Nguyên tắc đảm bảo tắnh hiệu quả

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 56 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 72)

8. Cấu trúc của đề tài

3.1. Các nguyên tắc chung đề xuất biện pháp

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tắnh hiệu quả

Hiệu quả là mức độ phù hợp giữa kết quả thực hiện so với kết quả dự kiến khi lập kế hoạch để thực hiện một công việc, một nhiệm vụ nào đó. Hiệu quả quản lý giáo dục là sự phù hợp giữa kết quả quản lý giáo dục thực tế với các mục tiêu cần đạt được trong quá trình quản lý giáo dục đã được đề ra trong kế hoạch quản lý của người cán bộ quản lý. Kết quả thực tế của hoạt động quản lý giáo dục thường có mối quan hệ hữa cơ chặt chẽ với năng lực, trình độ, thái độ của người quản lý, các điều kiện thực hiện và sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý giáo dục. Không những vậy, ở một mức độ nhất định chúng cịn có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Nghĩa là: năng lực, trình độ, thái độ của người quản lý, các điều kiện thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý giáo dục có thể trở thành kết quả thực tế của hoạt động quản lý giáo dục và ngược lại.

Trong q trình quản lý giao dục nói chung, quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nói riêng thì hiệu quả là thước đo chắnh và quan trọng nhất để đánh giá năng lực và kết quả làm việc của người cán bộ quản lý giáo dục. Nguyên tắc đảm bảo tắnh hiệu quả giúp cho các biện pháp được đề xuất nếu được thực hiện trong điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, thời gian nhất định hồn tồn có thể tạo ra kết quả quản lý thực tế đảm bảo chất lượng so với kết quả quản lý đã đặt ra trong kế hoạch.

Nguyên tắc đảm bảo tắnh hiệu quả của các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở chỗ, các biện pháp: nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi; bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi; xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một cách tắch cực; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi phải được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở lý thuyết vững chắc về công tác quản lý giáo dục thể chất và thực tiễn giáo dục và quản lý giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn.

Tắnh hiệu quả của các biện pháp cũng phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý, trình độ chun mơn, nghiệp vụ và sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện, đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực của các cấp lãnh đạo. Với những điều kiện và yêu cầu như trên, chắc chắn các biện pháp được đề xuất sẽ phát huy tối đa tắnh hiệu quả của nó khi được áp dụng vào thực tiễn quản lý giáo dục thể chất tại các trường mẫu giáo trên địa bàn thị xã Điện Bàn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 56 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)