Phƣơng hƣớng đẩy mạnh bồi dƣỡng đội ngũ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 80 - 83)

tỉnh Thái Nguyên thời gian tới

Với quan điểm cán bộ, công chức là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới. Đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ công chức cấp xã là đầu tư cho phát triển, là nhiệm vụ quan trọng của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đồn thể. Mục tiêu bồi dưỡng cơng chức cấp xã nhằm trang bị thêm cho họ những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, gắn lý luận với thực tiễn để xây dựng đội ngũ cơng chức cấp xã có trình độ chun mơn, năng lực thực thi cơng vụ, trong sạch, vững mạnh, chính quy, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu đặt ra cho đội ngũ công chức cấp xã trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên cần bám sát những phương hướng sau:

Một là, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã phải bám sát kế hoạch, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương.

Trên cơ sở các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bô của Trung ương Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và ban hành các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã để triển khai thực hiện, gắn

trị của địa phương và nội dung, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng phù hợp với từng chức danh cơng chức cấp xã, qua đó trang bị, cập nhật mới những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ giúp đội ngũ cơng chức cấp xã hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của nền hành chính và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Hai là, tăng cường sự phối hợp giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trường Chính trị và Sở Nội vụ tỉnh trong công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã.

Sở Nội vụ phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác, các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm, 5 năm. Khi xây dựng kế hoạch cần bám sát kế hoạch chung của Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan nhà nước cấp trên; Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương để có kế hoạch bồi dưỡng khoa học, hợp lý, khách quan.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ (Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ) nghiên cứu, khảo sát đúng thực trạng đội ngũ công chức cấp xã để xác định được nhu cầu bồi dưỡng về lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước,… trong thời gian tới để xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ và chuẩn hóa đội ngũ cơng chức cấp xã. Giao Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng chương trình, nội dung, tài liệu bồi dưỡng cho các chức danh công chức cấp xã với những chuyên đề thiết thực phù hợp, chú trọng hơn đến kỹ

năng thực hành, phương pháp tổ chức, điều hành, quản lý ở cơ sở; đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng, phù hợp với từng chức danh công chức cấp xã, khuyến khích cơng chức tự học, tự bồi dưỡng.

Ba là, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với việc xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, tổ chức thực hiện bồi dưỡng để tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Đây là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tham gia bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã. Làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã để phát huy ưu điểm, hạn chế những khuyết điểm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện, từ đó rút ra những nguyên nhân và kinh nghiệm bổ ích làm cơ sở để xác định mục tiêu, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thưc hiện bồi dưỡng đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w