Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH (Trang 42)

7. Cấu trúc của đề tài

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Tác động của chất lượng đội ngũ giáo viên

Trong đội ngũ các nhà giáo khơng ít các thầy cơ chỉ chú ý đến “dạy chữ” và chƣa quan tâm đến việc “dạy ngƣời”. Điều này đƣợc thể hiện trong các bài giảng cịn thiếu tính thực tiễn, cứng nhắc trong việc xử lý tình huống sƣ phạm, thiếu sự quan tâm uốn nắn hành vi của học sinh, ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của nhà trƣờng mà nhất là hoạt động giáo dục đạo đức, nếp sống cho học sinh. Vì thế, các nhà quản lí giáo dục nói chung, ban giám hiệu nhà trƣờng nói riêng cần phải có kế hoạch, chƣơng trình và các yêu cầu trong cơng tác giáo dục tƣ tƣởng, nâng cao trình độ nhận thức của giáo viên về nghề nghiệp, nhất là về giáo dục đạo đức cho học sinh.

Việc “dạy chữ, dạy ngƣời” là những yêu cầu cần phải đƣợc thực hiện liên tục và xuyên suốt, mọi nơi, mọi lúc trong tƣ tƣởng của mỗi ngƣời thầy. Chỉ khi nào đội ngũ giáo viên nhận thấy rõ vai trị, trách nhiệm của mình đối với việc dạy học và giáo dục học sinh thì cơng tác giáo dục đạo đức mới đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

- Tác động của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Nhận thức của các lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những điều kiện quan trọng chi phối hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhận thức của các lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh đƣợc đánh giá bởi các vấn đề sau:

- Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Hiểu thế nào là đạo đức? Ý nghĩa, vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, nhất là trƣớc sự phát triển và hội nhập của đất nƣớc.

- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban giám hiệu, Đội TNTP HCM, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ mơn.

- Vai trị, trách nhiệm của gia đình, của các tổ chức xã hội và mối quan hệ giữa nhà trƣờng - gia đình - các tổ chức xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tuy nhiên, việc nhận thức của các lực lƣợng tham gia quản lí và giáo dục đạo đức cho học sinh khơng đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lƣợng trong các hoạt động giáo dục sẽ khác nhau.

- Mơi trường văn hóa nhà trường

Đối với đội ngũ giáo viên nhà trƣờng, văn hóa nhà trƣờng thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thƣơng yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cơ giáo là ngƣời trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và hơn ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới nhân cách học trị. Vì vậy, rất cần những thầy cơ giáo ngồi kiến thức chun mơn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.

Đối với học sinh, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trị điều chỉnh hành vi. Khi đƣợc giáo dục trong một mơi trƣờng văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trị khơng những hình thành đƣợc những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hƣớng thiện và sống có lí tƣởng. Đồng thời, văn hóa nhà trƣờng cịn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con ngƣời có văn hóa thì trong con ngƣời đó ln hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thƣơng yêu con ngƣời, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chƣa từng trải nhƣng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hịa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hồn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng ngƣời và cuộc sống xung quanh.

- Các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính

Song song với việc tạo dựng mơi trƣờng sƣ phạm thân thiện, nhà trƣờng cịn cần đến cơ sở vật chất đầy đủ, cảnh quan nhà trƣờng “xanh - sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục, rèn luyện phát triển nhân cách học sinh. Cơ sở vật

chất và các thiết bị trƣờng học là điều kiện, là phƣơng tiện thiết yếu để tổ chức q trình giáo dục. Nhà trƣờng có đủ diện tích mặt bằng theo quy định, có quang cảnh mơi trƣờng sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng qui cách, có trang thiết bị kĩ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả các môn học, thƣ viện đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, có sân chơi, bãi tập, vƣờn trƣờng... đó là một trƣờng học có đầy đủ cơ sở vật chất. Cùng với các hoạt động giáo dục khác, giáo dục đạo đức cho học sinh phải có đủ điều kiện tổ chức và phƣơng tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Thiết bị tối thiểu để tổ chức các hoạt động là: âm li, loa đài, đầu video, đàn, dụng cụ thể thao và kinh phí hoạt động. Nhà trƣờng cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể giáo viên và học sinh hồn thành các nhiệm vụ của mình với chất lƣợng cao

- Ngoài ra những yếu tố về đặc điểm nhân khẩu của học sinh cũng ảnh hƣởng đến hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Ở lứa tuổi học sinh, các em đã có sự trƣởng thành nhất định về nhân cách, do vậy tự tu dƣỡng đạo đức đóng vai trị hết sức quan trọng. Học sinh không chỉ là đối tƣợng giáo dục mà cịn là chủ thể tự giáo dục. Do đó, hoạt động giáo dục của các nhà giáo dục chỉ có thể đạt đƣợc hiệu quả mong muốn nếu nhƣ hoạt động này có tính kích thích và thống nhất đƣợc với hoạt động tự giáo dục của học sinh. Mặt khác, hoạt động tự giáo dục sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao, nếu học sinh đƣợc sự định hƣớng và hỗ trợ tích cực của các nhà giáo dục thơng qua hoạt động giáo dục. Các nhà giáo dục cần giúp học sinh nắm vững mục đích, yêu cầu, phƣơng pháp tự tu dƣỡng, làm cho học sinh nhận thức đƣợc rằng, tự tu dƣỡng diễn ra trong hoạt động thực tiễn mới có kết quả. Các biện pháp GDĐĐ chỉ thực sự có hiệu quả khi chúng trở thành các hoạt động tự trải nghiệm. Khi học sinh tích cực tham gia các hoạt động thì họ sẽ có cơ hội để thể nghiệm năng lực của mình, có điều kiện rèn luyện năng lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Tác động của các yếu tố về chủ trương chính sách, cơ chế quản lí của nhà nước với giáo dục Chủ trƣơng, chính sách và cơ chế quản lí của nhà nƣớc là yếu tố khách

quan có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động giáo dục ở trƣờng. Sự phát triển của các nhà trƣờng luôn gắn liền và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống văn bản pháp qui về giáo dục bao gồm các thông tƣ về việc tổ chức và hoạt động của nhà trƣờng, các qui chế quản lí hoạt động, quản lí đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, qui chế về giáo dục đạo đức và các thông tƣ hƣớng dẫn về một số vấn đề về tài chính, sử dụng tài chính.

Tất cả các văn bản quy chế, thơng tƣ này đều mang tính pháp lí để các trƣờng tổ chức và thực hiện. Các văn bản pháp lí của Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có tác động, ảnh hƣởng rất nhiều đến quá trình giáo dục đạo đức. Thiếu các văn bản đó hoặc hiểu chƣa đúng sẽ dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng đi khơng đúng hƣớng.

- Tác động của các yếu tố kinh tế - x hội

Điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phƣơng; sự ủng hộ và mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa phƣơng với các nhà trƣờng; trình độ dân trí của cộng đồng dân cƣ là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động của các nhà trƣờng trong đó có giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt, bối cảnh kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế hiện nay có tác động rất lớn đến thay đổi quan niệm giá trị và hành vi đạo đức của học sinh.

Đặc trƣng của giai đoạn hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thơng tin vào các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Điều này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quản lí giáo dục đạo đức vì internet đang tác động đến nhận thức, lối sống và hành vi đạo đức của học sinh cả về mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực. Công nghệ thông tin cũng tạo thuận lợi quản lí các chƣơng trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa, đem lại các tác động trực tiếp cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nhờ vậy việc quản lí giáo dục đạo đức sẽ có chất lƣợng và hiệu quả hơn.

- Tác động của mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục

Mục tiêu giáo dục là yếu tố đầu tiên có tính định hƣớng cho cơng tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Nếu không bám sát mục tiêu giáo dục ở các bậc và không xác định đƣợc yêu cầu của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì các hoạt động GDĐĐ cho học sinh sẽ khơng đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.

Yêu cầu về nội dung và phƣơng pháp giáo dục cho học sinh nói chung đƣợc đặt ra nhƣ sau:

Về nội dung giáo dục: Bảo đảm tính phổ thơng, cơ bản, tồn diện, hƣớng nghiệp, có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, đáp ứng mục tiêu ở mỗi cấp học.

Về phƣơng pháp giáo dục: Giáo dục cho học sinh phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Tiểu kết Chƣơng 1

Có thể nói cơng tác GDĐĐ cho HS có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu của luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của công tác GDĐĐ cho HS, đồng thời xác định rõ các vấn đề cơ bản trong quản lý công tác này, đó là: xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, các điều kiện quản lý cũng nhƣ những yêu cầu đối với việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS trong các trƣờng học. GDĐĐ là một bộ phận quan trọng trong nội dung giáo dục tồn diện cho HS trong nhà trƣờng, đây chính là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực, tiềm năng vững chắc cho các mặt GD khác. Quản lý hoạt động GDĐĐ phải

đƣợc nhà quản lý quan tâm chỉ đạo, xây dựng phƣơng pháp, hình thức và các điều kiện, đồng thời lựa chọn những nội dung giáo dục phù hợp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã định. Quá trình GDĐĐ cần đƣợc đƣa vào nề nếp, tiến hành một cách thƣờng xuyên, với nhiều con đƣờng, hình thức, biện pháp khác nhau, nhƣng phải đáp ứng đƣợc mục tiêu chung, phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi HS và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phƣơng, đơn vị.

Muốn nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS thì phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lý luận và thực tiễn. Để đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS các trƣờng THCSThị xã Trảng Bàng, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý công tác này hiện nay trong các nhà trƣờng. Kết quả khảo sát sẽ đƣợc trình bày ở Chƣơng 2 tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS THỊ XÃ TRẢNG BÀNG TỈNH

TÂY NINH 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trƣờng THCS Thị Xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trƣờng.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các Trƣờng THCS Thị Xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các Trƣờng THCS Thị Xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.

- Khảo sát các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các Trƣờng THCS Thị Xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến của cán bộ, giáo viên, học sinh và các bên liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các Trƣờng THCS thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh về thực trạng đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Phƣơng pháp này xây dựng bảng câu hỏi giành cho cán bộ quản lý và giáo viên ở các trƣờng trên địa bàn Thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh nhằm phát hiện thực tế việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Phiếu đƣợc phát cho từng cá thể, thực hiện thu thập thông tin thông qua phiếu điều tra. Hƣớng dẫn tỉ mỉ và đẩy đủ yêu cầu của bảng hỏi cho đối tƣợng đƣợc điều tra. Thu thập và tổng hợp các số liệu, sau đó xử lý các kết quả.

- Phỏng vấn cán bộ, giáo viên, học sinh và các bên liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các Trƣờng THCS Thị Xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh về khảo sát và làm rõ thêm những nội dung liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Dùng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý số liệu đã thu thập đƣợc từ các phƣơng pháp khác nhau để cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy. Thống kê tất cả các số liệu từ bảng biểu, phiếu điều tra, sao đó tổng hợp rồi sử dụng tốn định lƣợng, tính trung bình của số liệu, so sánh với chuẩn đặt ra rồi kết luận.

- Quan sát hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các Trƣờng THCS Thị Xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh nhằm để theo dõi và thu thập những số liệu đặc trƣng về các hoạt động đƣợc tiến hành để quản lý giao dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng THCS và làm rõ hiệu quả của nó. Qua quan sát cách thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức trong thực tế, từ đó kiểm tra lại các biện pháp đó có cần thiết để áp dụng hay khơng.

- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến khâu chuẩn bị bài dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục: giáo án các hoạt động giáo dục, giáo án giờ sinh hoạt lớp, phiếu đăng ký sử dụng thiết bị dạy học, hồ sơ chủ nhiệm lớp, biên bản họp lớp, trƣờng,… khâu đánh giá kết quả giáo dục để làm rõ việc giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh tai các trƣờng THCS thị xã Trảng Bảng tỉnh Tây Ninh. Cụ thể, các hồ sơ sau đây đƣợc xem xét:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)