Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm của CNSX chính Tổng tiền lương của công nhân sản xuất chính kế hoạch năm

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè kim anh (Trang 93 - 97)

Tổng tiền lương của công nhân sản xuất chính kế hoạch năm + Khi thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX chính theo kế hoạch từng kỳ kế toán ghi:

Nợ TK 622 Có TK 335

+ Khi thực tế phải trả tiền lương cho CNSX chính nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK 335

Có TK 334

+ Cuối niên độ kế toán : nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước theo kế hoạch thì kế toán trích bổ sung ( số tiền trích bổ sung = số chênh lệch giữa số thực tế lớn hơn số kế hoạch ) theo định khoản :

Nợ TK 622 Có TK 335

Trong trường hợp số thực tế phát sinh nhỏ hơn số kế hoạch thì kế toán ghi tăng khoản thu nhập khác ( số tiền bằng chênh lệch giữa thực tế nhỏ hơn số kế hoạch ):

Nợ TK 335 Có TK 711 Trong tháng 12/2012:

Tổng tiền lương nghỉ phép kế hoạch năm của CNSX chính là : 42.836.000 . Tổng d

tiền lương chính kế hoạch năm của CNSX chính là 1.680.050.000 đồng . Mức trích trước tiền lương của CNSX chính là :

134.628.183 x 2,16 % = 2.909.465 đồng

Khi đó bảng phân bổ tiền lương và BHXH của công ty có thêm cột TK 335-Chi phí phải trả .Như vậy nếu trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX chính thì tổng chi phí tiền lương tháng 12/2012 sẽ tăng lên 2.909.465 . Nghĩa là số tiền lương nghỉ phép

năm của CNSX chính được phân bổ cho sản phẩm chè tháng 12/2012 là 2.909.465 . Điều này sẽ góp phần làm bình ổn giá thành giữa các kỳ .

-Về chi phí sản xuất chung :

+ Về khấu hao TSCĐ : Tôi thấy đặc điểm sản xuất và thực tế tại công ty thì máy

móc thiết bị của công ty được sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm , cuối tháng xác định được tổng khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của máy và thực tế sản xuất , công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không thấp hơn 50 % công suất thiết kế . Từ đó tôi thấy công ty rất phù hợp khi trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm . Nội dung của phương pháp này như sau :

Căn cứ hồ sơ kinh tế kỹ thuật của TSCĐ , công ty sẽ xác định sản lượng theo công suất thiết kế .

Căn cứ tình hình thực tế sản xuất , công ty xác định khối lượng sản phẩm thực tế hàng tháng .

Xác định mức trích khấu hao trong tháng theo công thức : Trong đó :

Ví dụ :

Một chiếc máy sử dụng trong giai đoạn sàng rung có nguyên giá 662.000.000 đồng. Công suất thiết kế của máy này là 52 kg/h . Sản lượng theo công suất thiết kế của máy là 4.600.000 kg . Do đó :

Mức trích KH 1 kg = 662.000.000 : 4.600.000 = 143.48 đ/kg Mức trích KH của máy trong tháng là :

34.250 x 143.48 = 4.914.190 đồng.

Như vậy so với cách tính khấu hao theo phương pháp bình quân thì trong tháng 12/2012 là 5.500.000 đồng cao hơn so với phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm nhưng nó phản ánh một cách chính xác hơn chi phí thực tế phát sinh trong tháng , từ đó xác định giá thành sẽ chính xác hơn.

Tính toán tương tự với các máy móc thiết bị khác trong công ty . Ta có tổng chi phí khấu hao tính vào chi phí sản xuất chung trong tháng 12/2012 là 63.276.359 đồng nhỏ hơn so với 71.426.909 ( nếu theo phương pháp khấu hao bình quân ).

Việc tính khấu hao theo khối lượng sản lượng là phù hợp với đặc điểm sản xuất chè . Khi đó chi phí khấu hao bỏ ra trên 1 đơn vị sản lượng là như nhau giúp cho giá thành giữa các tháng ổn định hơn.

+ Về khoản chi phí hoạt động dưới công suất :

Ví dụ chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng là 126.472.633 đồng , trong đó :

Chi phí sản xuất chung cố định là : 86.565.488 đồng Chi phí sản xuất chung biến đổi là : 39.907.145 đồng

Vì trong tháng 12/2012 máy móc thiết bị chỉ đạt 80% công suất bình thường nên chi phí sản xuất chung cố định sẽ được phân bổ vào chi phí chế biến như sau :

• Chi phí sản xuất chung được phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ là : 80 % x 86.565.488 + 39.907.145 = 109.159.535 đồng

Định khoản kế toán như sau :

Nợ TK 627 109.159.535 Có TK 154 109.159.535

• Chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ :

20 % x 86.565.488 = 17.313.098 đồng Nợ TK 627 17.313.098 Có TK 632 17.313.098

+Về việc phân bổ giá trị công dụng dụng cụ .

Cụ thể là việc phân bổ 50 % giá trị công dụng dụng cụ có giá trị sử dụng trong nhiều kỳ .

Trong tháng 12/2012 toàn bộ giá trị công cụ dụng xuất dùng kế toán hạch toán hết vào chi phí sản xuất trong tháng này . Cụ thể là kế toán đã ghi sổ theo bút toán .

Nợ TK 627 (3) 15.508.373 Có TK 153 (1) 15.508.373

Trong số công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng 12/2012 có phụ tùng máy Ima sản xuất chè túi lọc ( thành tiên 4.600.000 đồng ) là công cụ dụng cụ xuất ở tháng này nhưng có thể sử dụng cho cả tháng sau . Nên việc hạch toán hết giá trị của công cụ dụng cụ này vào trong chi phí sản xuất của tháng 12/2012 là chưa hợp lý . Nó làm chi phí sản

xuất trong tháng tăng lên ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm . Để khắc phục , công ty nên phân bổ giá trị công cụ dụng cụ tính vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Vì vậy , với những công cụ dụng cụ có giá trị không lớn nhưng thời gian sử dụng tương đối dài ( có thể sử dụng cho nhiều kỳ kế toán ) thì công ty nên phân bổ 50 % giá trị công cụ dụng sản xuất . Cụ thể khi xuất dùng công cụ dụng cụ kế toán ghi .

Đồng thời kế toán ghi sổ : Phân bổ lần 1 vào chi phí sản xuất trong kỳ :

Phần giá trị công cụ dụng xuất còn lại , khi bộ phận sử dụng công cụ dụng cụ báo hỏng hoặc mất kế toán phân bổ nốt theo giá trị phân bổ lần 2 là :

Nợ TK 152,1388 Phế liệu thu hồi ( nếu có ) Nợ TK 627 Giá trị phân bổ lần 2

Có TK 142 50 % giá trị công cụ dụng

Cụ thể với số liệu tháng 12/2012 kế toán sử dụng phương pháp phân bổ 50 % giá trị công cụ dụng cụ khi xuất máy là như sau :

• Khi xuất dùng kế toán ghi :

Nợ TK 142 4.600.000

Có TK 153 4.600.000

Đồng thời tính giá trị phân bổ lần 1 = 50% x 4.600.000 = 2.300.000 đồng

Kế toán hạch toán số phân bổ lần 1 vào chi phí sản xuất trong tháng theo bút toán: Nợ TK 6273 2.3.000

Có TK 142 2.300.000

• Khi bộ phận sử dụng công cụ dụng cụ báo hỏng ( phân xưởng sản xuất ) hay mất kế toán phân bổ phần giá trị còn lại của công cụ dụng cụ lần 2 như trên.

Như vậy giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng tính vào chi phí sản xuất tháng 12/2012 là : Loại phân bổ 100 % : 15.508.373 – 4.600.000 = 10.908.373 Loại phân bổ 50 % : 50 % x 4.600.000 = 2.300.000

Nếu phân bổ 50 % giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng như trên thì chi phí công cụ dụng cụ tính vào chi phí sản xuất của công ty đã giảm đi chỉ là : 13.208.373 đồng , phản ánh chính xác hơn số chi phí tính vào tháng 12/2012 .

+ Về khoản thiệt hại trong sản xuất . Mặc dù các khoản thiệt hại trong sản xuất

không cao nhưng để đảm bảo chỉ tiêu giá thành được chính xác công ty nên theo dõi thêm khoản mục “ Thiệt hại do sản xuất ’’ . Các khoản thiệt hại trong sản xuất như sản phẩm hỏng , sản phẩm chưa đúng tiêu chuẩn ….

Các khoản này cần được theo dõi riêng , không tính vào giá thành vì như vậy sẽ phản ánh giá thành không trung thực . Trên thực tế , Công ty Cổ phần Chè Kim Anh cho rằng các khoản chi phí sản xuất sản phẩm hỏng là nhỏ nên không hạch toán riêng nhưng về nguyên tắc không để sản phẩm tốt gánh chịu chi phí cho sản phẩm hỏng .

Phương pháp hạch toán khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng , sản phẩm chưa đúng tiêu chuẩn như sau :

3.2.2.Hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Kim Anh .

Xuất phát từ việc phân tích quy trình công nghệ , đặc điểm sản xuất của Công ty , Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số . Nội dung của phương pháp này như sau :

-Căn cứ đặc điểm và các định mức kinh tế kỹ thuật để xây dựng hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm .

- Căn cứ sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè kim anh (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w