Phân loại chi phí (Xem mục 1.1) 1.4.3 Lập dự toán chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè kim anh (Trang 37 - 41)

c) x Hệ số quy đổi SP i Zi = Zc.H

1.4.2Phân loại chi phí (Xem mục 1.1) 1.4.3 Lập dự toán chi phí sản xuất.

1.4.3. Lập dự toán chi phí sản xuất.

Dự toán là một kế hoạch toàn diện và phối hợp giữa các hoạt dộng các nguồn lực của một doanh nghiệp trong một thời hạn ở tương lai dưới dạng số lượng, là sự diễn đạt về mục tiêu quản lý và các yếu nguồn lực đẻ hướng đến một mục tiêu kế hoạch nào đó. Đồng thời, dự toán cũng là căn cư để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch trong sản xuất kinh doanh.

Căn cứ vào việc dự toán được lập cho một hay nhiêu mức độ hoạt động đẻ có các loại dự toán: dự toán tĩnh (cố định) và dự toán linh hoạt (biến động). Dự toán chi phí trong sản suất thường bao gồm: dự toán mua nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán tồn kho thành phẩm,…

Cách lập một số dự toán:

-Dự toán mua nguyên vật liệu trực tiếp:

Căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, dự toán tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp, định mức tiêu hao nguyên vật liêu trực tiếp tính cho 1 đơn vi sản phẩm, đơn giá mua nguyên vật liệu trực tiếp đẻ xác định chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp trong lỳ dự toán. Số lượng NVL TT cho sản xuất = Số lượng sản phẩm sản xuất x Định mức NVL TT để sản xuất 1 SP Số lượng NVL TT cần mua = Số lượng NVL TT cho sản xuất + Số lượng NVL TT dự kiến tồn cuối kỳ - Số lượng NVL TT tồn đầu kỳ Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Giá bán đơn vị

Chi phí mua NVL TT trong kỳ = Số lượng NVL TT cần mua x Định mức đơn giá mua NVL TT

- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: căn cứ vào dự toán sản xuất, định mức thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một sản phẩm, đơn giá lao động trực tiếp để dự tính chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất và số tiền chi trả lao động trực tiếp.

Số lượng thời gian LĐTT để sản xuất

= Số lượng sản phẩm sản xuất

x Định mức thời gian LĐTT để sản xuất 1 SP

Chi phí nhân công trực tiếp

= Số lượng thời gian LĐTT để sản xuất

x Định mức đơn giá LĐTT bình quân

- Dự toán chi phí sản xuất chung : căn cư vào dự toán nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung (biến phí và định phí) để dự tính chi phí sản xuất chung cho sản xuất.

Tổng biến phí sản xuất chung

= Số lượng thời gian LĐTT x Biến phí sản xuất chung đơn vị Tổng cộng chi phí sản xuất chung = Tổng biến phí sản xuất chung + Tổng định phí sản xuất chung Tổng cộng số tiền chi = Tổng cộng chi phí sản xuất chung

- Chi phí khấu hao TSCĐ

1.4.4. Phân tích chi phí phục vụ cho quản trị doanh nghiệp

1.4.4.1. Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng - Lợi nhuận

Nghiên cứu mỗi quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (phân tích mối quan hệ CVP) là một biện pháp hữu ích giúp các nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn các quyết định về sản lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ, lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, sử dụng có hiệu quả các nguộc lực hiện có…

Phân tích mối quan hệ này được thực hiện dựa trên cách phân loại chi phí thành biến phí và định phí. Tác dụng của việc phân loại này giúp các doanh nghiệp xác định được điểm hoà vốn, sản lượng hoà vốn …

Khi phân tích mối quan hệ này chúng ta có các khái niệm sau:

+ Lãi trên biến phí (Số dư đảm phí): là số tiền còn lại của doanh thu sản xuất sau khi đã trừ đi các chi phí biến đổi. Lãi trên biến phí được sử dụng để trang trải định phí, nếu lãi trên biến phí nhỏ hơn định phí thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Thông tin này rất quan trọng để quản lý xác định mức lợi nhuận thu được ở các mức độ hoạt động khác nhau vì sau điểm hoà vốn lợi nhuận thu được chính là lãi trên biến phí.

Lợi nhuận = Sản lượng đã được tiêu thụ - Sản lượng hòa vốn

x Lãi trên biến phí đơn vị

+ Tỷ suất lãi trên biến phí: là tỷ lệ phần trăm của lãi trên biến phí với doanh thu sản xuất. Trong điều kiện tỷ lệ biến phí không đổi, tỷ lệ lãi trên biến phí cho biết bất cứ 1 đồng doanh thu số tăng thêm thì lãi trên biến sẽ tăng thêm bao nhiêu đồng. Căn cứ vào tỷ suất lãi trên biến phí nhà quản lý sẽ xác định được nhanh chóng mức thu nhập của từng sản phẩm SX, từng quyết định kinh doanh,…

+ Kết cấu chi phí: là mối quan hệ tỷ lệ giữa biến phí và định phí trong tổng chi

phí , là một thông tin quan trọng cho nhà quản lý trước khi ra quyết định kinh doanh, vì nhà quản lý phải biết kết cấu chi phí như vây đã hợp lý nhất hay chưa. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Kết cấu chi phí thay đổi sẽ làm thay đổi tỷ suất lãi trên biến phí, sẽ ảnh hưởng tới việc xác định lãi trên biến phí của DN.

+ Đòn bảy kinh doanh: là tỷ số giữa tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh (HĐKD) với tốc độ tăng (giảm) của doanh thu. Đòn bảy kinh doanh cho thấy, trong điều kiện bình thường, khi có 1% thay đổi trong doanh thu thì lợi nhuận sẽ thay đổi bao nhiêu %. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ lớn đòn bẩy

kinh doanh = % (+ -) Lợi nhuận thuần HĐKD% (+ -) Doanh thu tiêu thụ

Hoặc:

Độ lớn đòn bẩy

kinh doanh =

Tổng lãi trên biến phí Tổng lợi nhuận thuần HĐKD

Với một DN có độ lớn đòn bảy kin doanh cao thì lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với doanh thu sản xuất, chỉ cần có một sự thay đổi nhỏ tăng lên trong doanh nghiệp có thể

làm tăng lợi nhuận với tỷ lệ cao hơn. Chính điều này giúp cho nhà quản trị nhanh chóng xác định được mức lợi nhuận đạt được khi doanh số thay đổi.

+ Điểm hoà vốn: là điểm mà tại đó doanh thu sản xuất vừa đủ để bù đắp chi phí

sản xuất đã bỏ ra trong điều kiện giá cước sản xuất dự kiến hoặc giá cước được thị trường chấp nhận.

Sản lượng

hòa vốn =

Định phí

Lãi trên biến phí đơn vị

Doanh thu

hòa vốn = Tỷ suất lãi trên biến phíĐịnh phí

Khi khối lượng của doanh nghiệp trên điểm hoà vốn, doanh nghiệp đang ở trạng thái an toàn của hoạt động kinh doanh. Khi khối lượng dưới điểm hoà vốn, doanh nghiệp đang hoạt động gặp nhiều rủi ro kinh doanh, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

Các chỉ tiêu an toàn có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các quyết định kinh doanh và xác định mức độ rủi ro của các hợp đồng. Để phản ánh mức độ an toàn của doanh nghiệp ta có thể thông qua các chỉ tiêu doanh thu, sản lượng, thời gian thể hiện bằng số tuyệt đối và số tương đối.

Do vậy các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro, an toàn của các hợp đồng sản xuất thường bao gồm:

- Doanh thu an toàn là phần chênh lệch giữa doanh thu theo hợp đồng hay dự toán so với doanh thu hoà vốn.

Hệ số doanh thu an toàn là tỷ số giữa doanh thu an toàn và doanh thu theo hợp đồng hay dự toán.

Ta có thể xác định các chỉ tiêu này theo các công thức sau:

Doanh thu an toàn = Doanh thu hợp đồng (Dự toán) - Doanh thu hòa vốn

Hệ số doanh thu

an toàn =

Doanh thu an toàn

Doanh thu hợp đồng (Dự toán)

Hệ số rủi ro = 1 - Hệ số an toàn

Các chỉ tiêu an toàn càng cao chứng tỏ mức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định hay rủi ro thấp và ngược lại. Đây là các chỉ tiêu thường hấp dẫn các nhà quản trị.

Tuy nhiên các chỉ tiêu này thường tác động tới đòn bảy kinh doanh và phụ thuộc vào cơ cấu của doanh nghiệp sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chỉ tiêu an toàn phản ánh mực độ an toàn của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đó là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư.

Phân tích điểm hoà vốn thực chất là một quá trình tìm hiểu mối lien quan giữa cơ cấu phí, doanh thu, khối lượng vận chuyển thông qua các số liệu dự toán của các hợp đồng kinh tế. Các thông tin doanh thu được qua phân tích là căn cứ để đưa ra các quyết định về vận chuyển theo từng hợp đồng? Đầu tư bao nhiêu vốn để thu được mức lợi nhuận cao nhất và hạn chế các rủi ro có thế xảy ra. Đồng thời phân tích điểm hoà vốn còn làm căn cứ để đưa ra các kế hoạch chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là phương pháp giúp các nhà quản trị định lượng khả năng của mình ứng phó với nền cạnh tranh của nền kinh tế.

Mặt khác phân tích điểm hoà vốn còn xây dựng kế hoạch hoá lợi nhuận và đánh giá các rủi ro trong kinh doanh. Việc phân tích này không chỉ dừng lại ở chỗ xác định điểm hoà vốn mà tiếp đó là xác định sản lượng cần thiết phải sản xuất và tiêu thụ ở các mức giá khác nhau tuỳ theo sự biến động của thị trường để đạt được mức lợi nhuận cao nhất.

Bên cạnh đó phân tích điểm hoà vốn rất hữu ích cho việc nghiên cứu tương quan giữa sản lượng, giá cả và cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Các thông tin phân tích giúp các nhà quản trị trong việc đánh giá, kiểm soát chi phí và các quyết định tài chính khác.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè kim anh (Trang 37 - 41)