Bài học kinh nghiệm để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè kim anh (Trang 55 - 58)

c) x Hệ số quy đổi SP i Zi = Zc.H

1.5.3. Bài học kinh nghiệm để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho Việt Nam.

sản phẩm cho Việt Nam.

Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí của Mỹ, Pháp và Nhật chũng ta thấy tính linh hoạt, kịp thời trong hệ thống kế toán quản trị chi phí của Mỹ (xây dựng hệ thống chi phí tiêu chuẩn để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế trong hoạt động SXKD); tính chính xác chặt chẽ trong hệ thống kế toán quản trị chi phí Pháp liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định, kiểm soát tài chính (được tổ chức một cách chi tiết, tỉ mỉ và biệt lập vào các TK loại 9 – nhóm TK phản chiếu) còn đối chiếu với hệ thống kế toán quản trị chi phí của Nhật lại tập trung vào việc quản lý và cách giảm chi phí trong tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động SXKD để từ đó sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong quá trình tạo ra giá trị.

Ở Việt Nam, khái niệm về kế toán quản trị chi phí được hình thành và phát triển khoảng hơn 10 năm nay và được chính thức thừa nhận trong Luật Kế toán từ 17/6/2013 và được cụ thể hoá thông qua hướng dẫn thực hiện Kế toán quản trị cho các doanh nghiệp trong Thông tư 53/TT-BTC, ngày 12/06/2006. Có thể nói các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu như chưa áp dụng kế toán quản trị chi phí theo đúng bản chất, nội dung trong việc thiết lập thông tin để thực hiện các chức năng của nhà quản lý. Hầu hết các doanh nghiệp còn nhầm lẫn kế toán quản trị chi phí với kế toán chi phí. Mặc dù đều nhằm mục đích thông tin cho các nhà quản trị nhưng có sự khác nhau về mục đích và phạm vi giữa hai loại kế toán này. Mục đích của kế toán chi phí là xác định giá thành, trong khi đó kế toán quản trị chi phí lại căn cứ vào giá thành để có quyết định sản xuất hay không. Kế toán quản trị chi phí ở nước ta hiện nay, nhìn chung chưa được quan tâm đầy đủ tương xứng với vị trí và vai trò của nó trong quản trị doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nếu chỉ bằng kinh nghiệm mang tính định tính của mình thì các nhà quản trị khó có thể kiểm soát và đánh giá được chính xác các hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Để góp phần tăng tính cạnh

tranh của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghĩ đến chiến lược phát triển lâu dài, cần phải có một hệ thống để kiểm soát tốt chi phí trong các doanh nghiệp, đó chính là hệ thống kế toán quản trị chi phí để từ đó năng cao hiệu quả quản trị kinh doanh.

Kinh nghiệm về kế toán quản trị chi phí của một số nước trên thế giới cho chúng ta thấy kế toán quản trị chi phí có tính thông lệ và phổ biến cho hoạt động nội bộ doanh nghiệp, hình thành và phát triển theo yêu cầu quản lý tuỳ thuộc vào đặc thù hoạt động và cách tiếp cận của mỗi doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể chọn lọc, thừa kế và rút ra một vài bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho doanh nghiệp ở Việt Nam như sau:

- Thứ nhất, kế toán là một vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay, yêu cầu khi xây dựng

hệ thống kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng phải tính đến yếu tố hội nhập. Mặt khác, một hệ thống kế toán thường gắn liền với một hệ thống kinh tế nhất định và chịu sự chi phối của thể chế kinh tế của từng quốc gia. Vì vậy, khi hoàn thiện vừa phải đảm bảo tính hội nhập, vừa phải phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế nước nhà.

- Thứ hai, xây dựng mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí nên tổ chức theo một

mô hình kết hợp kế toán quản trị với kế toán tài chính trong cùng bộ máy kế toán (giống mô hình kế toán quản trị của Mỹ). Theo mô hình này, các cán bộ kế toán cần được phân công công việc cụ thể. Từ đó, các doanh nghiệp có thế tiết kiệm chi phí và tránh gây xáo trộn cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp, từ đó tiết kiệm được thời gian trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm soát của Nhà nước. Đồng thời, khi xây dựng mô hình kế toán quản trị cần kế thừa và phát huy tính linh hoạt, kịp thời trong hệ thống kế toán quản trị của Mỹ; tính chính xác chặt chẽ trong hệ thống kế toán quản trị chi phí Pháp ( xây dựng các trung tâm trách nhiệm) và từng bước cắt giảm chi phí để không ngừng cải thiện hệ thống ngày càng tốt đẹp hơn trong hệ thống kế toán quản trị Nhật.

- Thứ ba, đặt trọng tâm vào việc phân loại và quản trị chi phí đặc biệt là việc phân

loại chi theo mức độ hoạt động (biến phí, định phí) giống kế toán quản trị chi phí Mỹ, bởi vì việc phân loại chi phí không những làm tiền đề cho việc kế toán quản trị chi phí mà nó còn là cơ sở để làm tốt công tác quản lý, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, điểm hoà vốn, đây chính là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, lập dự toán chi phí SXKD,…

- Thứ tư, so với kế toán phân tích Pháp thì kế toán quản trị chi phí Mỹ đã chú trọng

đến công tác lập dự toán linh hoạt, xây dựng các mục tiêu cụ thể trong thời kỳ ngắn hạn; sử dụng nhiều phương pháp của các môn khoa học khác để lượng hoá thông tin kế toán, để phân tích, diễn giải và chọn lọc các dự án đầu tư, các phương án SXKD. Chính vì vậy, thông tin của kế toán quản trị chi phí Mỹ có tính thuyết phục và đáp ứng nhu cầu quản trị cao hơn.

- Thứ năm, kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp vận tải nên áp dụng mô

hình tập hợp chi phí tiêu chuẩn theo mô hình của Mỹ vì đây là mô hình khá phù hợp với đặc thù của hoạt động vận tải là phải xây dựng trước các định mức chi phí để góp phần vào việc kiểm soát chặt chẽ chi phí.

- Thứ sáu, kế toán quản trị chi phí quan tâm và sử dụng đến nguồn số liệu của kế

toán tài chính: chú trọng việc tổ chức thu nhập các thông tin quá khứ; phản ánh cụ thể chi tiết tình hình chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh của từng đối tượng quản trị.

- Thứ bảy, hệ thống các báo cáo của kế toán quản trị chi phí nên xây dựng theo Mỹ

vì hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí Mỹ được thiết lập nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị và thực hiện hai chức năng cơ bản là hoạch định và kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo kiểm soát được thiết lập để cung cấp thông tin cho nhà quản trị kiểm soát tình hình thực hiện dự toán chi phí và thu chi trong kỳ. Ngoài ra, hệ thống các báo cáo định hướng các báo cáo của Mỹ được xây dựng trên cơ sở phân loại chi phí trong mối quan hệ với các mức độ hoạt động nên cung cấp được thông tin hữu ích cho nhà quản trị khi họ thực hiện chức năng hoạch định.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè kim anh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w