Hệ thống luân hồi khí xả (Exhaust Gas Recirculatio n EGR)

Một phần của tài liệu Hệ thống nhiên liệu động cơ 1GD FTV trên toyota hilux 2020 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 94 - 101)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.4.4.1.Hệ thống luân hồi khí xả (Exhaust Gas Recirculatio n EGR)

3.4. Hệ thống Common Rail trên động cơ 1GD-FTV

3.4.4.1.Hệ thống luân hồi khí xả (Exhaust Gas Recirculatio n EGR)

- Các hợp chất có trong khí thải của ơ tơ – Oxit Nitơ NOx (NO, NO2, N2O5, N2O…) là loại chất độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người nên chúng ta phải hạn chế tạo ra những chất độc hại này. Trong động cơ đốt trong, NOx được hình thành chủ yếu ở điều kiện áp suất và nhiệt độ cao (từ 2500oF). Vì vậy, để giảm lượng phát thải NOx sinh ra trong q trình cháy người ta có một số giải pháp chính sau đây:

+ Làm giàu hỗn hợp khơng khí- nhiên liệu để hạ nhiệt độ cháy. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ làm tăng lượng chất ô nhiễm HC và CO.

+ Giảm bớt tỉ số nén của động cơ và góc đánh lửa sớm. Giải pháp này có ảnh hưởng xấu đến cơng suất và tính kinh tế nhiên liệu của động cơ.

+ Sử dụng hệ thống tuần hồn khí thải EGR (Exhaust Gas Recirculation System), dưới đây được viết tắt là “hệ thống EGR”.

 Trong số các giải pháp vừa nêu thì việc sử dụng hệ thống EGR để giảm phát thải NOx là phương án hữu hiệu và hay được sử dụng nhất.

- Việc sử dụng hệ thống EGR cho phép giảm tới 60% lượng NOx có trong khí thải của động cơ. Ngồi tác dụng làm giảm lượng NOx, hệ thống EGR cịn có tác dụng

82 giảm đáng kể độ ồn đối với động cơ Diesel và giảm suất tiêu hao nhiên liệu đối với động cơ xăng.

Cấu tạo chung của hệ thống ln hồi khí xả EGR:

Hình 3.87: Sơ đồ cấu tạo hệ thống luân hồi khí xả EGR

Chú thích:

Throttle Valve: Bướm ga

Throttle Control Motor: Mơ tơ điều khiển bướm ga Intake Manifold: Đường ống nạp

Engine: Động cơ

Exhaust Manifold: Đường ống xả EGR Valve: Van EGR

EGR Valve Position Sensor: Cảm biến vị trí độ mở van EGR Vacuum Damper: Bộ hấp thụ chân không

Vacuum Pump: Bơm chân không

E-VRV: Van điều khiển đóng/mở van EGR Engine ECU: Bộ điều khiển động cơ

83 Crankshaft Position Sensor: Cảm biến vị trí trục khuỷu

Accelerator Pedal Position Sensor: Cảm biến vị trí bàn đạp ga Water Temp Sensor: Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Intake Air Temp Sensor: Cảm biến nhiệt độ khí nạp Atmospheric Temp Sensor: Cảm biến nhiệt độ khí quyển Tarbo Pressure Sensor: Cảm biến áp suất môi trường Air Flow Meter: Bộ đo gió

Hình 3.88: Ngun lý hoạt động của van điều khiển đóng/mở van EGR

- Nguyên lý hoạt động của hệ thống luân hồi khí xả (EGR):

+ Mở van EGR: khi tăng cường độ dòng điện cung cấp tới cuộn dây làm tăng lực FM tác dụng lên phần ứng của van E-VRV, bên trên màng ln có một lực hút FV do bơm chân khơng tạo ta, khi FM > FV thì piston bị kéo xuống kéo theo “van 1” làm mở đường ống chân không từ bơm chân không đến van E-VRV, lúc này chân không sẽ được bơm đến van EGR. Van EGR lúc này có độ chênh áp giữa hai bên nên thắng lực đẩy của lò xo và mở van. Mặt khác, việc mở van E-VRV cũng làm tăng áp suất buồng A, đồng nghĩa với việc tăng lực kéo FV, việc này làm cho piston của E-VRV đi lên cho đến khi hai lực FM và FV bằng nhau, thì piston đóng đường chân khơng từ bơm chân khơng đến.

+ Đóng van EGR: khi cường độ dịng điện cung cấp đến cuộn dây giảm làm cho lực FV tăng dần từ đó làm cho màng chân không và piston từ từ bị kéo lên trên (thời

84 điểm ban đầu “van 1” và piston nhờ vào lực tác dụng của lị xo vẫn đóng vai trị làm kín giữa hai buồng A và B). Piston vẫn tiếp tục đi lên trên làm thông 2 buồng A và B, khơng khí được truyền tới van EGR lúc này ở van EGR có sự cân bằng áp suất giữa 2 buồng nên van EGR đóng lại do lị xo đẩy về. Việc giảm chân không của van đồng nghĩa với việc giảm lực FV, piston bị lị xo đẩy xuống đến khi FM = FV, thì piston đóng đường khơng khí vào buồng A của van.

- Bộ làm mát khí xả trong hệ thống luân hồi khí xả

Trong một số trường hợp, một bộ làm mát khí xả được trang bị để giảm nhiệt độ của khí thải trước khi nó được tuần hồn vào động cơ. Điều này giúp tránh việc đưa khí thải có nhiệt độ quá cao vào buồng đốt (giảm nhiệt độ khí xả từ 700°C xuống 150°C) dẫn đến việc sinh ra nhiều khí NOx và có khả năng gây ra tiếng gõ trong động cơ.

85

Hình 3.90: Bộ làm mát khí xả

- Bộ làm mát khí xả có cấu tạo chính gồm: lưới tản nhiệt, van By-pass.

- Bên trong bộ làm mát khí xả được chia thành hai đường dẫn khí xả với hai chức năng khác nhau. Phần thứ nhất được sử dụng khi nhiệt độ khí xả quá cao với chức năng khi khí xả đi qua đường dẫn này thì sẽ được làm mát để đáp ứng các điều kiện của quá trình nạp. Phần cịn lại dành cho khí xả với mức nhiệt độ khơng q cao với chức năng đi tắt qua bộ làm mát mà khơng cần làm mát khí xả đồng thời dịng khí xả này hỗ trợ làm nóng động cơ trong trường hợp động cơ mới khởi động mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của quá trình nạp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hai đường dẫn này được điều khiển bằng một cách linh hoạt nhờ van by-pass dựa vào tín hiệu từ ECU động cơ.

Van by-pass

86

- Cấu tạo:

+ Vacuum line connector: Đầu nối chân khơng + Spring: Lị xo hồi vị

+ Actuator rod connected to valve arm: Thanh nối điều khiển van by-pass + Sealed housing: vỏ van by-pass

- Nguyên lý hoạt động:

+ Van by-pass được điều khiển bằng ECU động cơ (ECU động cơ lấy tín hiệu từ

cảm biến nhiệt độ khí xả) qua một van điện từ selenoid. Van selenoid này sẽ được cấp điện áp và cho phép áp suất chân khơng đi qua nó, dưới tác dụng của chân khơng thì màng chân khơng gắn liền với thanh nối điểu khiển van by-pass sẽ bị kéo sang phía bên trái, nhờ đó khí xả trong hệ thống luân hồi khí xả EGR được đi tắt qua bộ làm mát và đi trực tiếp vào đường ống nạp để hỗ trợ việc làm nóng động cơ.

+ Khi van by-pass khơng được cấp điện áp thì dưới tác dụng của lị xo hồi vị thì thanh nối điều khiển van by-pass bị đẩy ngược lại vị trí ban đầu. Đường dẫn khí xả đi qua bộ làm mát khí xả được mở ra và khí xả bắt đầu được làm mát.

- Kiểm tra:

Ta có thể kiểm tra van bằng cách cấp nguồn 12V cho van sau đó nghe tiếng nhấc

van và quan sát trạng thái thanh điều khiển đóng mở van để xác định tình trạng của van hoặc đo điện trở giữa 2 cực giá trị điện trở cho phép phải nằm trong khoảng từ 33-39 trong điều kiện 20OC chứng tỏ van cịn hoạt động tốt.

87 • Cảm biến nhiệt độ khí xả (Exhaust Gas Temperature Sensor – EGT sensor)

Cảm biến nhiệt độ khí xả dùng để xác định nhiệt độ khí xả (được lắp đặt tại nhiều vị trí trên đường ống xả) sau đó gửi tín hiệu điện áp về ECU điều khiển động cơ cho phép ECU điều khiển động cơ ở nhiều chế độ khác nhau để giảm lượng khí xả và bảo vệ các chi tiết của động cơ bằng cách giảm áp suất tăng áp đối với động cơ sử dụng turbo tăng áp. Đối với động cơ Diesel, cảm biến này có có chức năng giám sát nhiệt độ bộ lọc DPF (Diesel Particulate Filter) để thiết lập giá trị nhiệt độ phù hợp cho việc tái sử dụng bộ lọc DPF khi bộ lọc nghẹt.

- Cấu tạo:

Hình 3.93: Cảm biến nhiệt độ khí xả

- Nguyên lý hoạt động:

Tương tự như các cảm biến đo nhiệt độ khác. Cảm biến nhiệt độ khí xả có một nhiệt điện trở âm bên trong cảm biến kết hợp với điện trở bên trong ECU của mạch điện tạo thành một cầu phân áp. Khi ECU cấp điện áp 5V đến cảm biến, tùy theo nhiệt độ khí xả mà giá trị điện trở sẽ thay đổi. Bộ vi xử lý nhận giá trị điện áp tại cực THCO để xác định nhiệt độ của khí xả tại thời điểm đó. Nhiệt độ tăng thì giá trị điện trở của cảm biến giảm, tín hiệu điện áp đầu ra giảm theo và ngược lại.

88

Hình 3.95: Cảm biến nhiệt độ và biểu đồ giữa nhiệt độ và giá trị điện trở

Một phần của tài liệu Hệ thống nhiên liệu động cơ 1GD FTV trên toyota hilux 2020 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 94 - 101)