Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Mỹ

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè kim anh (Trang 48 - 51)

c) x Hệ số quy đổi SP i Zi = Zc.H

1.5.1.Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Mỹ

Mỹ là một quốc gia có bề dày phát triển kế toán quản trị chi phí cả về mặt lý luận và thực tiến. Với hệ thống kế toán động được tổ chức trên mỗ hình kế toán hỗn hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán quản trị chi phí Mỹ chú trọng đến việc chi tiết hoá các tài khoản và sử dụng các phân loại chi phí thành biến phí và định phí để lập các báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý; thường áp dụng phương pháp xác định giá thành dịch vụ vận tải theo đơn đặt hàng hoặc theo quá trình sản xuất, phương pháp phân bổ chi

phí sản xuất chung theo mức độ hoạt động; việc kiểm soát chi phí thực hiện và giải thích các nguyên nhân chênh lệch giữa dự toán và chi phí thực hiện được phản ánh qua các nội dung: giá phí dự toán, giá phí thực tế, chênh lệch giá giữa khối lượng; dự toán chi phí và hoạt động sản xuất kinh doanh; chi phí tiêu chuẩn (chi phí định mức) và sự cân bằng các nguồn lực kinh tế; dự toán linh hoạt; phân tích các báo cáo bộ phận và áp dụng số dư đảm phí trong quá trình tính toán chi phí; chi phí thích hợp cho quyết định kinh doanh ngắn hạn và dài hạn; định giá sản phẩm dịch vụ; phân tích báo cáo tài chính. Với sự đề cao tính hữu ích của thông tin cho các quyết định quản lý nên kế toán quản trị chi phí thường gắn với những mô hình, kỹ thuật định lượng thông tin về chi phí. Sau đây, tác giả xin đề cập nội dung hệ thống chi phí tiêu chuẩn (chi phí định mức) trong việc định lượng và phân tích chi phí của kế toán quản trị chi phí Mỹ.

Hệ thống chi phí tiêu chuẩn sử dụng thông tin ước tính để tính toán chi phí của dịch vụ vận tải đã được thực hiện. Đó là số tiền mà doanh nghiệp muốn chi ra để thực hiện một loại hình vận tải (giá tiêu chuẩn), đó cũng là khối lượng nguyên liệu, hoặc số giờ lao động mà doanh nghiệp muốn sử dụng để thực hiện việc cung cấp một loại hình vận tải (lượng tiêu chuẩn). Tiêu chuẩn chính là các định mức hoặc trình độ dự kiến. Tất cả các yếu tố chi phí của một loại hình vận tải được định giá theo mức giá tính trước.

+ Các khoản mua nguyên liệu, sử dụng nguyên liệu, tiền lương, được hạch toán và xử lý trong hệ thống kế toán chi phí theo định mức tức là khi ghi vào bên Nợ, Có của các TK này luôn theo đơn giá định mức

+ Chi phí sản xuất chung (chi phí nhà máy) được hạch toán theo từng đơn đặt hàng hoặc quá trình sản xuất. Bên Nợ của TK này dùng để tập hợp tất cả các chi phí sản xuất chung bất biến và khả biến thực tế phát sinh trong kỳ, còn bên Có khi kết chuyển sang TK sản phẩm dở dang lại phản ánh theo dự toán (định mức)

+ Cuối kỳ phần chênh lệch chi phí giữa thực tế và định mức sẽ được phản ánh vào các TK chênh lệch chi phí để nộp cho ban quản trị, qua đó giúp họ đánh giá kết quả thực hiện theo các chiều hướng có lợi hay bất lợi.

Tiền, Nợ phải trả TK Nguyên vật liệu TK Sản phẩm dở dang

Khối lượng nhập Khối lượng nhập thực tế và đơn thực tế và đơn giá Giá thực tế định mức

Khối lượng Khối lượng xuất thực xuất định và đơn giá mức và đơn định mức giá định mức TK chênh lệch giá NVL

CL giá thực tế > định mức → tăng chi phí (bất lợi cho doanh nghiệp)

CL giá thực tế < định mức→giảm chi phí (có lợi cho doanh nghiệp) TK CL mức sử dụng NVL Mức tiêu hao thực tế > định mức→tăng chi phí (bất lợi cho doanh nghiệp) Mức tiêu hao thực tế < định mức→giảm chi phí (có lợi cho doanh nghiệp) TK lao động trực tiếp Số giớ công ĐM của khối lượng dịch vụ ĐM và đơn giá định mức

Số giờ công thực Số giờ công ĐM tế và đơn giá và đơn giá định định mức mức TK chênh lệch

lao động trực tiếp Số giờ công thực tế > định

mức→tăng chi phí (bất lợi cho doanh nghiệp) Số giờ công thực tế < định mức→giảm chi phí (có lợi cho doanh nghiệp) TK chi phí sản xuất chung

Tập hợp chi phí sản xuất chung khả biến bất biến thực tế phát sinh

Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chung thực tế chung được phân bổ được phân bổ theo định mức từng theo từng yếu tố yếu tốTK chênh lệch CPSXC

CPSXC thực tế > định mức→ tăng chi phí (bất lợi cho doanh nghiệp)

CPSXC thực tế < định mức→giảm chi phí (có lợi cho doanh nghiệp)

Sơ đồ 1: Hệ thống kế toán chi phí định mức trong kế toán Mỹ

Kế toán quản trị chi phí thường phân tổ chức ra thành các trung tâm trách nhiệm, tập hợp và phân tích tình hình thực hiện chi phí theo từng trung tâm trên cơ sở các TK phản chiếu: TK 920 "Trung tâm hành chính quản trị", TK 925 "Trung tâm tiếp liệu",… các chi phí trực tiếp được đưa thẳng vào các giá phí. Các chi phí gián tiếp được đưa vào các trung tâm sau đó mới phân bổ vào các giá phí. Sử dụng nhóm 93 để xác định các loại giá phí như giá phí tiếp liệu (TK931), giá phí sản xuất (TK 934), giá phí phân phối (TK 935); sử dụng nhóm TK 95 (TK 951-959) để phản ánh giá thành từng loại hình

Mục tiêu là tính được chi phí của từng trung tâm, giá thành của từng sản phẩm, thiết lập được việc thực hiện và giải thích được các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí dự toán và chi phí thực tế. Vì vậy kế toán quản trị chi phí thuộc kế toán phân tích và là một công cụ hỗ trợ đắc lực để các nhà quản lí doanh nghiệp kiểm soát một cách có hiệu quả toàn bộ chi phí của mình, đồng thời nó cũng là một công cụ xử lý các dữ kiện và các mục tiêu đã đề ra, cụ thể như sau:

- Thường tập trung vào việc nhận diện chi phí theo mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán phân tích để chia chi phí thành: chi phí phân bổ, chi phí không phân bổ và chi phí bổ sung

- Xác định chi phí của các trung tâm phân tích để tập hợp chi phí - Xác định các loại giá phí, giá thành

- Thiết lập các khoản dự toán chi phí và kết quả của từng trung tâm phân tích - Cung cấp các yếu tố cơ bản cho việc đưa ra các quyết định quản lý

- Điều phối và hoà giải giữa kế toán tổng quát và kế toán phân tích về chi phí thu thập và kết quả cuối cùng

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè kim anh (Trang 48 - 51)