Tăng cường sự phối hợp của các ban, ngành trong bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 92 - 98)

đội ngũ công chức cấp xã.

Công tác phối hợp giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ với cấp ủy, Ban Tổ chức huyện ủy, thành ủy, thị ủy; Phòng Nội vụ huyện, thành phố, thị xã và Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm lý luận chính trị cấp huyện trong

bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã có vai trị hết sức quan trọng. Cơng tác phối hợp được thực hiện trong các khâu của bồi dưỡng từ chiêu sinh, tổ chức thực hiện đến sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả bồi dưỡng. Nếu phối hợp tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Tỉnh và ngược lại. Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã trong thời gian tới, sự phối hợp giữa các ban, ngành trong thực hiện các khâu của công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã, cần tập trung đến các nội dung:

Một là, tăng cường sự phối hợp trong xác định nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là cơ sở đầu tiên để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đạt hiệu quả. Việc xác đinh nhu cầu bồi dưỡng không chỉ dừng lại ở số lượng công chức cấp xã chưa tham gia bồi dưỡng hằng năm mà cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương cơ sở và chính bản thân mỗi cơng chức cấp xã. Đồng thời, xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã cũng phải gắn chặt với cơng tác quy hoạch và bố trí, sử dụng cơng chức cấp xã.

Để tránh bồi dưỡng không phù hợp với đối tượng, gây lãng phí, khơng đúng mục đích, hằng năm, Sở Nội vụ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Trường Chính trị tỉnh tiến hành rà sốt đúng thực trạng đội ngũ công chức cấp xã để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo từng năm, từng giai đoạn và trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng bồi dưỡng cụ thể.

Hai là, phối hợp trong tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.

Sở Nội vụ cần phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện và Trường Chính trị tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ

công chức cấp xã hằng năm; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Báo cáo kết quả bồi dưỡng công chức cấp xã cho Tỉnh ủy, ỦBND tỉnh, Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền.

Trường Chính trị tỉnh, căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hằng năm đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành thực hiện chiêu sinh, xét tuyển theo đúng tiêu chuẩn quy định; chuẩn bị nội dung, phân công đội ngũ giảng viên giảng dạy có trình độ chun mơn cao, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí chỗ ăn, ngủ nghỉ,… cho học viên để tổ chức các lớp bồi dưỡng công chức cấp xã đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Ba là, phối hợp trong trong quản lý, đánh giá cơng tác bồi dưỡng.

Trong q trình tổ chức các lớp bồi dưỡng công chức cấp xã, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ quan, đơn vị quản lý công chức. Tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ quan, đơn vị cử công chức tham gia chương trình bồi dưỡng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong q trình tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã. Kết thúc khóa bồi dưỡng, cơ sở tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đánh giá kết quả bồi dưỡng và gửi đến cơ quan quản lý cơng chức để có căn cứ nhận xét, đánh giá, xếp loại công chức hằng năm đồng thời đúc rút những kinh nghiệm thiết thực, đề xuất, kiến nghị những giải pháp thiết thực để thực hiện công tác bồi dưỡng đat hiệu quả cao hơn.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và một số kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua, nhằm tiếp tục đẩy mạnh bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, trong chương 3, tác giả đã trình bày những phương hướng và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên như: nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng và hệ thống chính trị về trách nhiệm bồi dưỡng cơng chức nói chung và bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã nói riêng; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện bồi dưỡng trong đó bao gồm: đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng và tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành trong bồi dưỡng công chức cấp xã; giải pháp về kiểm tra, đánh giá chất lượng công chức cấp xã sau bồi dưỡng. Mỗi giải pháp đều có vị trí, vai trị khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là đẩy mạnh bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của đất nước và địa phương trong bối cảnh mới.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh là vấn đề được đặt ra hết sức bức thiết.

Đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Ngun có vai trị quan trọng trong hệ thống chính trị cơ sở, là người trực tiếp tổ chức, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng ở cơ sở; là những người trực tiếp giải quyết các công việc hàng ngày liên quan đến đời sống của nhân dân. Để xây dựng đội ngũ cơng chức cấp xã ở tỉnh Thái Ngun có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chun mơn cao, kỹ năng nghiệp vụ tốt đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại cần chú trọng đến cơng tác bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nói chung cũng như bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng thời gian qua đã và đang khẳng định được vị trí, vai trị trong việc hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng u cầu cơng việc, vị trí, việc làm của từng cán bộ, công chức trong thực tiễn hiện nay. Trong những năm qua, lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã và triển khai thực hiện, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực tế. Có thể nói rằng, trong 5 năm qua, với việc thường xuyên quan tâm đội ngũ công chức cấp xã trong việc cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị, các kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng tham mưu quản lý phù hợp với từng chức

vụ, chức danh, vị trí cơng tác của cơng chức. Vì vậy, đã giúp đội ngũ cơng chức cấp xã ngày càng nâng cao hơn về năng lực và kỹ năng xử lý các cơng việc. Nhìn chung, đội ngũ cơng chức cấp xã ln có bản lĩnh chính trị vững vàng, phần lớn đã được trang bị, nâng cao về trình độ, chun mơn, nghiệp vụ, thể hiện được năng lực trong thực tiễn công tác, đã bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết đảm nhận tốt các công việc, chức trách, nhiệm vụ được giao. Các kết quả nêu trên đã đóng góp rất to lớn, tích cực đối với sự phát triển về mọi mặt của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, so với mục tiêu và các quy định tiêu chuẩn chung đối với từng chức danh công chức cũng như yêu cầu thực tiễn đặt ra thì đội ngũ cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những hạn chế nhất định trên một số mặt công tác, chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định mới hiện nay (Nghị định 34-NĐ/CP). Công tác đánh giá đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức cấp xã bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn cịn nhiều điểm hạn chế, thiếu sót cần phải khắc phục như: vấn đề nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa các ngành, địa phương, cơ quan có liên quan, nội dung chương trình, hình thức tổ chức bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức cấp xã chưa thực sự đổi mới.

Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng và hệ thống chính trị về trách nhiệm bồi dưỡng cơng chức nói chung và bồi dưỡng cơng chức cấp xã nói riêng. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã.Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng và tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành trong bồi dưỡng công chức cấp xã. Kiểm tra, đánh giá chất lượng công chức cấp xã sau bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w