dạy chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ cơng chức cấp xã
Vấn đề có tính chất quyết định đối với nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã là chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên làm công tác
giảng dạy. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, Thủ tướng Chính phủ đã giao Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch số 112/KH-HVCTQG ngày 27/6/2016 về đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020; Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 3542/QĐ- BNV ngày 14/10/2016 về Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên quản lý nhà nước giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 4036/QĐ-BNV ngày 14/11/2016 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Tỉnh cần xây dựng Đề án, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; cử đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tham gia bồi dưỡng, cập nhật về tình hình chính trị trong nước và thế giới, về xu hướng chính trị, hành chính, các phương pháp giảng dạy mới, kỹ năng truyền đạt ở các trường đào tạo, bồi dưỡng của Trung ương để góp phần nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó cần tập trung:
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên thông qua việc đẩy mạnh cơng tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, kiên quyết khắc phục tình trạng giảng viên chưa chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quy định của giảng viên, giảng viên chính vẫn tham gia đứng lớp nhằm khuyến khích đội ngũ giảng viên quan tâm đến học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Tiếp tục cử các giảng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn đi đào tao trên đại học để hình thành đội ngũ chuyên gia, lực lượng cốt cán của công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Phấn đấu từ nay đến năm 2025, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Chính trị tỉnh có trình độ Tiến sĩ là 20 % và 100% giảng viên có trình độ Thạc sỹ theo các chun ngành phù hợp.
Cần kết hợp giữa đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và đội ngũ giảng viên cơ hữu trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Tỉnh. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng bao gồm các chuyên gia, nhà quản lý là những chủ thể có khả năng cung cấp nhiều kiến thức chuyên sâu và những kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ công chức. Đội ngũ giảng viên cơ hữu là những người có kiến thức nền tảng chuyên sâu và đã gắn bó lâu dài với q trình đào tạo, bồi dưỡng. Do đó, sự kết hợp giữa hai đội ngũ giảng viên này sẽ cung cấp cho đội ngũ công chức cấp xã những kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn phong phú, hài hòa hơn, là yếu tố then chốt để phát triển năng lực cho họ.
Đội ngũ giảng viên thường xuyên học tập, tự nghiên cứu và đi nghiên cứu thực tế tại cơ sở để có điều kiện tiếp cận với thực tiễn ở cơ sở và tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy. Đây là yếu tố rất quan trọng, mang tính đặc thù của việc giảng dạy kỹ năng, nghiệp vụ. Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng cơng chức cấp xã ngồi việc truyền đạt kiến thức về lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cịn phải biết hướng dẫn học viên vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, tạo được sự hấp dẫn và có sức thuyết phục cao. Mặt khác, do cơ chế thị trường ln thay đổi, xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập và phát triển giữa các quốc gia nên dung lượng thông tin ngày càng nhiều, phức tạp và luôn thay đổi đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải thường xuyên cập nhật thơng tin, tự học, tự nghiên cứu thì mới cập nhật được những thơng tin thời sự, tránh bị lạc hậu trong truyền đạt nội dung kiến thức cho học viên.
Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũng thường xuyên cử các giảng viên đi bồi dưỡng tập huấn ngắn ngày nhằm mục đích bổ sung thơng tin mới, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học giữa các trường. Tổ chức thao giảng, dự giờ, hội thi giảng viên giỏi để tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng giảng viên. Thông qua hội thi, thao giảng, dự giờ giảng viên sẽ có cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, góp ý, hỗ trợ nhau nâng
cao kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm và trách nhiệm nghề nghiệp. Thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên thông qua lấy phiếu phản hồi của học viên tham gia các khóa bồi dưỡng hoặc điều tra xã hội học từ đánh giá về nội dung, phương pháp, hình thức, tác phong, hiệu quả truyền đạt bài giảng,… của giảng viên để từ đó cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có cơ sở đánh giá chất lượng giảng giảng dạy chương trình bồi dưỡng cũng như giảng viên có thơng tin để điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp.
Tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học được đi học tập, nghiên cứu, tham quan, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ ở nước ngồi. Xây dựng đội ngũ giảng viên cao cấp, đội ngũ giảng viên thỉnh giảng làm công tác giảng dạy đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Quan tâm thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi nghề nghiệp đối với giảng viên.