2.2.1.1. Ưu điểm
Từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơng tác cán bộ nói chung và cơng tác cán bộ ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng được triển khai khá quyết liệt. Tỉnh ủy Thái
Nguyên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác cán bộ bằng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã để xây dựng đội ngũ này ngày càng vững mạnh. Từ năm 2015 đến năm 2019, tỉnh Thái
Nguyên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng đối với các chức danh công chức cấp xã. Đội ngũ công chức cấp xã sau sau khi được bồi dưỡng đã phát huy được vị trí, vai trị của mình cũng như năng lực cơng tác được nâng lên, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của tỉnh Thái Nguyên.
Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương cụ thể như sau:
Các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo đề ra phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ công chức cấp xã. Trên cơ sở nắm vững các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và từ thực tiễn của tỉnh, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đã ban hành nhiều chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng cho các cấp ủy đảng, chính quyền triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức trên địa bàn tỉnh trong đó chú trọng đến bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh nhằm góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, năng lực cơng tác và hướng đến chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ cơng chức cấp xã nói riêng.
Thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025, Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Thái
Nguyên đã ban hành:
- Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 13/6/2016 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020;
- Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 09/3/2017 về đào tạo, bồi dưỡng đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020;
- Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 20/6/2017 thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 28/5/2018 về tập huấn, bồi dưỡng cán
quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 -2020. Ngoài ra, hằng năm Ban Thường vụ Tỉnh ủy đều ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức theo tờ trình của Trường Chính trị tỉnh như: Quyết định số 18-QĐ/TU ngày 18/11/2015 về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2016; Quyết định số 760-QĐ/TU ngày 22/11/2016 về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2017; Quyết định số 1560-QĐ/TU ngày 16/11/2017 về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2018;
Quyết định số 2227-QĐ/TU ngày 29/11/2018 về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2019; Quyết định số 2970-QĐ/TU ngày 22/11/2019 về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020.
Thực hiện các Kế hoạch đề ra, từ năm 2015 đến hết năm 2019 tỉnh Thái
Nguyên đã thực hiện bồi dưỡng cho 11.423 lượt cán bộ, công chức cấp xã. Cụ thể: Bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg:
tổng số là 7.323 lượt người, với tổng kinh phí là 9.026 triệu đồng.
- Bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 163/QĐ-TTg: tổng số là 4.100 lượt người, với tổng kinh phí là 2.342 triệu đồng.
Đánh giá chung:
Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng:
Về tư tưởng, đạo đức lối sống, thái độ và trách nhiệm công vụ:
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương ln chú trọng đến bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, thái độ và trách nhiệm công vụ cho đội ngũ công chức cấp xã. Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương ln bám sát kế hoạch của cấp trên, thường xuyên tổ chức các lớp học tập nghị quyết, chỉ thị mới của Đảng, tuyên truyền, phổ biến những chính sách pháp luật mới của Nhà nước đến đội ngũ cán bộ, cơng chức
qua đó góp phần cập nhật, bổ sung, trang bị những kiến thức mới cho đội ngũ cơng chức cấp xã, đồng thời giúp họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống trong sáng, tận tâm tận lực phục vụ Nhân dân; việc nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng giúp cho đội ngũ công chức cấp xã kịp thời tuyên truyền, phổ biến đến người dân góp phần đưa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước được hiện thực hóa ở cơ sở một cách tốt nhất.
Về trình độ lý luận chính trị: Đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Thái Nguyên đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị. Năm 2015, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cơng chức cấp xã chưa cao, chưa có cơng chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp lý luận chính trị, tỷ lệ cơng chức cấp xã chưa có trình độ lý luận chính trị chiếm 35.5 %, đến nay 100% đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đã có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên, trong đó, tỷ lệ cơng chức cấp xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên chiếm 49.6 %. Hằng năm, đội ngũ công chức cấp xã đều được học tập, nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước theo quy định.
Về trình độ chun mơn, trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung và bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã nói riêng, vì vậy trình độ chun mơn của
đội ngũ cơng chức cấp xã không ngừng được nâng cao về mọi mặt. Nếu như năm 2015, tỷ lệ cơng chức cấp xã có trình độ từ Đại học trở lên mới chỉ chiếm 50.68 % thì đến năm 2019, tỷ lệ này đã đạt 78.43%, bình quân mỗi năm tăng khoảng 5.6%. Nếu như năm 2015, tỷ lệ cơng chức cấp xã có trình độ chun mơn sơ cấp chiếm 2.84 % thì đến năm 2019, tỷ lệ này đã ở mức 0% nghĩa là 100% công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đã có trình độ chun mơn, nghiệp
vụ từ trung cấp trở lên (đạt mục tiêu Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 -2020 [51, tr.3]. Đây là kết quả rất quan trọng thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh đối với chất lượng đội ngũ công chức cấp xã hiện nay.
Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Đảng ta đã xác định xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những đột phá và trong chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ cũng xác định đào tạo, bồi dưỡng là một trong sáu nội dung để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Để thực hiện, Chính phủ đã có Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/1/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2020. Thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, trong những năm qua, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức của tỉnh nói chung và đội ngũ cơng chức cấp xã nói riêng được tham gia bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước nhằm trang bị những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước và kỹ năng thực thi công vụ, nâng cao năng lực công tác của công chức ngạch chuyên viên trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên vững mạnh.
Từ năm 2015 đến năm 2019, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã giao Trường Chính trị tỉnh tổ chức các lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cho gần 500 lượt công chức cấp xã với nội dung chương trình bồi dưỡng được thực hiện theo Quyết định số 900/QĐ-BNV, ngày 6/8/2013 và Quyết định số 2721/QĐ-BNV ngày 28/12/2018 về ban hành tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Nội dung chương trình
đã trang bị những kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ cho đội ngũ công chức cấp xã.
Bên cạnh đó, đội ngũ cơng chức cấp xã cũng được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đi học tập, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định, bồi dưỡng về công nghệ thơng tin để phục vụ nền hành chính hiện đại theo cơ chế “một cửa liên thông” tại địa phương; chú trọng đến bồi dưỡng về kiến thức quốc phòng – an ninh nhằm góp phần đào tạo đội ngũ cơng chức cấp xã phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về quốc phòng, an ninh; truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; nâng cao lịng u nước, u chủ nghĩa xã hội; có ý thức cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; bồi dưỡng các kỹ năng công vụ để nâng cao hơn nữa kỹ năng làm việc và tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ công chức cấp xã.
2.2.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì bồi dưỡng cơng chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên thời gian qua vẫn tồn tại một số hạn chế về nội dung bồi dưỡng như:
Thứ nhất, nội dung bồi dưỡng cơng chức cấp xã chưa có nhiều đổi mới, nội dung bồi dưỡng cho từng chức danh cơng chức có khối lượng nội dung khá lớn nhưng cịn nặng về lý thuyết, ít kiến thức thực tế và bài tập tình huống, phần lý thuyết vẫn chiếm 70 – 80% nội dung chương trình, điều này rất khó khăn cho việc tiếp thu đối với công chức cấp xã, bởi đa số công chức xã, phường, thị trấn làm việc qua thực tiễn, vì vậy trong chương trình bồi dưỡng việc thiếu những nội dung thực hành về kỹ năng, nghiệp vụ làm cho hiệu quả bồi dưỡng chưa cao, học viên sau bồi dưỡng chỉ nói được khơng làm được. Ví dụ, trong chương trình, tài liệu bồi dưỡng chức danh cơng chức Tư pháp – Hộ tịch gồm 19 chuyên đề thì có 9 chun đề (chiềm gần 50%) khung
chương trình bồi dưỡng) là những chuyên đề lý luận giới thiệu về các văn bản luật như Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự, Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật Hành chính, Luật Hơn nhân và gia đình,…Tài liệu bồi dưỡng cơng chức Tài chính – Kế tốn được biên soạn sau mỗi chun đề đều có phần bài tập tình huống, đây là phần cần thiết cho học viên bởi nó giúp học viên bồi dưỡng thêm những kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn, kỹ năng về giải quyết các tình huống một cách hiệu quả nhất nhưng lại chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ trong tổng dung lượng của bài giảng, mỗi chun đề chỉ có từ 01 – 02 tình huống, thậm chí có chun đề chỉ có 01 tình huống.
Thứ hai, nội dung bồi dưỡng cho cơng chức cấp xã nói chung chưa thiết thực, còn dàn trải, kéo dài, việc trang bị kiến thức phương pháp luận đôi khi giáo điều, sách vở. Thực tế nội dung chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ công chức cấp xã được Bộ, ngành xây dựng và áp dụng kéo dài trong nhiều năm nên đến thời điểm tổ chức bồi dưỡng, có nhiều nội dung trong chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho đội ngũ cơng chức cấp xã đã lỗi thời, lạc hậu, khơng cịn phù hợp với điều kiện thực tế và các văn bản, quy định hiện hành, lại chậm được cập nhật, bổ sung cho phù hợp (ví dụ chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên được thực hiện theo Quyết định số 900/QĐ-BNV, ngày
6/8/2013, đến tận năm 2018 mới có cập nhật, bổ sung, thay thế mới theo Quyết định số 2721/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
Thứ ba, nội dung chưa gắn với chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, cơng chức ở cơ sở, ví dụ chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước khá phù hợp với các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND nhưng với các chức danh khác chưa thích hợp, chưa có nội dung bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm địa lý, trình độ quản lý điều hành ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ cơng chức nói chung mà thực hiện ln đối với bồi dưỡng cơng chức cấp xã, phường, thị trấn trình độ học vấn còn thấp, khả năng tiếp nhận kiến
thức chậm, khối lượng kiến thức đưa ra trong từng chuyên đề lớn, trừu tượng, một số nội dung không thật sự cần thiết, thời gian nghiên cứu, thảo luận ít, học viên chưa kịp hiểu nội dung này đã chuyển sang nội dung khác, do đó cái gì cũng biết nhưng khơng có cái gì sâu.
Thứ tư, nội dung bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã chưa bám sát vào nhu cầu thực tế, chưa xuất phát từ sự cần thiết phải bổ sung lượng kiến thức thiếu hụt cho đội ngũ cơng chức cấp xã hiện có, việc mở lớp bồi dưỡng mới chỉ căn cứ vào chỉ tiêu, kinh phí được cấp. Số lượng mở các lớp bòi dưỡng với kết quả học tập của học viên đạt khá, giỏi chiếm 70 – 85% nhưng lại chưa phản ánh đúng thực chất của hoạt động bồi dưỡng. Sau mỗi khóa bồi dưỡng, trình độ đội ngũ cơng chức cấp xã về mặt bằng cấp được nâng lên nhưng năng lực thực tiễn, kỹ năng xử lý các tình huống cịn yếu, chưa vận dụng được lý luận đã học vào thực tiễn cơ sở cũng như chức trách, nhiệm vụ được giao.