Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH (Trang 92 - 94)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các Trƣờng

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để GDĐĐ HS một cách hiệu quả, nhà trƣờng phải thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp trên. Trong đó, biện pháp nâng cao năng lực

nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên học sinh có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác. Nhận thức định hƣớng cho hành động. Nhận thức đúng là một trong những điều kiện cơ bản để có hành động đúng. Nhận thức đúng bao hàm cả tƣ tƣởng đúng. Nhận thức, ý thức, định hƣớng, soi sáng cho hành động, nhận thức sâu sắc, ý thức cao sẽ giúp nâng cao trách nhiệm và hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt. Trong QL GDĐĐ HS, nhận thức phải đƣợc nâng cao ở cả hai lực lƣợng là CB-GV-CNV-HS, hai lực lƣợng này tƣơng tác với nhau và quyết định mọi sự thành bại. Thầy nhận thức tốt là điều kiện để giáo dục tốt, trò nhận thức tốt là điều kiện để đƣợc giáo dục và tự giáo dục tốt.

Mỗi biện pháp đều có những ƣu thế riêng nhƣng cũng có nhƣợc điểm riêng, vì biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động và khơng có biện pháp nào là vạn năng. Biện pháp quản lý chỉ phát huy đƣợc tác dụng khi mà đƣợc chuẩn bị một cách chu đáo từ mục tiêu, nội dung cho đến cách thức thực hiện, đồng thời phải đƣợc đặt trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và phải đƣợc mọi ngƣời đồng tình và hƣởng ứng tích cực. Các biện pháp quản lý tuy tồn tại độc lập tƣơng đối, nhƣng chúng có tác động tƣơng hỗ lẫn nhau. Các biện pháp này làm điều kiện tiền đề cho các biện pháp khác và ngƣợc lại.

Các biện pháp đã đƣợc giới thiệu ở đề tài, khơng có biện pháp nào là vạn năng, khơng có biện pháp nào mang ý nghĩa chính và biện pháp nào mang ý nghĩa phụ. Tất cả đƣợc đặt trong mối tƣơng quan hỗ trợ biện chứng cho nhau, các biện pháp vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau, có quan hệ mật thiết trong quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Trong đó, biện pháp nâng cao nhận thức về hoạt động GDĐĐ cho học sinh đối với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài trƣờng đƣợc đánh giá là biện pháp mở đầu và tất yếu phải có. Bởi vì, chỉ có nhận thức đúng mới có thể hành động đúng và khi đã có hành động đúng thì ý thức, nhận thức đƣợc củng cố. Vì vậy, trong hoạt động GDĐĐ cho học sinh cần quan tâm đến tất cả các biện pháp và chú ý triển khai thực hiện một cách đồng bộ, phù hợp; Cần phải tùy theo cơng việc, con ngƣời, hồn cảnh, điều kiện, thời gian cụ thể lựa chọn các biện pháp. Đặc biệt, khi giáo dục cho HS cá biệt về đạo đức, biện pháp áp dụng cần phải mềm dẻo, linh hoạt cho từng đối tƣợng, có nhƣ thế kết quả giáo dục mới đƣợc nâng cao. Ngoài ra,biện pháp “phối hợp các lực lƣợng trong công tác GDĐĐ cho học sinh” mang tính tồn diện bởi vì đích đích của biện pháp là xã hội hóa giáo dục, huy động sức mạnh tổng hợp cho giáo dục.

Trong tất cả các biện pháp trên, để có đƣợc hiệu quả cao trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh, thì vai trị của ngƣời quản lý cực kỳ quan trọng. Do đó, ngƣời cán bộ quản lý thực sự là ngƣời dẫn đầu, ngoài những hành vi đạo đức, tác phong chuẩn mực ra, trong hoạt động GDĐĐ còn đòi hỏi ngƣời cán bộ quản lý thật sự là một ngƣời có năng lực, từ đó mới có khả năng tập hợp, triển khai các biện pháp một cách

thống nhất và đồng bộ, nhằm đƣa chất lƣợng hoạt động GDĐĐ cho học sinh ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)