Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 77 - 80)

Qua việc phân tích những thuận lợi, kết quả đạt được; những hạn chế, tồn tại trong bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên cũng như những nguyên nhân của các vấn đề nêu trên, tác giả rút ra được những kinh nghiệm như sau:

Một là, cần nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của bồi dưỡng

đội ngũ cơng chức cấp xã để có cơ sở tổ chức thực hiện bồi dưỡng cho công chức cấp xã hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tế và phát huy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng tham gia. Nhờ nhận thức đúng, quan điểm rõ ràng của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã, đến nay 100% công chức cấp xã của tỉnh

Thái Ngun đã có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên, trong thời gian tới, với sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đội ngũ công chức cấp xã sẽ tiếp tục được bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ.

Hai là, cần có cơ chế quản lý bồi dưỡng cơng chức cấp xã hiệu quả hơn, phối hợp chặt chẽ giữa một số cơ quan trực tiếp liên quan đến hoạt động tổ chức bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã như Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm chính trị huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác. Đồng thời cũng quan tâm xây dựng mối quan hệ với Bộ Nội vụ, các ban, ngành và hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Trung ương trong việc triển khai các nội dung chương trình bồi dưỡng cho cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ cơng chức cấp xã nói riêng.

Ba là, trong cơng tác chỉ đạo, điều hành cần có sư đánh giá, tổng kết,

rút kinh nghiệm đối với hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã. Nên tạo ra những mơ hình, những lớp bồi dưỡng cơng chức cấp xã thí điểm phù hợp với từng ngạch, bậc, nhu cầu cơng việc từ đó nhân rộng ra mơ hình bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã.

Bốn là, cần chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo nguồn kinh

phí chi cho bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã phù hợp với tình hình thực tiễn của đời sống xã hội. Cùng với cơ chế hỗ trợ kinh phí phải xây dựng chính sách cán bộ đối với cơng chức sau đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo bám sát nhu cầu thực tiễn, coi trọng chất lượng bồi dưỡng từ đó hình thành tâm lý, thái độ học tập nghiêm túc và tinh thần cầu thị của học viên trong bồi dưỡng công chức cấp xã.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở những vấn đề lý luận được phân tích ở chương 1 của Luận văn, trong chương 2, tác giả đã đi sâu vào khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; số lượng, đặc điểm, cơ cấu, trình độ, năng lực của đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay để thấy được sự tác động chủ quan và khách quan của những yếu tố này đến hoạt động bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh. Tiếp đến, tác giả đi sâu vào phân tích về thực trạng bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh, trong đó đi sâu vào phân tích những kết quả đạt được về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức bồi dưỡng, chỉ ra hạn chế và những nguyên nhân cũng như bài học kinh nghiệm trong tổ chức bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy và duy trì tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những thành tựu đó là tiền đề quan trọng để Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tiếp tục quan tâm, chỉ đạo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã, đáp ứng kịp thời những u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, với những khó khăn, hạn chế, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chỉ đạo, đưa ra những biện pháp để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w