Nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 56 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3. Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

1.3.2. Nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi, các trường mẫu giáo cần tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ; chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày đảm bảo đủ dinh dưỡng, hài hòa và cân đối; tổ chức vận động hợp lý và có sự quan tâm chu đáo về sức khoẻ, về vệ sinh cho trẻ. Đây cũng chắnh là những nội dung chủ yếu của giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: ỘNội dung của giáo dục thể chất bao gồm: phát triển vận động, giáo dục dinh dưỡng và sức khỏeỢ [13, tr 37]. Theo đó: ỘVề nghĩa rộng thì phát triển thể chất là chất lượng thể chất hay là các tố chất thể lực: phản xạ nhanh hay chậm của cơ thể, mức độ linh hoạt, thắch nghi với điều kiện sống mới, sự mềm dẻo và sức mạnh của toàn thân. Theo nghĩa hẹp: phát triển thể chất là mức độ phát triển của cơ thể, được biểu hiện bằng các chỉ số sau: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu, vòng tayỢ [13, tr 8]...

Để phát triển thể chất cho trẻ đạt yêu cầu, đạt được mục tiêu đã đề ra, các trường mẫu giáo phải tổ chức tập luyện phát triển vận động cho trẻ một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm thể trạng, tâm - sinh lý lứa tuổi của trẻ. Vận động là nhu cầu tự nhiên của con người, nó giữ vai trị quan trọng trong cuộc sống nói chung trẻ 5-6 tuổi nói riêng, bởi vì vận động là cơ sở của mọi hoạt động. Phát triển vận động cho trẻ khơng chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển thể chất mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ.

Phát triển vận động cho trẻ khơng chỉ có ý nghĩa trong q trình phát triển và hoàn thiện về mặt thể chất mà còn là tiêu chắ đánh giá chất lượng của sản phẩm giáo dục được tạo ra từ các trường mẫu giáo. Khi soạn giáo án giáo dục thể chất cho trẻ 5-6

tuổi, giáo viên cần chú ý thực hiện các nguyên tắc sau: Chọn các bài tập và trị chơi có tác động chung đến sự vận động của cơ thể, đặc biệt là sự vận động tắch cực của cơ bắp; chọn các bài tập và trò chơi gây hứng thú đối với trẻ, đồng thời đặt ra nhiệm vụ vừa sức nhằm phát triển các vận động cơ bản; tập luyện cho trẻ vận động một cách thường xuyên, có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp; tạo điều kiện cho mọi trẻ đều được vận động; động viên, khuyến khắch, kắch thắch trẻ tắch cực vận động, song tránh để trẻ vận động quá sức; luân phiên giữa các hoạt động tĩnh và hoạt động động, khơng để trẻ bị mệt vì những vận động q phức tạp, vượt quá khả năng của trẻ; dụng cụ tập luyện của trẻ phải phù hợp với vận động cần tập luyện cho trẻ, phải hấp dẫn - thu hút và an toàn đối với trẻ.

Đối với nội dung giáo dục dinh dưỡng cần giúp trẻ phân biệt bốn nhóm thực phẩm, tháp dinh dưỡng; giúp trẻ hiểu được vai trò của thực phẩm là cung cấp các chất dinh dưỡng và nhiệm vụ của trẻ là phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong ngày. Chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ phải được các trường mẫu giáo xây dựng dựa trên đặc điểm sinh lý và tâm lý của trẻ. Nếu xây dựng được chế độ sinh hoạt hằng ngày hợp lý và thực hiện nó một cách nghiêm túc sẽ tạo ra ý nghĩa lớn đối với việc giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.

Chế độ sinh hoạt hằng ngày hợp lắ đảm bảo cho trẻ thoả mãn các nhu cầu về ăn, ngủ, hoạt động, giữ cho hệ thần kinh được thăng bằng, trẻ luôn luôn ở trạng thái thoải mái, vui vẻ. Đồng thời thực hiện nghiêm túc, ổn định chế độ sinh hoạt hằng ngày cịn hình thành ở trẻ nền nếp và những thói quen tốt trong cuộc sống.

Chế độ sinh hoạt phải làm thoả mãn nhu cầu phát triển của trẻ, phù hợp với độ tuổi; phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh cho trẻ và tạo ra cảm giác an tồn cho trẻ; khơng được áp đặt theo ý muốn chủ quan của nhà trường, của cô giáo, mà phải xuất phát từ nhu cầu tự nhiên của trẻ; phải tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách tối ưu những khả năng vốn có của trẻ. Khi thực hiện chế độ sinh hoạt cần phải linh hoạt, mềm dẻo dựa trên hoàn cảnh, điều kiện và đặc điểm riêng của trẻ, song không được cắt xén một nội dung nào. Đảm bảo cho trẻ được hoạt động tắch cực (nhưng không quá sức), được nghỉ ngơi một cách thoải mái nhằm phục hồi những năng lượng đã tiêu hao trong các hoạt động; tạo ra sự cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi, giữa hoạt động tĩnh và hoạt động động. Đảm bảo trình tự được lặp đi lặp lại, tránh xáo trộn nhiều các trật tự cần thiết, nhằm tạo nếp và thói quen cho trẻ.

Tuỳ theo từng lứa tuổi cụ thể mà có sự khác nhau trong việc tổ chức chế độ ăn uống, ngủ, chơi tập cho trẻ. Để tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất và mang lại niềm vui cho trẻ trong khi ăn uống cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây: thức ăn, đồ uống phải đảm bảo vệ sinh và đủ chất dinh dưỡng: prôtit, lipit, tinh bột, khoáng chấtẦ phù hợp với nhu cầu của trẻ ở độ tuổi của nó (khơng ép đứa trẻ ăn vượt q nhu cầu dinh dưỡng mà nó cần). Cần tổ chức cho trẻ ăn uống hợp lắ, đúng giờ với không khắ thoải mái, vui vẻ để tạo ra cảm giác ngon miệng và mong muốn được ăn khi đến

bữa. Đồng thời phải tập cho trẻ ăn thức ăn đa dạng về khẩu phần và chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khoẻ cho trẻ.

Về giáo dục sức khỏe, các trường mẫu giáo phải luyện tập cho trẻ biết rửa tay, đánh răng, rửa mặt thành thạo; nhận biết một số dấu hiệu khi ốm và cách phòng tránh (sổ mũi, cảm lạnh, đau bụng, đau răng); có một số nề nếp trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng thành thạo một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày; trực nhật bữa ăn; nhận biết những nơi không an tồn, vật dụng nguy hiểm và cách phịng tránh.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 56 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)