chức cấp xã và linh hoạt trong việc biên soạn và thực hiện chương trình. Nói cách khác, nội dung chương trình bồi dưỡng phải gắn liền với u cầu, vị trí cơng việc, dựa trên các tiêu chuẩn chức danh và yêu cầu công việc nhằm nâng cao kỹ năng hành chính, đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, quy định theo tiêu chuẩn đối với công chức ngạch hành chính, kiến thức văn hóa cơng sở, trách nhiệm và đạo đức công vụ của công chức.

Tổ chức biên soạn lại chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đảm bảo khơng trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, chú trọng đến bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm. Khuyến khích các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng biên soạn các chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu, vị trí việc làm; tập trung vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện nhiệm vụ, cơng việc.

Nội dung chương trình đổi mới phải phản ánh kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những vấn đề về kinh tế thị trường, cải cách hành chính, kỹ thuật hành chính văn phịng phải được bổ sung cập nhật kịp thời. Do sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta và bối cảnh quốc tế ln thay đổi, diễn ra nhanh chóng địi hỏi phải trang bị những thơng tin mới chính xác về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, … có liên quan. Vì vậy, nội dung chương trình bồi dưỡng khơng thể cố

định mà phải đổi mới, sát với nhiệm vụ và đòi hỏi của thực tiễn.

Song song với việc đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã cần quan tâm đến cải tiến phương pháp và hình thức giảng dạy.

Phương pháp bồi dưỡng cần được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Theo đó, chuyển từ “dạy” sang hướng dẫn; từ nghe và tiếp thu một cách thụ động sang tự học; chủ yếu là hướng

dẫn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác, cùng nhau bàn bạc, thảo luận để tìm ra biện pháp giải quyết tối ưu một vấn đề nào đó đang được đặt ra. Điều này đòi hỏi “thầy” và “trò” phải được trang bị phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, có khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ, phương tiện giảng dạy - học tập hiện đại. Phần lớn công chức cấp xã tham gia những chương trình đào bồi dưỡng là những người đã đạt chuẩn ở một số trình độ nhất định, trải qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm cơng tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích, đánh giá vấn đề. Do đó, với đối tượng này, các giảng viên chỉ nên định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Tùy theo đặc thù của chương trình bồi dưỡng có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp, vận dụng các phương pháp truyền thống (thuyết trình, hỏi đáp) kết hợp với các phương pháp giảng dạy hiện đại (xử lý tình huống, mơ hình hóa, đóng vai, thảo luận nhóm,…) và sử dụng các cơng cụ, phương tiện dạy học hiện đại, trực quan, sinh động dễ tiếp thu. Phương pháp học tập nên được thực hiện kết hợp giữa học tập trung và đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, xử lý tình huống nhằm giúp học viên có kỹ năng xử lý, giải quyết một số vấn đề và đề xuất những biện pháp xử lý những vấn đề đang nổi cộm.

Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy không chỉ giúp cho học viên nắm vững kiến thức mà còn trang bị cho họ phương pháp tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ hiểu biết đồng thời có được những kỹ năng vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn trong cơng tác và cuộc sống.

Về hình thức bồi dưỡng: cần áp dụng linh hoạt các hình thức bồi dưỡng như: bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng dài hạn. Đồng thời để đảm bảo hiệu quả bồi dưỡng, các cơ sở bồi dưỡng cần cân nhắc số lượng học viên hợp lý để tạo điều kiện cho học viên phát huy vai trị của mình, thời gian tổ chức các lớp khơng nên tập trung vào cuối năm (tổng kết) để tạo điều kiện thuận lợi cho

học viên tham gia học tập, xem xét nên áp dụng việc chia khóa bồi dưỡng theo từng đợt ngắn ngày để đáp ứng nhu cầu của người học đồng thời giúp họ giải quyết được công việc của đơn vị một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Tỉnh có thể nghiên cứu, đề xuất thử nghiệm hình thức bồi dưỡng trực tuyến (từ xa). Bồi dưỡng trực tuyến thơng qua “lớp học ảo”, mơ phỏng, số hóa bài giảng đang trở thành xu hướng đào tạo, bồi dưỡng công chức trong tương lai gần. Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức ngày càng địi hỏi tính chuyên sâu để nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng, rèn luyện thái độ công vụ phù hợp; nội dung bồi dưỡng công chức cũng không ngừng tăng lên về khối lượng kiến thức, kỹ năng, trong khi đó các chương trình bồi dưỡng cho đối tượng này lại có những giới hạn nhất định về khơng gian và thời gian, gây khó khăn cho giảng viên và học viên. Vì vậy, bồi dưỡng cơng chức trực tuyến chính là chìa khóa quan trọng để giải quyết mâu thuẫn đó. Việc áp dụng hình thức bồi dưỡng trực tuyến cho cơng chức có thể nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhờ ứng dụng những thành tựu phát triển của khoa học, công nghệ. Ở nhiều quốc gia, đào tạo trực tuyến thường mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với đào tạo thông thường, do học viên hoàn toàn tự nguyện tham gia và giảng viên buộc phải chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc hơn trong thiết kế bài giảng... Hình thức bồi dưỡng trực tuyến cho cơng chức cịn tăng cường cơ hội cho học viên được tiếp cận với các giảng viên có năng lực, trình độ cao đồng thời tiết kiệm thời gian, kinh phí đi lại (đối với những học viên là cơng chức công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa của các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w