Giải pháp về kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng công chức và đánh giá chất lượng công chức cấp xã sau bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 91 - 92)

giá chất lượng công chức cấp xã sau bồi dưỡng

Việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng công chức và chất lượng công chức cấp xã sau bồi dưỡng phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, khách quan, trung thực. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bên cạnh việc đổi mới thực hiện đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua kiểm tra, tổ chức viết thu hoạch theo hướng xử lý tình huống, cần phải tổ chức khảo sát đánh giá dựa trên các nội dung: Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu tiêu chuẩn ngạch và yêu cầu vị trí việc làm; năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp bồi dưỡng với nội dung chương trình đối với người học; mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của người học và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động đánh giá chất lượng bồi dưỡng theo Bộ chỉ số đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ

ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 Quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũng cần tăng cường theo dõi, kiểm tra, đánh giá tính chuyên cần và kết quả học tập của từng công chức được cử đi bồi dưỡng, gửi kết quả thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn về tình hình kết quả học tập của từng công chức được cử đi bồi dưỡng để đơn vị có cơ sở đánh giá, xếp loại vào cuối năm về mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với từng công chức cấp xã.

Các địa phương cử công chức đi bồi dưỡng phải thực hiện tốt việc đánh giá năng lực và khả năng thực thi nhiệm vụ của công chức trước khi cử đi bồi dưỡng và sau khi hồn thành chương trình bồi dưỡng để báo cáo Phịng Nội vụ huyện và Ban Tổ chức Huyện ủy. Chỉ có thơng qua hoạt động thực tiễn, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và khả năng, năng lực lãnh đạo, quản lý góp phần quan trọng vào sự phát triển của địa phương của đội ngũ công chức sau khi được bồi dưỡng mới khẳng định được chất lượng công tác bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức. Vì thế, hằng năm, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh cần phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Huyện ủy, phòng Nội vụ huyện để nắm hoạt động của đội ngũ cơng chức cấp xã. Qua đó, biết được mặt nào còn yếu, nguyên nhân để đề ra giải pháp điều chỉnh, bổ sung nội dung, chương trình giảng dạy và nâng cao uy tín đào tạo đối với các địa phương cử công chức tham gia bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w