Hình dạng bơm tiếp vận

Một phần của tài liệu Hệ thống nhiên liệu động cơ 1GD FTV trên toyota hilux 2020 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 37 - 38)

- Hệ thống Diesel thường có hai bơm nhiên liệu gồm bơm chuyển nhiên liệu và bơm tiếp vận nhiên liệu. Bơm chuyển nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu liên tục cho bơm tiếp vận, ngoài ra cịn có tác dụng châm dầu, xả gió khi động cơ chưa hoạt động. Bơm chuyển nhiên liệu thường được dùng là bơm điện. Nếu thùng nhiên liệu được đặt cao hơn động cơ thì khơng cần bơm chuyển nhiên liệu.

- Nguyên lý hoạt động:

Bơm tiếp vận nhiên liệu được thiết kế nằm trong bơm cao áp và được dẫn động đồng thời bằng trục cam của bơm cao áp. Chức năng của bơm tiếp vận là nhận nhiên liệu từ thùng nhiên liệu sau đó cung cấp nhiên liệu cho piston bơm qua lọc thô (bên trong bơm cao áp) và van điều khiển hút (SCV).

Nguyên lí hoạt động của bơm tiếp vận dựa trên sự thay đổi của việc tăng lên và giảm xuống của thể tích giữa hai bánh răng. Khi trục cam của bơm quay theo chiều kim đồng hồ làm cho vòng trong quay cùng vận tốc với bơm cao áp và kéo theo vịng ngồi của rotor bơm tiếp vận quay theo. Lúc này thể tích buồng hút của bơm từ từ được tăng lên, nhiên liệu từ cửa nạp được bơm đầy vào buồng bơm. Cùng với sự quay của rotor, nhiên liệu được nén dần về phía cửa nén và đi vào piston bơm.

Đây là loại bơm không điều chỉnh được lưu lượng và áp suất khi số vòng quay cố định. Do đó lưu lượng nhiên liệu mà bơm cung cấp sẽ tỉ lệ với tốc độ động cơ trong mọi trường hợp. Vì lý do này, trên bơm tiếp vận được gắn van điều khiển áp suất nhiên liệu SCV có nhiệm vụ điều khiển lượng nhiên liệu trước khi cấp tới bơm cao áp thơng qua tín hiệu điện tử ECU gửi tới.

25

Một phần của tài liệu Hệ thống nhiên liệu động cơ 1GD FTV trên toyota hilux 2020 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)