2.2.2.1. Ưu điểm
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên thực hiện hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ cơng chức cấp xã với hình thức chủ yếu là tập trung và bán tập trung. Trong đó, hình thức tập trung áp dụng đối với các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, các lớp sơ cấp chính trị, và các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (thời gian ngắn từ 7 – 10 ngày). Hình thức này học viên có thời gian học tập và nghiên cứu không bị chi phối bởi cơng việc cơ quan và gia đình chun tâm học tập.
Hình thức bán tập trung thường áp dụng với các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Hình thức bồi dưỡng này tạo điều kiện cho đội ngũ cơng chức có thời gian giải quyết cơng việc theo đặc thù của các chức danh cơng chức cấp xã.
Hình thức tổ chức bồi dưỡng thực hiện theo hướng phân công cho các Sở, ban, ngành chủ trì tổ chức các lớp bồi dưỡng đối với các chức danh cơng
chức, qua đó đã tạo sự chủ động trong việc bố trí giảng viên, thời gian, địa điểm, lựa chọn các chuyên đề phù hợp với thực tiễn quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương. Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, đã trang bị các kiến thức, kỹ năng, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế xã hội cán bộ chủ chốt là cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội và các chức danh cơng chức cấp xã, góp phần quan trọng để hình thành đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trong bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã, ngồi đội ngũ giảng viên của Trường Chính trị tỉnh, trung tâm chính trị các huyện, thành phố, thị xã, các
đơn vị đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh đã chú trọng mời giảng viên tại các trường
đại học, cao đẳng, các báo cáo viên tham gia giảng dạy cho đội ngũ công chức cấp xã ở các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, luật, hành chính,…phần lớn các giảng viên đều có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung, phương pháp truyền đạt phù hợp với đối tượng học viên là công chức cấp xã. Bên cạnh phương pháp giảng dạy truyền thống, nhiều giảng viên đã sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại (phỏng vấn, mời chuyên gia, thảo luận nhóm, …) kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu projector) để truyền tải nội dung bài giảng đến với học viên, tạo sự hứng thú cho người học, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
2.2.2.2. Hạn chế
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang áp dụng hình thức bồi dưỡng đối với đội ngũ cơng chức cấp xã là tập trung và bán tập trung.Tuy các hình thức bồi dưỡng này có mặt ưu điểm nhất định nhưng nó cũng có những nhược điểm chưa phù hợp với những đối tượng học viên là công chức cấp xã công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, giao thơng đi lại khó khăn, do đó việc tham gia các khóa bồi dưỡng cũng gặp những khó khăn nhất định. Chưa kể đời sống của đội ngũ công chức cấp xã, nhất là những công chức cấp xã công tác ở các
xã miền núi, vùng sâu, vùng xa cịn thấp, chính sách hỗ trợ đối với học viên đang công tác đi học cũng chưa nhiều và khi tham gia các khóa bồi dưỡng tập trung 10 – 15 ngày/ tháng ở tỉnh, huyện cũng ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện các nhiêm vụ cơng tác ở cơ quan, đơn vị. Vì vậy, u cầu đặt ra cần phải nghiên cứu, tham mưu đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ cơng chức cấp xã.
Phương pháp bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã vẫn cịn nặng về thuyết trình, chưa áp dụng một cách thực sự hiệu quả phương pháp giảng tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên. Một số giảng viên chưa biết cách tổ chức thảo luận cho thật sự hiệu quả, chưa đưa ra được những bài tập tình huống về kỹ năng lãnh đạo, quản lý phù hợp với yêu cầu hiện nay. Trong khi đó, nhiều học viên cịn rất thụ động trong quá trình lên lớp cũng như thảo luận. Một số học viên chưa xác định đúng động cơ, mục đích học tập, có biểu hiện học để đủ điều kiện đề bạt, bổ nhiệm; học cho có bằng cấp để chuyển ngạch, lên lương. Điều đó cũng tác động khơng nhỏ đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.