Tình hình đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 58 - 65)

Nguyên hiện nay

2.1.2.1. Về số lượng và đặc điểm của đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên

Về số lượng: Tỉnh Thái Ngun có 180 đơn vị hành chính cấp xã (32 phường, 9 thị trấn và 139 xã). Xác định rõ vị trí, vai trị của đội ngũ cơng chức cấp xã, trong những năm qua Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác tổ chức cán bộ, thực hiện tồn diện các khâu trong cơng tác cán bộ như: Tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trong đó đặc biệt

quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức nói chung, cơng chức cấp xã nói riêng.

Bảng 2.1 Tổng hợp số lƣợng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2019 (đơn vị: người)

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng công chức cấp xã 1.724 1.796 1.852 1.819 1.845

(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên)

Theo số liệu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên, tính đến hết ngày 31/12/2019, trên địa bàn tồn tỉnh có 1.845 cơng chức cấp xã (trên tổng số biên chế được giao là 2.117 công chức cấp xã). Trong đó, số lượng các chức danh cơng chức cụ thể như sau:

STT Chức danh công chức Số lƣợng (ngƣời)

1 Trưởng công an 135

2 Chỉ huy trưởng quân sự 176

3 Văn phòng- thống kê 341

4 Tài chính – kế tốn 266

5 Tư pháp – hộ tịch 257

6 Địa chính, xây dựng 355

7 Văn hóa – xã hội 315

Về đặc điểm điểm của đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên:

Một là, nhìn chung, đội ngũ cơng chức cấp xã ở tỉnh Thái Ngun có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, giữ vững phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành sự phân cơng của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân và góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hai là, đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh chủ yếu là người địa phương. Họ sinh ra, lớn lên, học tập và làm việc tại địa phương, có đời sống và sinh hoạt hàng ngày gần gũi với nhân dân; vừa là người đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giải quyết các công việc ở cơ sở, vừa trực tiếp tham gia lao động sản xuất. Đó là những điều kiện thuân lợi trong tổ chức thực hiện và giải quyết công việc của đội ngũ cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh vì họ là những người nắm chắc được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh lên cấp trên. Nhưng công chức cấp xã do sinh ra, lớn lên, học tập và công tác chỉ ở địa phương nên cũng bị chi phối, ảnh hưởng rất nhiều bởi những đặc điểm tâm lý, văn hóa của cộng đồng dân cư như lề lối, tác phong làm việc cịn thiếu tính kỷ luật, tâm lý trơng chờ ỷ lại vào tổ chức, vào chính sách của Đảng, Nhà nước,…Điều đó địi hỏi nội dung bồi dưỡng cho công chức cấp xã cần tăng cường bồi dưỡng những kỹ năng, nghiệp vụ, rèn luyện tác phong, lề lối làm việc khoa học, hiệu quả.

Ba là, Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi với 180 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 17 xã vùng cao, 107 xã miền núi và 56 xã, phường, thị trấn vùng trung du, vì vậy đội ngũ cơng chức cấp xã phần lớn phải công tác và làm việc tại các xã miền núi, vùng cao nên điều kiện làm việc cũng gặp nhiều khó khăn so với đội ngũ cơng chức làm việc ở các xã, phường, thị trấn vùng đồng bằng, tỷ lệ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh là người dân tộc thiểu số khá cao (chiếm 32.6%).

Bốn là, hiện nay trình độ của đội ngũ cơng chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên đã từng bước được nâng lên, tuy nhiên, vẫn cịn nhiều bất cập về trình độ chun môn nghiệp vụ, về kiến thức bổ trợ, kiến thức quản lý nhà nước, nhận thức, năng lực thực thi công vụ, đặc biệt là năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã công tác ở các xã miền núi vùng sâu, vùng xa của các huyện: Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai,.. cịn thấp.

Vấn đề xác định rõ những đặc điểm của đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên như trên sẽ là cơ sở quan trọng để các cấp ủy, chính quyền địa phương xác định nhu cầu, chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng cơng chức, đặc biệt là có những chính sách hỗ trợ đối với công chức đang công tác ở những xã miền núi, vùng cao được cử tham gia các chương trình bồi dưỡng.

2.1.2.2. Về cơ cấu

Cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc của đội ngũ cơng chức cấp xã tỉnh Thái Nguyên có sự chuyển biến đáng kể. Số lượng cơng chức nữ tăng, tỷ lệ cơng chức trẻ có xu hướng tăng, cơng chức ở độ tuổi 50 – 60 ngày càng giảm.

Bảng 2.2 Cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 -2019

(Đơn vị: người)

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm

2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số 1.724 1.796 1.852 1.819 1.845 Giới tính - Nam 1.053 1.054 1.064 1.084 1.039 - Nữ 671 742 788 735 806 Đảng viên 1.344 1.374 1.350 1.430 1.600 Dân tộc thiểu số 550 569 613 605 601 Độ tuổi - Dưới 30 tuổi 313 270 353 314 300 - Từ 30-50 tuổi 1.199 1.286 1.313 1.310 1.391 - Từ 51 – 60 tuổi 209 239 186 186 154 - Từ 60 tuổi trở lên 3 1 0 9 0

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên)

Từ số liệu bảng 2.2 cho thấy: cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay khá hợp lý, tỷ lệ công chức cấp

xã có tuổi đời từ 30 tuổi trở xuống có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ ổn định (năm 2015 chiếm 18.2 % đến năm 2019 chiếm tỷ lệ 16.2 %). Tỷ lệ cơng chức có độ tuổi từ 30 tuổi đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 75.39 %, đây chính là lực lượng chủ đạo của đội ngũ công chức cấp xã, đã trải qua thời gian tích lũy được kinh nghiệm trong thực tiễn đảm nhận vai trị, các vị trí chức danh được phân công trong cơ quan nhà nước ở cấp xã.

Tỷ lệ công chức cấp xã là nữ năm 2019 chiếm 43.69 %, tỷ lệ này đã tăng 5.06 % so với năm 2015. Tỷ lệ công chức là người dân tộc thiểu số chiếm 32.57 % so với tổng số cơng chức cấp xã, điều này cũng dễ hiểu vì Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống (46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc sinh sống ở Việt Nam, trong đó có 8 dân tộc đơng dân nhất là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mơng, Hoa (Theo Số liệu của Ban Dân tộc Sở Nội vụ tỉnh) và là tỉnh có nhiều xã vùng cao, miền núi ( 123 xã trên

tổng số 178 xã, phường, thị trấn của tỉnh).

Tỷ lệ công chức cấp xã là đảng viên chiếm 86.72 % tăng 8.76% so với năm 2015.

Như vậy, nhìn vào cơ cấu về độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, tỷ lệ đảng viên của đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy qua từng năm ít có sự thay đổi, biến động lớn.

2.1.2.3. Về trình độ, năng lực

Tính đến hết ngày 31/12/2019, trên địa bàn tồn tỉnh Thái Ngun có 3.637 cán bộ, cơng chức cấp xã, trong đó có 1.845 cơng chức cấp xã (chiếm 50.7 %). Số lượng công chức cấp xã tương đối lớn nhưng trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và năng lực công tác của đội ngũ cơng chức cấp xã cịn chưa cao, tuy đã có nhiều cơng chức cấp xã có trình độ vượt chuẩn, đạt trình độ Thạc sỹ và thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, cập nhật kiến thức quản lý nhà nước nhưng so với các tiêu chuẩn về công chức cấp xã được quy định tại Thông tư số

về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thơn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2019 thì số lượng cơng chức cấp xã ở tỉnh Lạng Sơn chưa đạt chuẩn còn chiếm tỷ lệ khá cao.

Bảng 2.3 Chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 -2019

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm

2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số 1.724 1.796 1.852 1.819 1.845 Trình độ văn hóa - Tiểu học 0 0 0 0 0 - THCS 23 27 2 2 5 - THPT 1.701 1.769 1.850 1.817 1.840 Trình độ chun mơn -Sơ cấp 49 68 18 9 0 - Trung cấp 672 595 621 534 311 - Cao đẳng 131 118 137 134 87 - Đại học 843 980 1.041 1.106 1.387 - Sau Đại học 29 35 35 36 60 Lý luận chính trị

- Sơ cấp và chưa qua đào tạo 304 881 961 950 930

- Trung cấp 808 913 891 869 913

- Cử nhân và cao cấp 0 2 0 0 2

Quản lý nhà nƣớc

- Chưa qua đào tạo 690 1.504 1.565 1.418 1.105 - Chuyên viên và tương đương 1.034 292 287 401 739

- Chuyên viên chính và tương 0 0 0 0 1

đương

Ngoại ngữ 384 962 1009 969 935

Tin học 1.486 1.589 1.828 1.624 1.747

Từ số liệu bảng 2.3 cho thấy, trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước của đội ngũ cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được nâng lên. Tuy nhiên, trình độ quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh vẫn ở mức thấp.

Theo thống kê về trình độ chun mơn, số lượng cơng chức cấp xã có trình độ Thạc sỹ 60/1.845 người (chiếm 3.2%), đại học 1.387/1.845 người (chiếm 75.2% ), cao đẳng 87/1.845 người (chiếm 4.8% ), trung cấp 311/1.845 người (chiếm 16.8%), trong khi đó theo Thơng tư số 13/2019/TT-BNV, ngày 6/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, quy định tiêu chuẩn cụ thể về trình độ chun mơn nghiệp vụ đối với công chức cấp xã là tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh cơng chức cấp xã.

Về trình độ lý luận chính trị, tỷ lệ cơng chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên chiếm 49.6%, số lượng cơng chức cấp xã có trình độ sơ cấp lý luận chính trị và chưa qua đào tạo còn ở mức khá cao, chiếm 50.4 %. Số lượng công chức cấp xã chưa qua đào tạo chương trình quản lý nhà nước vẫn ở mức rất cao với 1.105 công chức cấp xã (trên tổng số 1.845 cơng chức cấp xã tồn tỉnh, chiếm 59.9%) chưa tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chưa được cấp chứng chỉ. Về ngoại ngữ, số lượng cơng chức cấp xã chưa có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ ở mức khá cao chiếm 49.32% (gần một nửa số lượng cơng chức cấp xã chưa có trình độ ngoại ngữ).

Trình độ tin học của đội ngũ công chức cấp xã tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định mới của Bộ Nội vụ,

vẫn cịn 5.3% đội ngũ cơng chức cấp xã chưa có văn bằng, chứng chỉ về tin học trong khi đó theo quy định mới (Thơng tư số 13/2019/TT-BNV, ngày 6/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thơn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2019 thay thế Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn) một trong những tiêu chuẩn của cơng chức cấp xã là phải có trình độ tin học, được cấp chứng chỉ sử dụng cơng nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thơng tin cơ bản (phải có chứng chỉ tin học đáp ứng yêu cầu).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w