Có nhiều phương pháp tính giá thành, tùy thuộc vào điều kiện tổ chức, yêu cầu quản lý và quy trình sản xuất mà doanh nghiệp có thể áp dụng, một trong các phương pháp tính giá thành sau:
- Phương pháp tính giá thành đơn giản - Phương pháp tính giá thành phân bước
- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng - Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí - Phương pháp tính giá thành theo hệ số - Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
- Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức Sau đây tôi xin trình bày một số phương pháp tính giá thành: • Phương pháp tính giá thành giản đơn
Theo phương pháp tính giá thành giản đơn, việc tính giá thành căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí, sản phẩm làm dở cuối kỳ và đầu kỳ. Kế toán căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm dở cuối kỳ sẽ xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Sau đó tính giá thành sản phẩm theo công thức:
Z = CPddk + CPps – CPdck
z = Z/Qht
Trong đó:
Z: tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ z: giá thành đơn vị sản phẩm
CPdck: chi phí sản xuất sản phẩm làm dở cuối kỳ CPps: chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Qht: sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ • Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ,lao vụ theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là đơn đặt hàng hoặc theo từng loại sản phẩm, loạt sản phẩm nhất định. Đối tượng tính giá thành là những đơn đăt hàng hoàn thành.
Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng.
Trong phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng được mở “phiếu chi phí công việc” (hay “phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng”). Phiếu này được lập cho từng đơn đặt hàng khi lệnh sản xuất đã được ban hành. Tất cả các phiếu tính giá thành công việc được cập nhật và lưu trữ đầy đủ khi đang tiến hành sản xuất, chúng có tác dung như những báo cáo chi phí sản xuất dở dang cho từng đơn đặt hàng. Khi sản xuất hoàn thành kế toán chỉ việc tổng cộng toàn bộ chi phí trên từng phiếu là xác định được giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành.
Kế toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng có một số đặc điểm như sau:
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp: các chi phí này thường liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hơp chi phí nên sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng. Nếu 1 phân xưởng sản xuất tiến hành sản xuất nhiều đơn đặt hàng thì các chi phí sản xuất trước tiên được tập hợp theo từng phân xưởng, trong từng phân xưởng lại được chi tiết theo từng đơn đặt hàng.
+ Đối với chi phí sản xuất chung: thông thường 1 phân xưởng tiến hành sản xuất nhiều đơn đặt hàng, do đó trước tiên cần tập hợp chi phí sản xuất chung theo phân xưởng, sau đó tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng theo những tiêu chuẩn thích hợp. Trong trường hợp mỗi phân xưởng chỉ sản xuất 1 đơn đăt hàng thì chi phí sản xuất chung được tập hợp theo phân xưởng cũng chính là chi phí sản xuất chung của đơn đặt hàng.
Phương pháp tính giá thành theo hệ số được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuât với cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.
Theo phương pháp này để tình được giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm chuẩn,từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phâm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm chuẩn và giá thành từng loại sản phẩm.
Trình tự tính giá thành qua các bước sau:
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình công nghệ, quy đổi số lượng sản phẩm hoàn thành(qi) với các hệ số quy đổi tương ứng(Hi) về số lượng sản phẩm chuẩn (Qc)
Qc=∑qiHi
Bước 2:tính tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm Z=Ddk +Cps-Dck
Trong đó:
Ddk: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Dck: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Cps:chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Bước 3: tính giá thành từng loại sản phẩm(trang 34)
Giá thành đơn vị SP chuẩn (Zc) =
Tổng giá thành sản xuất của các loại SP
Tổng số sản phẩm chuẩn (Qc)
Giá thành đơn vị SP i = Giá thành đơn vị SP chuẩn (Z