cơng chức cấp xã
1.2.3.1 Hình thức bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã
Hình thức bồi dưỡng là cách thức tổ chức bồi dưỡng. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức quy định các hình thức tổ chức bồi dưỡng bao gồm tập trung, bán tập trung và từ xa[13].
Việc lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp cần dựa trên các yếu tố liên quan trực tiếp đến khóa học như: tính chất, đặc điểm của từng loại chương trình bồi dưỡng, nội dung, mục đích của khóa học, đối tượng học viên, điều kiện công tác của học viên, đặc điểm tổ chức lớp học, thời gian học, khả năng và điều kiện đáp ứng của cơ quan, tổ chức và cơ sở đào tạo thực hiện khóa học.
Thơng thường, các khóa bồi dưỡng cho cơng chức cấp xã thường được mở dưới hình thức tập trung ngắn ngày, nghĩa là học viên được tập trung đến cơ sở đào tạo để tham gia khóa bồi dưỡng với thời gian khoảng từ 7 đến 15 ngày. Đây là hình thức bồi dưỡng hiệu quả nhất, bởi học viên khi tập trung tại cơ sở đào tạo, họ sẽ không phải tham gia các hoạt động chuyên môn ở cơ sở vì vậy sẽ chuyên tâm dành tất cả thời gian cho học tập để lĩnh hội tri thức, nâng cao ý thức chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của trường, lớp. Ngồi ra cơng chức cấp xã cũng có thể được bồi dưỡng thơng qua nguồn tài trợ của các
Dự án, kế hoạch của các Bộ, ngành, của tỉnh; tự học tập bồi dưỡng; bồi dưỡng tại chỗ theo cách người đi trước hướng dẫn cho người đi sau, người có chun mơn cao hướng dẫn cho người có chun mơn chưa cao hoặc thông qua tổ chức các Hội thảo chuyên đề với chủ đề hội thảo bao hàm tất cả các vấn đề từ lý thuyết đến trao đổi kinh nghiệm, từ kiến thức tổng hợp đến các kỹ năng, thao tác nghiệp vụ chuyên sâu.
1.2.3.2 Phương pháp bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã
Phương pháp bồi dưỡng công chức cấp xã là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm tạo nên chất lượng đội ngũ công chức xã hiện nay. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều chỉ dẫn về quy trình, cách thức, phương pháp đào tạo, huấn luyện cán bộ. Người chỉ rằng việc cốt yếu là làm cho người học thấu hiểu vấn đề nhưng để hiểu thấu, hiểu sâu có nhiều cách dậy. Có cách dậy tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian, có cách dậy khái quát phải tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh. Song điều chú trọng là ở chỗ dạy như thế nào để người học từ chỗ hiểu đúng, hiểu thấu vấn đề đi đến vận dụng có kết quả, có hiệu quả trong thực tiễn. Người cho rằng: “phải lựa chọn những vấn đề thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều, phù hợp với đối tượng “tránh mở lớp lung tung”.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã như các phương pháp truyền thống: thuyết trình, hỏi đáp mà trong đó giảng viên là trung tâm sẽ giảng giải tất cả những vấn đề trong nội dung bài học, học viên chỉ ngồi nghe và ghi chép, trong một số trường hợp giảng viên đặt câu hỏi để học viên trả lời, do đó phương pháp này mang tính tiếp thu kiến thức áp đặt một chiều, khơng khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, người học chỉ ngồi thụ động tiếp thu kiến thức từ giảng viên.
Bên cạnh đó là những phương pháp dạy học tích cực như: đàm thoại, mời chuyên gia, bể cá vàng, thảo luận nhóm… với chủ trương lấy người học
làm trung tâm, giảng viên chỉ gợi mở, nêu vấn đề để học viên trao đổi, thảo luận giải quyết những vấn đề, tình huống được đặt ra, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có mặt ưu điểm và nhược điểm nên giảng viên phải biết kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp tích cực cùng với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên, giúp họ nắm và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách hiệu quả nhất. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định “Bồi dưỡng
bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên”[13].