Nội dung bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 36 - 44)

Cơ sở đề ra nội dung bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã

Để xây dựng đội ngũ cơng chức cấp xã vừa có đức, vừa có tài đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng định hướng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức bao gồm các nguồn sau:

Một là, các văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết của các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, các quy định của Bộ Chính trị, văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng,… Những văn bản của Đảng là những định hướng về tiêu chuẩn cán bộ, những nội dung kiến thức mà cán bộ, công chức phải biết, phải học và phải được đào tạo, bồi dưỡng.

Hai là, hệ thống văn bản về tiêu chuẩn nghiệp vụ và các ngạch cán bộ,

của các ngạch công chức quy định rõ các loại kiến thức cán bộ, công chức của mỗi ngạch phải có và cán bộ, cơng chức phải được đào tạo, bồi dưỡng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định và xây dựng nội dung chương trình, hệ thống chương trình bồi dưỡng cơng chức.

Ba là, yêu cầu và tính chất hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của

các cán bộ, công chức so với nội dung đào tạo hệ thống giáo dục quốc dân, tập trung ở việc trang bị những kiến thức và kỹ năng chiều sâu. Điều này địi hỏi cơng chức đang làm việc ở lĩnh vực nào thì trang bị kiến thức và kỹ năng ở lĩnh vực đó; cơng chức cơng tác ở lĩnh vực qn sự phải trang bị kiến thức về quốc phịng – an ninh; cơng chức cơng tác ở lĩnh vực tài chính - kế tốn thì trang bị những kiến thức, kỹ năng về tính tốn; cơng chức cơng tác ở lĩnh vực văn hóa thì trang bị những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực văn hóa; cơng chức cơng tác ở lĩnh vực văn phịng thì trang bị những kiến thức, kỹ năng về tham mưu, xây dựng kế hoạch,….

Trong tình hình hiện nay, nội dung bồi dưỡng cơng chức cấp xã gồm:

Một là, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức lối sống, thái độ và trách nhiệm công vụ

Đội ngũ công chức cấp xã là những người trực tiếp đem chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành do đó họ cần phải được bồi dưỡng về tư tưởng – chính trị để có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu để quần chúng tin tưởng và ủng hộ.

Trong chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (khóa VIII) đã đề ra phạm vi những kiến thức căn bản cần trang bị cho cán bộ, cơng chức, trong đó nhấn mạnh việc kết hợp trang bị những kiến thức cơ bản với giáo dục, bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán

bộ, công chức, Đảng đề ra nhiệm vụ :“Nhà nước chăm lo đào tạo, bồi dưỡng

chính trị, nghiệp vụ, giáo dục đạo đức cho cán bộ chính quyền các cấp. Xây dựng phong cách và phương pháp công tác của cán bộ, công chức phù hợp với đạo đức cách mạng và đáp ứng yêu cầu tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [21, tr.21]. Đội ngũ công chức cấp xã được quy hoạch phải thường xuyên được giáo dục quan điểm, đường lối, các nghị quyết của Đảng, của tổ chức đảng các cấp ở địa phương, cơ sở, được giáo dục về tư tưởng, đạo đức lối sống, thái độ và trách nhiệm công vụ để luôn kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thấm nhuần các quan điểm đổi mới của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đồng thời giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng, chống âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hịa bình”, “bạo loạn lật đổ”, phá hoại về tư tưởng, chính trị của các thế lực thù địch, cơ hội.

Hai là, bồi dưỡng lý luận chính trị

Nâng cao trình độ cho đội ngũ cơng chức cấp xã, trong đó có trình độ lý luận chính trị là một trong những nhiệm vụ then chốt, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; triển khai hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về Cơng chức xã, phường, thị trấn quy định một trong những tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã là: Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. [12, tr.1]

Bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng đội ngũ cơng chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường, thái độ chính trị đúng đắn.Vì vậy, đội ngũ cơng chức cấp xã địi hỏi cần thiết phải được trang bị trình độ lý luận

chính trị nhất định để có quan điểm chính trị vững vàng, phải nắm được

đường lối, quan điểm của Đảng về cơng tác chính quyền cơ sở theo tinh thần các nghị quyết của Đảng và các nghị định của Chính phủ. Bên cạnh đó, cơng chức cấp xã cịn phải nhạy bén, có quan điểm chính trị đúng đắn để nắm bắt và triển khai các chủ trương của các cấp ủy, chính quyền các cấp về sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ba là, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để xây dựng đội ngũ cơng chức có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách, quản lý các chương trình, dự án của nhà nước có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển.

Thông tư số 13/2019/TT-BNV, ngày 6/11/2019 của Bộ Nôi vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố quy định tiêu chuẩn cụ thể vệ trình độ chun mơn, nghiệp vụ đối với cơng chức cấp xã đó là: Tốt nghiệp đại học trở lên các ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; UBND tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [7, tr.1].

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã là những hoạt động bổ sung, phát triển, hồn thiện tri thức, năng lực chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cơng chức xã để giúp họ hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Chủ thể bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ cho cơng chức xã là cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến xã; trường chính trị tỉnh và các trung tâm chính trị huyện. Đảng lãnh đạo cơng tác tổ chức cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ,

cơng chức của hệ thống chính trị (theo quy định của Cương lĩnh chính trị bổ

sung và phát triển năm 2011). Chính quyền quản lý nhà nước về nhân sự hành

chính, về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức. Các trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội, trung tâm chính trị của các huyện và các cơ sở đào tạo khác trực tiếp tổ chức và thực hiện chương trình bồi dưỡng cán bộ, cơng chức.

Nội dung bồi dưỡng bao gồm kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng chuyên ngành. Tùy vào từng đối tượng, từng chức danh và nhu cầu thực tế, nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã sẽ được cụ thể hóa với từng chức danh nhằm trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng phù hợp với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơng chức xã.

Bốn là, bồi dưỡng kiến thức bổ trợ

Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng để xây dựng đội ngũ công chức vững mạnh, tăng cường khả năng thích ứng của cơng chức nhà nước trước yêu cầu nhiệm vụ mới. Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa cơng sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.

Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về tin học nhằm xây dựng đội ngũ công chức cấp xã từng bước hiện đại hóa và tăng cường năng lực của nền hành chính nhà nước. Thơng tư số 13/2019/TT-BNV, ngày 6/11/2019 của Bộ Nôi vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố đã quy định một trong những tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã là phải có: Trình độ tin học được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông [7, tr.1]. Đây là

những kỹ năng tin học cơ bản mà đội ngũ cán bộ, công chức phải biết để đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại, một trong những mục tiêu cải cách hành chính nhà nước hiện nay.

Bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ công chức cấp xã để tăng cường khả năng giao dịch, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn trong bối cảnh đất nước hội nhập, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế ở địa phương, đất nước.

Bồi dưỡng kiến thức quốc phịng – an ninh nhằm góp phần đào tạo đội ngũ cơng chức cấp xã phát triển tồn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về quốc phòng, an ninh; truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và công tác quản lý nhà nước về quốc phịng, an ninh; có kỹ năng qn sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, bồi dưỡng kỹ năng công vụ

Bồi dưỡng kỹ năng mềm để nâng cao năng lực, kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ công chức cấp xã. Một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính (văn bản, báo cáo, quyết định…)., kỹ năng lập, quản lý hồ sơ công việc (mở hồ sơ, tạo lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ…); kỹ năng quản lý văn bản đi và đến; kỹ năng xây dựng đề án, kế hoạch công tác; kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý; kỹ năng phân tích, thiết kế và đánh giá hoạt động của tổ chức bộ máy trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đạo đức công vụ và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong xu hướng hội nhập quốc tế; tâm lý lãnh đạo, quản lý và kỹ năng quản lý công chức trong cơ quan, công sở, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong thi

hành công vụ; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và trong cơ quan hành chính. Kỹ năng chỉ đạo điều hành về cải cách hành chính; thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thơng,...

Tóm lại, trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn, chức danh và ngạch công chức hiện nay, các nội dung cơ bản về bồi dưỡng công chức tương ứng với hệ thống chương trình bồi dưỡng cụ thể như sau:

Các chương trình, giáo trình bồi dưỡng về lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phù hợp với chức danh và ngạch công chức. Những nội dung này giúp cho đội ngũ cơng chức cấp xã có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào thực tiễn công việc, trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù của dân tộc, tận tụy, trung thành phục vụ nhân dân.

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cơng chức hiện nay gồm chương trình sơ cấp, chương trình trung cấp, chương trình cao cấp, chương trình đào tạo cử nhân chính trị, …

Các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chun mơn nhằm mục đích trang bị cập nhật và nâng cao trình độ kiến thức chun mơn đã được đào tạo trước đây cho công chức, mặt khác trang bị những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện nhiệm vụ và công vụ. Đây là nội dung rất quan trọng, bởi hiện nay đội ngũ công chức cấp xã đang rất hạn chế về khả năng tổ chức và thực hiện công việc, phần lớn các công chức nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, nhưng việc triển khai, tổ chức thực hiện như thế nào? làm sao để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng việc thì cịn lúng túng, bị động

tạo sự chờ đợi.

Các chương trình và nội dung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ rất đa dạng. Nhìn chung, mỗi chức danh cơng chức đều có chương trình bồi dưỡng riêng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng chun mơn của cơng chức đó. Các chương trình bồi dưỡng kiến thức chun mơn, nghiệp vụ theo vị trí cơng việc được xây dựng chung cho tất cả các đối tượng cán bộ, công chức.

Hằng năm, căn cứ vào định hướng và thực tế đổi mới chính sách, chế độ trong lĩnh vực quản lý nhà nước, các cơ quan đề xuất biên soạn nội dung những vấn đề cần cập nhật về chính sách, chế độ,… để phổ biến cho đội ngũ cơng chức cấp xã.

Hệ thống chương trình bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước nhằm giúp công chức nắm vững pháp luật và chức năng quản lý nhà nước để thực sự phát huy được vai trò, chức trách, nhiệm vụ của mình. Theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức, chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cơng chức hiện nay là chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, thời gian thực hiện tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần, gồm: chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương; chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương; chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương; chương trình bồi dưỡng ngạch chun viên cao cấp và tương đương[13].

Các chương trình bồi dưỡng kiến thức bổ trợ, trước yêu cầu của sự hội nhập và sự phát triển của khoa học, quản lý ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn hoạt động quản lý ngày càng trở nên cấp bách, vì vậy đội ngũ cơng chức cấp xã phải được trang bị những kiến thức bổ trợ để không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Các chương trình bồi dưỡng kiến thức bổ trợ hiện nay bao gồm các chương trình bồi dưỡng về tin học, ngoại

ngữ, tiếng dân tộc, các kỹ năng,… theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn ngạch cơng chức Nhà nước ban hành. Các chương trình này được xây dựng và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w