Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 56 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 32 - 33)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3. Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi là quá trình theo dõi, xem xét, phân tắch và nhận định về chất lượng, kết quả của hoạt động này. Thông qua kiểm tra, đánh giá để phát hiện những điểm sai lệch, những điểm không phù hợp nhằm kịp thời chỉnh sửa, điều chỉnh và tìm biện pháp khắc phục, khắch lệ và giúp đỡ đối tượng được kiểm tra, đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là hoạt động có vai trị thiết yếu trong việc đảm bảo công tác giáo dục thể chất của các trường mẫu giáo được thực hiện đúng quy định, đúng tiến độ và có chất lượng tốt.

Công tác kiểm tra đánh giá phải được thực hiện thường xuyên để rút kinh nghiệm và điều chỉnh hoạt động giáo dục thể chất của nhà trường cho phù hợp, hiệu quả. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi còn Ộnhằm điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất cho trẻ hằng ngàyỢ [13, tr 76]. Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi, cán bộ quản lý tại các trường mẫu giáo phải thực hiện với ba nhóm đối tượng riêng biệt là giáo viên, trẻ và các điều kiện phục vụ giáo dục thể chất 5-6 tuổi.

Đối với giáo viên công tác kiểm tra, đánh giá tập trung vào kế hoạch giảng dạy, hồ sơ, giáo án, nội dung, phương pháp, thái độ làm việc. Đối với trẻ, công tác kiểm tra, đánh giá tập trung vào mức độ phát triển thể chất, chỉ số về cân nặng, chiều cao. ỘĐánh giá sự phát triển của trẻ là q trình thu thập thơng tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tắch, đối chiếu với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non, nhận định mức độ phát triển của trẻ, nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợpỢ [13, tr 76]. Kết quả kiểm tra, đánh giá hằng ngày, đánh giá theo giai đoạn phải được lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của giáo viên và trẻ để thấy được quá trình phát triển. Các điều kiện phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ cũng phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo nó ln đáp ứng u cầu và phát huy tác dụng tốt trong quá trình giáo dục thể chất.

Khi thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá phải lựa chọn được phương pháp hoặc hệ thống phương pháp phù hợp: sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây: phương pháp quan sát, phương pháp trị chuyện - giao tiếp, phương pháp sử dụng tình huống hoặc bài tập, trắc nghiệm, phương pháp phân tắch sản phẩm đạt được, phương

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 56 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)