Thứ nhất, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương
Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả, chất lượng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã. Sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy thể hiện bằng chương trình, kế hoạch hành động, nghị quyết chuyên đề về công tác bồi dưỡng công chức; tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có sự phân cơng nhiệm vụ rõ ràng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát.
Sự quan tâm của ấp ủy, chính quyền địa phương đối với cơng tác bồi dưỡng công chức cấp xã thể hiện từ công tác quy hoạch, xem xét nhu cầu, cử công chức đi bồi dưỡng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho công chức dành thời gian cần thiết cho q trình học tập và phân bổ kinh phí hợp lý cho cơng tác bồi dưỡng. Sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với lãnh đạo địa phương cử người đi học là yếu tố tác động tích cực đến thái độ học tập của học viên.
Mối quan hệ này còn giúp các cơ sở bồi dưỡng, các nhà quản lý bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh về chương trình, phương pháp cho phù hợp với đối tượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng công chức cấp xã.
Thứ hai, tính khoa học, hợp lý trong việc lựa chọn chương trình, phương pháp, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để cử công chức cấp xã tham gia bồi dưỡng
Về chương trình bồi dưỡng:
Chương trình bồi dưỡng có vai trị quan trọng trong việc bồi dưỡng công chức đạt chuẩn và hiệu quả. Sự phù hợp của chương trình bồi dưỡng gắn với mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã. Chương trình bồi dưỡng phải được xây dựng trên nền tảng cách tiếp cận khả năng thực thi công vụ của công chức cấp xã với mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của hoạt động công vụ đã được quy định rõ ràng cho từng chức danh và ngạch cơng chức trong các văn bản có liên quan đến Nhà nước. Chương trình phải đạt được yêu cầu thiết thực, phù hợp với từng đối tượng công tác ở các vùng miền và thời gian cho mỗi khóa học hợp lý. Điều này giúp học viên tích cực học tập để nâng cao kiến thức, phát huy được năng lực công tác .
Về phương pháp bồi dưỡng: Đây là môt trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng cơng chức cấp xã. Bởi nếu có nội dung, chương trình khoa học, hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nhưng phương pháp bồi dưỡng sử dụng không khoa học, cứng nhắc, không hiệu quả, không theo kịp nhu cầu của người học thì hiệu quả của cơng tác bồi dưỡng sẽ bị giảm đi rất nhiều. Hiện nay, bồi dưỡng bằng các phương pháp tích cực như: thảo luận nhóm, thuyết trình, đóng vai, giải quyết tình huống,…được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũng như đội ngũ giảng viên áp dụng khá nhiều, qua sẽ phát huy được tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao
đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm thực tế giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập:
Diện tích, mặt bằng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được quy hoạch hợp lý, có đủ hội trường, phịng học, thư viện, ký túc xá, nhà ăn, các khu hoạt động khác,…phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của học viên là những yếu tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng công tác bồi dưỡng, vì đây là điều kiện ban đầu để các cơ sở đào tạo chiêu sinh nhưng cũng là điều kiện cần thiết cho cả quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng.
Đội ngũ giảng viên tham gia công tác bồi dưỡng: Mối quan hệ giữa người thầy và học viên trong hoạt động bồi dưỡng là hướng dẫn, trao đổi thông tin, người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà cịn đóng vai trị là người hướng dẫn, định hướng trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý, công tác,… giúp học viên trao đổi, thảo luận, tìm phương pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả tối ưu. Vì vậy, trình độ, kinh nghiệm cơng tác, xử lý tình huống và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên đối với đối tượng học viên là những cơng chức hành chính có vai trị rất quan trọng và quyết định đến chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã.
Thực tế, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hiện nay ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu cịn có đội ngũ giảng viên kiêm chức. Họ là những cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, ban, ngành ở địa phương, các nhà quản lý đào tạo, giảng viên các trường đại học, có trình độ, năng lực và đặc biệt rất giàu kinh nghiệm công tác. Tuy nhiên đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý thời gian dành cho công tác giảng dạy khơng nhiều, lại bị động vì những cơng việc đột xuất, rất khó khăn cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ động sắp xếp lịch học. Vì thế, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vẫn phải trông cậy vào đội ngũ giảng viên cơ hữu, họ là đội ngũ tác động chủ yếu đến công tác bồi dưỡng đội ngũ công
chức cấp xã. Đội ngũ này được tuyển chọn kỹ càng theo tiêu chuẩn, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy và thường xuyên cập nhật về những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị càng cao thì chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và uy tín của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng càng phát triển.
Thứ ba, công tác quản lý công chức cấp xã
Công tác quản lý đối với chất lượng đội ngũ cơng chức hành chính là một mục tiêu quan trọng và tổng quát trong xây dựng đội ngũ công chức của chương trình cải cách tổng thể nền hành chính Việt Nam hiện nay. Việc bố trí cơng chức ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa có tỷ lệ phù hợp với đặc điểm, tính chất và u cầu chun mơn, nghiệp vụ của mỗi loại cơ quan, tổ chức nhà nước. Tiêu chuẩn, chức danh chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức chưa được bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng loại công chức. Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với cơng chức cịn nhiều bất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ cơng chức phấn đấu, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác. Việc bố trí cơng chức phù hợp với cơng việc của họ sẽ giúp công chức thấy hứng thú với công việc được giao và phát huy được hết khả năng của mình. Chính những yếu kém trong cơng tác quản lý cũng ảnh hưởng đến năng lực quản lý của đội ngũ công chức cấp xã.
Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác quản lý công chức là do nhận thức của lãnh đạo các cấp về đổi mới công tác quản lý công chức chưa chuyển biến kịp thời ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. Trong chỉ đạo, tổ chức thiếu kiên quyết, phối hợp không chặt chẽ nên nhiều nội dung, yêu cầu mới về quản lý đội ngũ công chức chưa thực sự đi vào cuộc sống. Chính vì vậy, địi hỏi bồi dưỡng công chức cấp xã phải khắc phục được những hạn chế về kiến thức, năng lực do cơng tác quản lý cơng chức cấp xã cịn yếu kém.
Thứ tư, hệ thống pháp luật về công chức
Trước hết, hệ thống pháp luật về công chức quy định nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức được thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật cho chuẩn mực hành vi của công chức trong thi hành công vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng nền cơng vụ mới, gắn bó với nhà nước của dân, do dân, vì dân. Và một điều rõ ràng để có những con người thích ứng được với sự thay đổi đó, nguồn lực có trình độ chuyên môn, năng lực thực sự cũng như sự hiểu biết để chủ động trong nắm bắt cơng nghệ mới thì hệ thống giáo dục và
đào tạo ra con người đó phải được quan tâm thực sự, vì vậy, bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã có chất lượng và hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào hệ thống pháp luật cơng chức của nhà nước.
Thứ năm, chế độ chính sách bảo đảm lợi ích vật chất cho đội ngũ cơng chức cấp xã
Chế độ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất cho đội ngũ cơng chức cấp xã bao gồm các chế độ, chính sách về: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,… Đây là một trong những động lực, điều kiện cơ bản quyết định thúc đẩy đội ngũ công chức cấp xã học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, tận tâm phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thực tế cho thấy, khi công chức cấp xã được đảm bảo về kinh tế, về các phúc lợi xã hội thì họ sẽ có điều kiện thuận lợi và tăng thêm động lực để học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực. Vì vậy, chế độ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất vừa là điều kiện, vừa là động lực đối với đội ngũ công chức cấp xã trong việc nâng cao trình độ, năng lực nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Tiểu kết chƣơng 1
Đội ngũ công chức cấp xã là người trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân. Xác định được vị trí, vai trị quan trọng của đội ngũ cơng chức cấp xã, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức cấp xã, trong đó, chú trọng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, các kỹ năng công vụ để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn. Trên cơ sở đó, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng; trong đó tập trung bồi dưỡng về cơng tác Ðảng, chính quyền, đồn thể, những lĩnh vực chun mơn (tư pháp, văn hóa, xã hội…); bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, sử dụng cơng nghệ thơng tin, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng về quản lý nhà nước với những hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đa dạng.
Nghiên cứu đề tài “Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái
Nguyên hiện nay” trong chương 1, tác giả đã làm rõ khái niệm công chức cấp
xã, đặc điểm, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của các chức danh cơng chức cấp xã, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cơng chức cấp xã và các nhân tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã để các cơ quan Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Từ những vấn đề lý luận cơ bản ở chương 1, làm căn cứ để tác giả đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã của tỉnh Thái Nguyên trong chương 2.
Chƣơng 2