Tình hình giáo dục mẫu giáo của thị xã Điện Bàn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 56 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 47 - 49)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2. Khái quát tình hình kinh tế chắnh trị văn hóa xã hội và giáo dục của thị xã Điện

2.2.3. Tình hình giáo dục mẫu giáo của thị xã Điện Bàn

Một trường mẫu giáo được đánh giá là tốt không chỉ là nơi có đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ, đồ dùng dạy và học, khơng gian rộng rãi, thống mát, an tồn, không khắ trong lành mà cịn phải đảm bảo chương trình giáo dục được thự hiện nghiêm túc, khoa họa, phù hợp và linh hoạt; giáo trình phát triển đa dạng, để trẻ chơi mà học, học mà chơi. Nền giáo dục mầm non hiên tại đang ngày càng chú trọng hơn với trẻ để cho trẻ thoái mái vui chơi lành mạnh. Giúp cho bé phát triển khả năng tư duy và sáng tạo và khả năng hoạt động độc lập.

Nhận thức một cách sâu sắc về những yêu cầu của xã hội hiện nay đối với các trường mẫu giáo, lãnh đạo thị xã, Phòng GD-ĐT thị xã Điện Bàn và các trường mẫu giáo luôn đặt phát triển giáo dục mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Cơng tác giáo dục mẫu giáo nói chung, giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng ln nhận được sựu quan tâm chỉ đạo thường xuyên và đầu tư đúng mức. Chỉ tắnh riêng năm 2019, thị xã đã triển khai xây dựng thêm 45 pḥòng học tại 08 trường. Ủy ban nhân dân thị xã Điện Bàn luôn ưu tiên nguồn cơ sở vật chất và nhân lực để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng công tác giáo dục mẫu giáo; phối hợp thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, cơng nhận, duy trì kết quả kiểm tra, đánh giá đối với tất cả các trường mẫu giáo trên địa bàn.

Luôn cố gắng và nghiêm túc thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2017 của Chắnh phủ, quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày

20 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mẫu giáo; Công văn số 3032/UBND- KGVX ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mẫu giáo.

Bên cạnh đó, lãnh đạo thị xã và Phịng GD-ĐT cũng đặc biệt quan tâm đến cơng tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các trường mẫu giáo. Đây là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chắ là tắnh mạng của trẻ mẫu giáo. Trên cơ sở đó, lãnh đạo thị xã và Phịng GD-ĐT ln chỉ đạo và thường xuyên giáng sát việc thực hiện đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, khơng để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong các trường mẫu giáo và cơ sở nuôi dạy trẻ. Để tăng tắnh hiệu quả, thị xã cịn ln quan tâm tăng cường các điều kiện chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, dụng cụ, đồ dùng dạy và học để nâng cao sức khỏe cho trẻ.

Trong những năm vừa qua, thị xã Điện Bàn đã đã thực hiện hiệu quả chuyên đề ỘXây dựng trường mẫu giáo lấy trẻ làm trung tâmỢ, giai đoạn 2016-2020. Trọng tâm của chuyên đề này là chú ý xây dựng môi trường cả trong và ngoài lớp học. Mơi trường ngồi lớp học là yếu tố góp phần tắch cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ một cách tồn diện. Các trường mẫu giáo chú ý bố trắ các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp. Những yêu cầu về mơi trường ngồi lớp học được các trường mẫu giáo nghiên cứu, tìm hiểu bố trắ phù hợp, khoa học. Môi trường trong lớp học được thể hiện ở không gian các phịng học rộng, thống mát, được trang bị hệ thống quạt làm mát, rèm che cửa cùng các đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp trưng bày góc theo từng chủ đề, chủ điểm, theo các mùa một cách sinh động và hấp dẫn. Trẻ luôn được tạo điều kiện tốt nhất để học tập và phát huy các khả năng của mình. Ngồi các phịng học các trường mẫu giáo cịn có đủ các phịng chức năng và phịng năng khiếu hỗ trợ tắch cực cho việc học tập các môn năng khiếu ở trường của trẻ. Công tác nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cũng là một phần quan trọng của chuyên đề.

Dưới sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT Điện Bàn, các trường mẫu giáo thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGD ĐT ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn, thương tắch trong cơ sở giáo dục mầm non; Nghị định số 06/2018/NĐ- CP ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Chắnh phủ quy định chắnh sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ mẫu giáo và chắnh sách đối với giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ mẫu giáo. Quản lý chặt chẽ chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm bữa ăn của trẻ tại các trường mẫu giáo.

Tắnh đến tháng 9 năm 2020, thị xã Điện Bàn có 20 trường mẫu giáo cơng lập. Trong đó có 238 lớp học, 6387 trẻ, 52 cán bộ quản lý và 476 giáo viên. Năm 2019 có 20/20 xã,

phường hồn thành phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ năm tuổi. 100% trẻ mẫu giáo trong độ tuổi đến trường. Triển khai lắp đặt camera cho các trường mẫu giáo cơng lập trên địa bàn; kiểm tra, rà sốt và tổng hợp nhu cầu cơ sở vật chất của các trường mẫu giáo năm 2020. Trong 03 năm học (2017-2018, 2018-2019, 2019-2020) 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường mẫu giáo. 20/20 trường thực hiện bán trú, 100% trẻ của cả 20 trường được học bán trú. 100% trẻ mẫu giáo được cân đo và theo dõi bằng sổ theo dõi sức khoẻ. 100% trẻ mẫu giáo được khám sức khỏe định kỳ. Tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt 96% trở lên đối với trẻ 5-6 tuổi và 94% trở lên đối với trẻ dưới 5 tuổi. Chất lượng trẻ mẫu giáo lớn luôn đạt từ 97%, chất lượng trẻ mẫu giáo nhỡ và bé đạt từ 95% trở lên.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 56 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)